Tin nhắn chùm kèm mã độc và câu chuyện xuống cấp văn hóa chúc
tụng
Cập nhật lúc 14:11
Giáng sinh, năm mới… là dịp để mọi người
gửi tới nhau những lời chúc tốt đẹp chính vì thế những lời chúc theo hình
thức thiệp điện tử được thiết kế sẵn được mùa nở rộ.
Người gửi link video (hình trái) còn không hề biết mình đã gửi đi vào đêm giáng sinh. (Ảnh: Vietnam+)
Người dùng thật thuận tiện khi gửi đi các thông điệp lấp
lánh sắc màu và những lời chúc văn hoa đẹp đẽ cho nhau mà chính bản thân
không hề ý thức được rằng, những lời chúc "đại trà" thậm chí còn
được đi kèm với câu nhắn " hãy gửi đến 30 người bạn thân thiết, yêu quý
của bạn đã không những "tầm thường hóa" câu chúc tụng cũng như tấm
lòng dành cho nhau mà còn có thể đem đến hệ lụy cho người nhận.
Văn hóa chúc tụng... thụt lùi? Vài ngày gần đây, nhiều người đã nhận được những lời chúc mừng ngày Giáng sinh và năm mới. Cho dù, "Tết tây" không bắt nguồn trong văn hóa người Việt, nhưng việc gửi tin nhắn, gọi điện chúc mừng nhau cũng là việc nên làm bởi điều đó thể hiện tình cảm, sự gắn kết, yêu thương giữa những con người… Người Việt rất trọng lễ nghĩa, việc người trẻ chúc người lớn tuổi và ngược lại đã ăn vào tiềm thức từ bao thế hệ trong mỗi dịp lễ tết của năm. Nó đem những thông điệp đầy yêu thương, mong muốn sự tốt đẹp đến với người nhận trong suốt một năm mới, tuổi mới… Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ, những tin nhắn, lời chúc thay vì chỉ thể hiện trong mỗi lần gặp gỡ, nó được truyền đi qua từ tin nhắn SMS, tới email, rồi bây giờ là các ứng dụng OTT (gọi điện, nhắn tin miễn phí trên nền tảng Internet).
Và,
nhờ việc được nhắn miễn phí, sự "trợ giúp" cho nhắn cả nhóm… mà các
lời chúc như "nở hoa." Nhiều người đã gửi lời chúc một cách "lấy
được" và không cần quan tâm tới việc người nhận là thân hay sơ với những
tin nhắn nội dung chung chung như: "Chúc Giáng sinh an lành, hạnh
phúc," "Chúc năm mới vạn sự như ý, tỷ sự như mơ, tấn lộc tấn
tài"… và đương nhiên là ai nhận cũng thấy có ý nghĩa nhất định với mình.
Với những tin nhắn này, đối với nhiều người, nó thể hiện sự thiếu tôn trọng với người nhận, sự cẩu thả và lười biếng của người gửi. Nó đã làm mất đi sự tôn quý của lời chúc vốn có từ bao đời của người Việt. Trên các diễn đàn mạng, không ít những ngườithuộc thế hệ 6X, 7X, 8X bày tỏ sự phiền lòng. "Có nhiều cách thể hiện tình cảm và sự quan tâm thay vì rủ nhau copy một bản nhạc, kèm câu tiếng Anh dài loằng ngoằng, rồi tiện tay gửi hết người này đến người khác...Một thiện ý được chuyển tải bằng ý tưởng nghèo nàn, lười biếng," một thành viên của mạng xã hội Facebook lên tiếng. Trong khi đó, một cư dân mạng thì bức xúc: "Nửa đêm, điện thoại báo tin nhắn. Vùng chăn tỉnh dậy, nhận được một lời chúc… như cho người khác. Các bạn làm ơn đừng spam lời chúc nữa. Tôi sẽ không bao giờ trả lời những tin nhắn như vậy." Vô tình "tặng" mã độc cho người nhận Không chỉ gây khó chịu cho người nhận, nhiều lời chúc bằng việc chia sẻ đường link… cũng đem lại những hệ lụy không nhỏ. Vào ngày Giáng sinh, người viết bài nhận được một đoạn Video dài 38 giây gửi qua tin nhắn Facebook Messenger kèm với một lời nhắn "Gửi cho 30 người nhé." Tuy nhiên, khi hỏi lại người gửi mới biết họ không hề gửi một clip nào như vậy cho mình. Tuần trước, vào ngày 19/12, cư dân mạng Việt Chuyên gia của Bkav cho biết, tập tin này khi xâm nhập vào máy tính sẽ chiếm dụng tài nguyên để đào tiền ảo. Thông tin của hãng bảo mật này đưa ra vào 21/12 cho thấy, cứ 10 phút, hacker lại tung lên mạng một biến thể virus mới nhằm tránh bị phát hiện bởi các phần mềm an ninh. Đáng chú ý, mã độc này còn được hacker cài sẵn chức năng đánh cắp mật khẩu. Và, không loại trừ các biến thể sau này còn nguy hiểm hơn thế. Theo các chuyên gia bảo mật, cứ vào mỗi sự kiện lớn, tình hình phát tán mã độc qua thư rác, các ứng dụng nhắn tin tăng đột biến. Năm 2010, VietnamPlus từng cảnh báo email với tiêu đề “Quà_tặng_giáng_sinh” lừa đảo nhằm lấy mật khẩu tài khoản Yahoo hoặc Gmail của người sử dụng… Trao đổi với phóng viên VietnamPlus sáng 25/12, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Quản Trị và An ninh mạng Athena cho hay, những ngày gần đây số liên hệ từ những người bị hacker tấn công tăng đáng kể. Có lẽ, trong số những người bị "mắc mưu" hacker, không ít người nhận được những "tin nhắn chùm…" từ việc vô tình chia sẻ đường link của người gửi. Ông Thắng cũng như nhiều chuyên gia an ninh mạng khác khuyến nghị, người dùng cần tự nâng cao cảnh giác, không mở các tập tin hay đường dẫn lạ được gửi qua Facebook Messenger hay bất kỳ ứng dụng truyền thông nào khác (Viber, Zalo, email…)./.
(Theo VIETNAM+) YÊN THỦY
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét