EVN báo lãi
cuối năm: Kiểu gì cũng lãi
Cập nhật lúc 10:32
Theo chuyên gia, khi tính giá
điện, về nguyên tắc, không bao giờ Tập đoàn Điện lực Việt
|
|
Giá điện đã
tăng thêm 6,08% lên mức bán lẻ bình quân mới 1.720,65 đồng một kWh từ
1/12/2017.
|
"Giả thiết
đặt ra là không phải vì lỗ mà EVN không tăng giá điện, ở đây là
vì lợi nhuận. EVN thấy thấy lợi nhuận chưa đạt yêu cầu nên
tăng giá điện, nhưng cách giải thích không thuyết phục.
Cái gốc của
vấn đề là phải tính giá điện như thế nào rồi mới bắt đầu nói
chuyện lãi lời. Giá điện, đặc biệt là giá điện đầu vào, được cơ
quan chuyên môn nào tính toán cụ thể?
Xưa nay vẫn cứ
nói mãi chuyện EVN phải minh bạch, các yếu tố để tính vào giá điện
chưa được công bố rõ ràng, doanh nghiệp chỉ tính kinh doanh cuối
năm đạt thế này nhưng tại sao tính ra như thế thì chưa được chỉ ra.
Thực ra không phải không có cơ quan nào
xem xét. Như EVN nói thì đã có cơ quan kiểm toán và nhiều cơ quan khác vào
xem rồi nhưng cách xem đó là chưa thỏa đáng.
Cũng đã có
nhiều nhà khoa học, Hiệp hội Năng lượng, Hội Điện lực... phát biểu rằng tăng
giá điện là hợp lý, thế nhưng vẫn cần có các tổ chức độc lập, ngoài các tổ
chức nói trên, tham gia vào việc nào.
Còn về nguyên
tắc khi tính giá điện là phải có lãi, lãi bao nhiêu
% đều được đặt vào giá điện, tức kiểu gì EVN cũng có lãi, trừ
trường hợp đặc biệt như đợt nóng quá, nước không có không có, phải
đốt bằng dầu... Thế nhưng vừa qua không có chuyện ấy. Chính vì thế,
về nguyên tắc, không bao giờ ngành điện chịu lỗ", chuyên gia Ngô Đức Lâm
chỉ rõ.
Cũng theo vị
chuyên gia, hồi đầu năm ngoái, khi Hội Điện lực phản biện cho việc tăng
giá điện thì nói năm vừa qua nhiệt điện đốt nhiều và thủy điện sử dụng ít, về
mặt khoa học thì xác định như vậy.
Thế nhưng, khi
EVN công bố tăng giá điện thì họ chỉ nói về vấn đề lỗ do
chênh lệch tỷ giá và lần trước khi chuẩn bị tăng giá điện, tập đoàn
cũng nói như vậy.
"Những lập
luận như vậy là không chặt chẽ và mâu thuẫn với nhau", ông Ngô Đức
Lâm nói.
Về khoản lỗ
do chênh lệch tỷ giá, ông Lâm cho biết, trước đây đại diện Bộ Tài chính
đã nói rõ: việc tăng này là cả một giai đoạn dài, nên phân bổ hàng năm
chứ không phải cứ thấy được tăng là đưa hết vào giá điện.
Mặt
khác, đã là cơ chế thị trường sòng phẳng, tại sao EVN được tính
khoản lỗ này mà doanh nghiệp khác không được tính vì doanh nghiệp nào cũng
phải đối mặt với lỗ do chênh lệch tỷ giá.
Đó là cạnh
tranh không công bằng và mang tính chất áp đặt.
Cuối cùng,
nguyên tắc trên chỉ áp dụng cho cơ chế thị trường nhưng ngành điện
hiện nay chưa có cơ chế thị trường một cách đúng đắn, vẫn là bao cấp. EVN
không là thị trường mà được áp dụng tiêu chuẩn thị trường là chưa thỏa đáng.
Bởi
vậy, chuyên gia Ngô Đức Lâm nhấn mạnh, cần làm rõ ảnh hưởng của
biến động tỷ giá trong giá điện tác động trực tiếp đến những thành phần nào;
nhập nguyên liệu gì, giá ra sao cần rõ ràng thì mới nói chuyện tỷ giá ảnh
hưởng... Ví dụ, nhập dầu phải dùng USD, nhưng nếu phát nhiệt điện nhiều, dùng
than trong nước có phải trả USD hay không? Tất cả phải được tính
toán chi li, cụ thể.
"Câu
chuyện muôn thuở trong vấn đề này vẫn là chuyện bao cấp và đằng sau nó có thể
là lợi ích nhóm", vị chuyên gia nhận định.
(Theo Đất Việt)
Thành Luân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét