Nguyên
bí thư Bình Định nói gì về kiến nghị lấy lại cảng Quy Nhơn cho Nhà nước?
Cập
nhật lúc 15:10
Nguyên bí
thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Văn Thiện nói rằng rất ủng hộ kiến nghị của
người kế nhiệm là Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng về việc lấy lại
cảng Quy Nhơn cho Nhà nước quản lý.
Sáng
22-1, sau khi ông Nguyễn Thanh Tùng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, kiến nghị với
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ về việc lấy lại cảng Quy Nhơn giao
cho Nhà nước quản lý tại buổi làm việc trưa 20-1, phóng viên Báo Người Lao
Động đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên bí thư Tỉnh ủy Bình
Định (nhiệm kỳ 2010-2015). Trước đó, ông Thiện cũng là người đã thay mặt Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định ký văn bản đề nghị Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ
trưởng Bộ GTVT về cổ phần hóa cảng Quy Nhơn vào tháng 7-2015.
Nguyên bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn
Văn Thiện
- Phóng viên: Ông nghĩ thế nào
sau khi người kế nhiệm là Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Nguyễn Thanh Tùng kiến
nghị với Thủ tướng Chính phủ lấy lại cảng Quy Nhơn cho Nhà nước quản lý;
trong khi trước đó chính ông khi còn đương chức bí thư Tỉnh ủy đã có văn bản
đề xuất bán cho tư nhân?
Ông Nguyễn Văn Thiện: Tôi hoàn toàn ủng hộ về kiến
nghị của anh Nguyễn Thanh Tùng về việc lấy lại cảng Quy Nhơn giao về cho Nhà
nước quản lý. Theo quy hoạch, cảng Quy Nhơn còn phải đầu tư 2 cầu cảng và nạo
vét luồng lạch để đảm bảo tàu ra vào cảng, kinh phí khoảng 1.000 tỉ đồng. Tuy
nhiên, sau 3 năm cổ phần hóa, nhà đầu tư chiến lược mua lại cảng vẫn chưa
triển khai dự án mở rộng cảng nên tôi thống nhất với kiến nghị về việc lấy lại
cảng Quy Nhơn giao về cho Nhà nước quản lý.
- Phóng viên: Tại sao lúc đó ông lại ký văn bản đề nghị cổ phần
hóa cảng Quy Nhơn, trong khi nhiều cán bộ và người dân địa phương không tán
thành chủ trương này?
Ông Nguyễn Văn Thiện: Thời điểm đó, tôi ký văn bản này
dựa trên chủ trương của Bộ Chính trị và Chính phủ về việc cổ phần hóa các
doanh nghiệp thuộc Nhà nước quản lý. Địa phương ký vậy nhưng thẩm quyền bán
cho ai, như thế nào... lại thuộc về Bộ Giao thông vận tải chứ chúng tôi không
biết gì.
Nhiều
người cho rằng việc cổ phần hóa tại cảng Quy Nhơn "có vấn đề"
- Phóng viên: Hiện 100% phần vốn của Nhà nước tại cảng Quy Nhơn
đã được bán hết, trong đó bán cho "nhà đầu tư chiến lược" là Công
ty CP Đầu tư và Khoáng sản Hợp Thành (trụ sở ở TP Hà Nội) 86,23%. Vậy giờ làm
sao ta có thể lấy lại được phần vốn của Nhà nước?
Ông Nguyễn Văn Thiện: Cảng Quy Nhơn hiện đang trong
tình trạng quá tải nghiêm trọng, trong khi đó nhà đầu tư chiến lược sau khi
mua phần lớn phần vốn của cảng lại không có tiền đầu tư. Vì vậy, giờ Nhà nước
muốn nắm giữ phần vốn hơn 51% tại cảng Quy Nhơn thì nên chi ra khoảng 1.000
tỉ đề đầu tư cầu cảng và nạo vét luồng lạch. Lúc đó, phần vốn của Nhà nước
tại cảng Quy Nhơn sẽ tăng gấp 2 lần so với vốn điều lệ hiện tại và Nhà nước
sẽ nắm giữ cổ phần lớn hơn phần vốn của tư nhân chứ có khó gì đâu.
- Phóng viên: Như Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Tùng đã nói, một
trong những cơ sở quan trọng để lấy lại cảng Quy Nhơn về cho Nhà nước quản lý
là vì vấn đề an ninh quốc phòng. Ông suy nghĩ thế nào về vấn đề này?
Ông Nguyễn Văn Thiện: Khi có sự cố xảy ra thì chỗ nào Nhà
nước cũng được phép trưng dụng hết, không kể đó là tài sản của tư nhân hay
Nhà nước quản lý. Ngoài ra, đất nước Việt
- Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
(Theo Người Lao Động) Đức Anh
Ông Thiện này từng là bí thư tỉnh mà nói chuyện ngô nghê trẻ con quá. Bán
rẻ như cho, nay lại xui Nhà nước bỏ thêm tiền vào đây để tăng phần chi phối!!!
Bọn nó bán hết tài sản của cảng đi rồi, nay trơ xương ra thì góp tiền chi phối
cái gì?
Thương Giang
Ai đã
"đánh cắp" cảng Quy Nhơn?
Làm sao lấy lại được cảng Quy Nhơn sau khi được cổ phần
hóa chớp nhoáng, bán cho tư nhân giá rẻ mạt - là câu hỏi đau đáu của người
dân.
Tiến
hành cổ phần hóa và thoái toàn bộ phần vốn nhà nước tại cảng Quy Nhơn đã
diễn ra nhanh đến bất thường. Kết quả cuối cùng là toàn bộ tài sản của cảng
biển chiến lược ở miền Trung rơi vào tay một doanh nghiệp với giá chỉ vài
trăm tỉ đồng.
Việc cổ phần hóa diễn ra rất bất
thường, đến nỗi người dân Quy Nhơn - Bình Định cho rằng cảng Quy Nhơn đã bị
"đánh cắp" bởi một nhóm lợi ích mà nhiều người ở thành phố biển này
biết rất rõ họ là những ai.
Cảng Quy Nhơn trực thuộc Tổng
Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) - Bộ GTVT nhưng vì sao tháng 7-2015,
khi đang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, ông Nguyễn Văn Thiện lại có văn
bản đề nghị Bộ GTVT khẩn trương bán phần vốn còn lại cho "nhà đầu tư
chiến lược" để tạo nguồn vốn đầu tư, nâng cấp, mở rộng cảng (?).
Cũng vì văn bản này mà ngày
25-5-2017, Ban Bí thư đã có quyết định kỷ luật ông Nguyễn Văn Thiện với hình
thức Cảnh cáo vì đã ký văn bản không thông qua tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Vì sao việc cổ phần hóa cảng Quy
Nhơn không thuộc trách nhiệm của tỉnh Bình Định nhưng bí thư Thiện lại sốt
sắng đến vậy? Đó cũng là lý do vì sao Thanh tra Chính phủ phải vào cuộc. Đó
cũng là lý do vì sao cuối tháng 7-2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ
đạo khẩn trương thanh tra, kết luận rõ đúng sai trong việc cổ phần hóa cảng
Quy Nhơn.
Câu hỏi này sẽ được làm sáng tỏ
trong nay mai.
Tuy nhiên, những gì đang diễn ra
đã cho thấy có dấu hiệu lợi ích nhóm trong việc bán cảng Quy Nhơn, khi mà
"ai đó" đã ép cán bộ - công nhân cảng Quy Nhơn phải ký một lá đơn
gửi Thủ tướng Chính phủ với nội dung khẳng định việc cổ phần hóa, thoái vốn ở
cảng biển này là đúng pháp luật và rõ ràng!
Cảng Quy Nhơn là cảng tổng hợp
quốc gia, đầu mối khu vực loại 1, có cơ sở hạ tầng rất quy mô. Theo nhiều
chuyên gia, riêng cầu tàu tiếp nhận được tàu 50.000 tấn vốn xây dựng phải hơn
1.000 tỉ đồng. Cảng còn có 165 phương tiện, thiết bị chuyên dùng trị giá hàng
trăm tỉ đồng. Nếu tính riêng cần cẩu bờ di động sức nâng 100 tấn có giá trên
150 tỉ đồng. Đó là chưa kể kho bãi, đất đai thuộc cảng rất lớn. Với khối tài
sản đồ sộ như vậy nhưng trước khi cổ phần hóa, cảng Quy Nhơn chỉ được định
giá hơn 404 tỉ đồng.
Tháng 9-2013, cảng Quy Nhơn tổ
chức bán đấu giá thành công, bán ra 10% vốn điều lệ cho cổ đông tự do, tương
đương 4,04 triệu cổ phần. Ngoài ra, còn bán 4,04 triệu cổ phần khác cho
"nhà đầu tư chiến lược" là Công ty Cổ phần Đầu tư và Khoáng sản Hợp
Thành (Hà Nội). Sau nhiều lần Vinalines chuyển nhượng, Hợp Thành nắm giữ đến
86,23% cổ phần với tổng trị giá chỉ 440 tỉ đồng.
Điều đáng nói là trước khi
chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho Hợp Thành trong đợt 2 và đợt 3, giữa năm
2015, lãnh đạo cảng Quy Nhơn có văn bản gửi Vinalines và Bộ GTVT đề nghị giữ
lại 51% phần vốn nhà nước nhưng không được xem xét. Và tất nhiên, cảng Quy
Nhơn ngay lập tức bị nuốt trọn!
Vì sao một cảng lớn như vậy,
thoắt một cái đã trở thành cảng của tư nhân với giá bèo đến thế? Vì sao và ai
phải chịu trách nhiệm cổ phần hóa cảng này khuất tất, để tài sản của nhà nước
chạy vào tay tư nhân với giá như cho? Và còn rất nhiều câu hỏi khác…
Làm sao lấy lại được cảng Quy
Nhơn sau khi đã cổ phần hóa là một câu hỏi đau đáu không chỉ với dân Bình
Định mà là của cả nước. "Cái gì của Caesar phải trả về cho Caesar",
tài sản của nhà nước phải trả lại cho dân cho nước.
Nhưng trước hết phải vạch mặt
cho được nhóm lợi ích đã tìm mọi cách "đánh cắp" cảng Quy Nhơn, lôi
ra ánh sáng...
(NLĐ)
LƯU NHI DŨ
|
Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét