Không
'ôm' doanh nghiệp, sáp nhập còn 15 bộ nhẹ tênh
Cập nhật lúc 09:22
Nguyên Chủ nhiệm Văn
phòng QH Vũ Mão đề nghị nghiên cứu sáp nhập một số bộ có nhiệm vụ, chức năng
tương đồng, giảm từ 18 xuống còn 15 bộ.
Cụ thể, ông Vũ Mão đề nghị nghiên cứu nhập Bộ KH-ĐT với Bộ
Tài chính thành Bộ Kế hoạch - Tài chính; thành lập Bộ Giáo dục và Khoa học
trên cơ sở nhập Bộ GD-ĐT và Bộ KH-CN; thành lập Bộ Đất đai - Thủy lợi - Xây
dựng - Môi trường trên cơ sở nhập Tổng cục Thuỷ lợi của Bộ NN&PTNT với
phần môi trường, đất đai của Bộ TN&MT vào Bộ Xây dựng.
Như vậy,
Bộ nhỏ nằm trong bộ lớn
Vì sao ông đề nghị hợp nhất chỉ còn 15 bộ?
Cách đây khoảng
15 năm, với tinh thần tinh gọn bộ máy, Chính phủ xây dựng các bộ đa ngành.
Qua nghiên cứu, các nước chỉ có 15-17 bộ, trong khi ta lúc đó có 28 bộ ngành.
Vì vậy rút xuống bộ đa ngành là xu hướng tốt.
Tuy nhiên thực
hiện bộ đa ngành phải với điều kiện các bộ không quản lý DN như các nước đã
làm. Nếu bộ quản lý DN sẽ rất nặng, tập trung vào đấy chiếm cả nửa thời gian
vì vừa phải lo về nhân sự, tài chính... cho DN.
Do lúc đó chưa
tính đến chuyện tách quản lý DN ra khỏi quản lý của các bộ đã sáp nhập thành
bộ đa ngành nên khối lượng công việc của các bộ quá nặng. Việc nghiên cứu
chưa kỹ, bộ đa ngành nhưng có những lĩnh vực nằm ở 3, 4 bộ, chồng chéo, không
thực thi được.
Ví dụ như lĩnh
vực về nước nhưng nước thuỷ lợi do Bộ NN&PTNT quản lý, tài nguyên nước
thì Bộ TN&MT. Thực ra tài nguyên nước cũng liên quan đến thuỷ lợi.
Điều này cho
thấy chức năng không rõ ràng nên mới sáp nhập các bộ lại. Khi nhập rồi thấy
nhiều nhiệm vụ chức năng quá, quản không nổi lại lập ra các tổng cục. Như
nhập Bộ Thuỷ lợi vào Bộ NN&PTNT thì lại lập thêm Tổng cục Thuỷ lợi, rồi
Tổng cục Thuỷ sản, Tổng cục Lâm nghiệp...
Mỗi tổng cục
như vậy thực chất là một bộ nhỏ nằm trong bộ, vẫn có tổ chức bộ máy, cơ quan
giúp việc, văn phòng. Một trong những lý do khiến bộ máy cồng kềnh, biên chế
không tinh giản được là thế.
Phải nhả DNNN ra
Nếu nhập nhiều bộ, nhiều lĩnh vực thành 1 bộ to như vậy quản lý
không xuể lại xảy ra tình trạng bộ trong bộ như thời gian qua?
Các bộ phải
tách riêng chức năng quản lý DN ra thì sẽ nhập được, quản lý được. Bộ chỉ làm
chức năng quản lý nhà nước, quy hoạch chiến lược thì mới hợp nhất được. Đồng
thời các bộ cũng phải tổ chức lại, còn để như vậy lỉnh kỉnh lắm.
Thực tiễn thành
lập tổng cục rồi mà bỏ đi rất khó. Mỗi tổng cục chính là 1 ngành, có lẽ phải
chấp nhận cái đó nhưng tinh gọn bộ máy bên trong lại. Các tổng cục bây giờ có
bộ máy như 1 bộ, có văn phòng, có các cục, vụ trong đó. Vậy làm sao rà soát
lại để tổng cục gọn thôi, không để như 1 bộ nằm trong bộ như vậy.
Ví dụ mỗi bộ có
1 vụ tổ chức thì chung cho cả bộ và tổng cục chứ mỗi anh lại có 1 vụ tổ chức
riêng thì hỏng rồi.
Muốn nhập được, quản được phải tách quản lý DN ra khỏi quản lý
nhà nước của các bộ nhưng việc này động chạm đến lợi ích không nhỏ của các
bộ, làm sao có thể thực hiện được?
Tâm lý của các
bộ bao giờ cũng muốn ôm DN vì cái đó có quyền lợi cho các bộ. Tôi không nói
đến chuyện tham nhũng hay tiêu cực gì nhưng 1 bộ có khoảng 300 DN thì ít nhất
bộ quyết định về nhân sự, tài chính, kinh doanh, hàng năm các DN phải “gặp”
ít nhất 3-4 lượt. Các DN này nhiều khi trở thành nguồn nuôi dưỡng của bộ.
Vì vậy đây cũng
chính là cản trở lớn nhất trong việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy. Các bộ vẫn
muốn ôm DN mà hướng của mình là phải tách DN ra nhưng vẫn đang lúng túng.
Có nhiều ý kiến
đưa ra hướng quản lý toàn bộ tài chính của các DNNN về Tổng công ty Đầu tư và
kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Nhiều ý kiến muốn nâng Tổng công ty này lên
như 1 bộ siêu ngành để quản lý tất cả vốn nhà nước. Việc này đang nghiên cứu
nhưng nguyên tắc không để bộ quản lý DN. Như thế nặng quá, dễ phát sinh tình
trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi.
Tôi không cho hàm, người ta còn ghét tôi
Khi nhập 2 làm 1 thì nhiều người sẽ mất ghế, mất việc… theo ông
đấy có phải là bài toán khó giải trong việc tinh gọn bộ máy nói chung và hợp
nhất bộ ngành nói riêng?
Đấy chính là
rào cản nhưng phải kiên quyết làm vì lợi ích chung. Vì vậy phải từng bước giải
quyết, tất nhiên khi sắp xếp lại phải có đụng chạm. Chứ cứ để như bây giờ hàm
vụ trưởng, vụ phó nhiều quá.
Hồi tôi làm bên
Văn phòng QH tôi có cho đâu, thậm chí người ta xin hàm, tôi không cho người
ta còn ghét tôi nữa. Tôi nói rõ đã có vụ trưởng rồi còn hàm vụ trưởng gì nữa.
Nhưng sau này tràn lan và thật sự có hiện tượng thiếu gương mẫu ở những cơ
quan đầu não nên các nơi khác người ta bắt chước làm theo.
Đành rằng, anh
em có nguyện vọng đi nơi này nơi khác phải có chức danh hàm chứ để chuyên
viên thì thấp nhưng cứ vin vào đó nâng lên ngày càng nhiều thì nguy hiểm quá,
hàm nhiều quá!
Để làm được
việc này, theo tôi cần nghiên cứu hoàn thiện luật Tổ chức Chính phủ, trong đó
làm rõ trách nhiệm của tập thể Chính phủ, của cá nhân các thành viên Chính
phủ. Đặc biệt, luật này phải quy định rõ Chính phủ có bao nhiêu bộ và chức
năng, nhiệm vụ của mỗi bộ cụ thể, không trùng lắp, chồng chéo nhau.
(Theo VietNamNet) Thu Hằng
|
Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét