3 người giữ
quyền công tố tại phiên toà xét xử ông Đinh La Thăng
Cập nhật
lúc 15:20
Còn hơn 40 tiếng nữa, TAND TP Hà Nội sẽ tiến hành mở phiên toà xét xử
sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng - Trịnh Xuân Thanh cùng 20 thuộc cấp. Đây là
phiên toà được dư luận đặc biệt quan tâm. Tại phiên toà, Phó Viện trưởng
VKSND cùng 2 Kiểm sát viên cao cấp sẽ giữ quyền công tố.
Gây thiệt hại
cho Nhà nước gần 120 tỉ đồng
Ông Đinh La
Thăng – Trịnh Xuân Thanh cùng 20 thuộc cấp bị VKSND Tối cao buộc tội “Cố ý
làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”
và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công
ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Ông Đinh La Thăng bị cáo
buộc với vai chính trong sai phạm tại Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Tại phiên toà
xét xử sơ thảm, bị cáo Đinh La Thăng có 3 luật sư bào chữa, bị cáo Trịnh Xuân
Thanh có 5 luật sư (trước đó có 9 luật sư tham gia bào chữa cho Trịnh Xuân
Thanh, sau đó rút xuống còn 5 luật sư).
Ngoài 22 bị cáo
hầu toà, TAND TP Hà Nội còn triệu tập 7 người có quyền và nghĩa vụ liên quan
và 31 người làm chứng. Có 44 luật sư tham gia phiên tòa.
Hội đồng xét xử
phiên tòa gồm 5 người, chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân. 3
người giữ quyền công tố tại phiên toà gồm: Ông Đào Thịnh Cường - Phó Viện
trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội, 2 kiểm sát viên cao cấp là ông
Nguyễn Mạnh Thường và ông Nguyễn Minh Đồng.
Theo cơ quan tố
tụng, trong vụ thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, khi đó ông
Đinh La Thăng là Chủ tịch HĐQT PVN đã có vai trò chính trong việc đề ra chủ
trương và chỉ định PVN thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PV Power ký Hợp đồng
EPC số 33 với PVC trái quy định.
Sau đó, ông
Đinh La Thăng chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lí dự án căn cứ Hợp đồng
này tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC để bị can Trịnh
Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào
dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền gần
120 tỷ đồng.
Ông Đinh La
Thăng thừa nhận có sai phạm trong việc chỉ đạo thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt
điện Thái Bình 2 với tư cách là người đứng đầu.
Trịnh Xuân
Thanh đối mặt 2 tội danh
Bị can Trịnh
Xuân Thanh trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2,
với vai trò là Chủ tịch HĐQT PVC, đã có hành vi chỉ đạo bị can Vũ Đức Thuận
ký Hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300
tỷ đồng.
Trịnh
Xuân Thanh đối mặt với cả hai tội danh "Cố ý làm trái..." và
"Tham ô tài sản".
Sau đó, các bị
can này sử dụng số tiền trên vào mục đích khác, không đưa vào dự án Nhà máy
Nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, bị
can Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo
Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban
điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó
Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị can
Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản
tiền 1,5 tỷ đồng.
Hành vi của
Trịnh Xuân Thanh phạm vào các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về
quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản”.
Quá trình điều
tra Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn gây khó khăn, cản trở cho cơ quan chức năng;
là những tình tiết cần xem xét để áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc.
Cặp
đôi Trịnh Xuân Thanh - Vũ Đức Thuận hầu toà với hai tội danh.
12 bị cáo hầu toà với tội danh “Cố ý làm trái quy định của Nhà
nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”:
1. Đinh La
Thăng - nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị (sau này là Hội đồng Thành viên)
Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), nguyên đại biểu Quốc hội khóa XIV;
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương;
2. Nguyễn
Mạnh Tiến - Phó tổng giám đốc;
3. Phạm Tiến
Đạt - nguyên Kế toán trưởng PVC;
4. Trần Văn
Nguyên - Kế toán trưởng ban QLDA Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN.
5. Lê Đình
Mậu - nguyên Phó trưởng Ban QLDA Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN;
6. Nguyễn
Ngọc Quý - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT PVC;
7. Vũ Hồng
Chương - nguyên Trưởng ban QLDA Điện lực dầu khí Thái Bình 2;
8. Ninh Văn
Quỳnh - nguyên Kế toán trưởng PVN;
9. Nguyễn
Xuân Sơn - nguyên Phó tổng giám đốc PVN;
10. Nguyễn
Quốc Khánh - nguyên Phó tổng giám đốc PVN;
11. Phùng
Đình Thực - nguyên Tổng giám đốc PVN;
12. Trương
Quốc Dũng - nguyên Phó tổng giám đốc PVN
8 bị cáo hầu toà tội “tham ô tài sản”:
13. Lương Văn
Hòa -nguyên Giám đốc Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng Trạch;
14. Nguyễn
Lý Hải, nguyên trưởng Phòng Kỹ thuật, Ban điều hành dự án Vũng Áng - Quảng
Trạch; L
15. Lê Xuân
Khánh, Trưởng Phòng Kinh tế - kế hoạch;
16. Nguyễn
Thành Quỳnh, Giám đốc kỹ thuật công nghệ Tổng công ty CP Miền Trung - Công ty
CP Đà Nẵng;
17. Lê Thị
Anh Hoa - Giám đốc Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa;
18. Bùi Mạnh
Hiển - Giám đốc PVC;
19. Nguyễn
Anh Minh - nguyên Phó tổng giám đốc PVC;
20. Nguyễn
Đức Hưng - nguyên trưởng phòng Tài chính, kế toán Ban điều hành dự án Vũng
Áng - Quảng Trạch.
Riêng hai bị
can Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch HĐQT PVC và Vũ Đức Thuận - nguyên Tổng
giám đốc PVC bị truy tố về cả hai tội danh trên.
(Theo Dân trí) Tuấn Hợp
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét