Đối tác cho vay bình thản vì lãi suất có dân ta gánh hết
Cập nhật lúc 14:42
'Với 4 lần xin lùi thời gian chạy thử, chắc chắn người dân sẽ không
còn nhiều niềm tin vào lời hứa của nhà thầu xây dựng tuyến Cát Linh - Hà
Đông'.
Lùi đến 4 lần
Trong báo cáo mới đây của Ban quản lý
dự án đường sắt gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có nêu rõ, kế hoạch chạy thử
dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ từ tháng 10/2017 lùi sang 2/9/2018, tức
chậm khoảng 11 tháng so với kế hoạch được Chính phủ và Bộ GTVT điều chỉnh hồi
tháng 2/2017.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất
Việt, PGS.TS Từ Sỹ Sùa - Bộ môn đường bộ thành phố, Đại học GTVT cho hay:
"Thứ nhất, đây là dự án đầu tiên được thực hiện tại Hà
Nội nói riêng, Việt Nam nói chung bằng nguồn vốn ODA của Trung Quốc, một dự
án không chỉ liên quan đến giao thông vận tải mà còn nhiều vấn đề xã hội, môi
trường, chính trị.
Thứ hai, với một dự án lùi
tiến độ đến 4 lần, nếu phân loại sẽ thuộc dạng dự án không bình thường, quá
chậm tiến độ, làm cho lòng tin người dân nói chung bị lung lay với một dự án
lớn, tức chỉ số tham vấn công chúng cực thấp, vì mong đợi quá lâu.
Vốn dĩ các dự án liên quan đến nguồn vốn ODA rất phức
tạp, ví dụ vốn cấp chưa đủ, chưa có tiền thanh toán cho các nhà thầu, thì các
nhà thầu lấy lý do không đủ vốn nên chưa đưa ra sản phẩm, vì sợ đưa ra không
ai thanh toán vốn, nên tình trạng chậm cứ kéo dài".
Còn vì sao dự án chậm tiến độ, lỡ hứa nhiều, theo ông Sùa,
quản lý vốn ODA đã có Luật chứ không phải khó là bỏ hay tự bỏ vốn ra xử
lý được.
Quan trọng là do chúng ta thiếu kinh nghiệm ở cả chuyên
môn, kỹ thuật, ngay từ khâu lập hồ sơ, hợp đồng dự án đã quá nhiều lỗ hổng,
nên họ vin vào các lỗ hổng mà để cho chúng ta rơi vào thế bị động.
Dù phía Việt
"Điều đáng buồn, với dự án này chúng ta phụ thuộc từ
máy móc, tính đến đầu tàu toa xe, dậy cán bộ điều khiển, nguồn vốn, giải ngân
nguồn vốn, nên không tự quyết được.
Và người chịu thiệt thòi nhất là người dân thủ đô chịu
cảnh tắc đường, ùn tắc, không được sử dụng dịch vụ, mà tiền lãi cũng là dân
trả, vì thuế dân đóng.
Cho đến nguồn vốn đầu tư dự án đội lên 300 triệu USD cũng
là dân trả", ông Sùa phân tích thêm.
Không thể dùng ngân sách
Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề
này, một chuyên gia giao thông, đang giảng dạy tại Bộ môn
Đường sắt, Khoa Công trình, Đại học GTVT Hà Nội cũng cho biết: "Ở đây là
do hệ thống tuyến đường chưa hoàn thiện, nguồn vốn giải ngân khó khăn nên
chưa thể chạy thử.
Vừa qua họ cũng có giải pháp dùng đầu
máy công trình, không cần điện, để kéo đoàn tàu chạy thử, hồi tháng 10, để
dân cảm thấy yên tâm, nhưng rồi chậm tiến độ vẫn là chậm tiến độ.
Đương nhiên khi đưa công trình vào khai
thác chúng ta sẽ thiệt hại, nếu giải quyết điểm mấu chốt, tiến độ sẽ nhanh
hơn, nhưng theo tôi biết việc giải ngân không đơn giản, dù Việt
Bên cạnh đó, cũng theo vị chuyên gia
trên, nguồn ngân sách nhà nước hiện nay cũng hạn hẹp, nên việc dùng ngân sách
giải quyết bài toán này là không thể, vì phải duyệt kế hoạch qua các Bộ
ngành.
Còn bản thân trong ngân sách cũng có
quy trình phê duyệt tương đối phức tạp, nếu ngân sách có tiền thì sang năm
mới phê duyệt nguồn vốn đó.
Còn chỉ có cách đàm phán giải ngân vốn
ODA phía Trung Quốc nhanh chóng, thì mới giải quyết nhanh bài toán chậm vốn,
chậm giải ngân, còn không có vốn không giải quyết được vấn đề.
Bây giờ không chỉ là tuyến Cát Linh -
Hà Đông, mà tuyến Bến Thành - Suối Tiên, Nhổn - ga Hà Nội cũng trong trạng
thái rất nguy hiểm, dù nội dung khác, nhưng mà cái gọi là mấu chốt vấn đề vẫn
là chậm giải ngân.
Nếu vốn giải quyết được thì sẽ đẩy
nhanh được tất cả mọi khâu, tương đương với việc mặc nhiên chúng ta
vẫn phụ thuộc Trung Quốc.
"Theo tôi quan trọng là chính sách
vĩ mô chứ không còn là vi mô, làm thế nào để giải ngân được số tiền vốn còn
lại hơn 200 triệu USD, tìm ra nguyên nhân vì sao không giải ngân được, thì
mới tìm được giải pháp, khi đó mới triệt để", vị chuyên gia trên khẳng
định thêm.
(Theo
Đất Việt) Châu An
|
Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông lại lùi 11 tháng:
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét