Nhà máy
nợ chồng nợ, sếp xây biệt phủ sai phép
Cập nhật lúc 11:21
Đó là hình ảnh trái ngược giữa 'thảm
cảnh' Nhà máy gang thép Thái Nguyên mở rộng giai đoạn 2 và tư dinh của ông
Trần Văn Khâm, nguyên chủ tịch, tổng giám đốc, hiện là Bí thư Đảng ủy Công ty
gang thép Thái Nguyên.
Nhà máy gang thép Thái Nguyên mở rộng giai đoạn 2 đang là
'đống sắt gỉ ngàn tỉ đồng khổng lồ'ẢNH: CHÍ HIẾU
Tiền tỉ đổ sông đổ biển
Như Thanh
Niên đã phản
ánh, Nhà máy gang thép Thái Nguyên - Tisco mở rộng giai đoạn 2
(gọi tắt là nhà máy) bắt đầu từ 2005 mặc dù đã “ngốn” hơn 4.500 tỉ đồng nhưng
hiện vẫn chỉ là “đống sắt gỉ ngàn tỉ đồng khổng lồ, um tùm cỏ mọc” phơi mưa
nắng.
Trong quá trình xây dựng nhà máy, ông
Trần Văn Khâm đóng vai trò đầu tàu khi nắm giữ các cương vị quan trọng nhất
của Tisco: chủ tịch, tổng giám đốc, Bí thư Đảng ủy Tisco. Theo kết luận của
Kiểm toán Nhà nước, Tisco vào thời điểm đó đã có nhiều “ưu ái khủng” thật sự
khó hiểu cho nhà thầu Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc (MCC) và những ưu
ái đó đã “đẩy” nhà máy vào bờ vực sụp đổ.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, trong khi hàng loạt hệ lụy
chưa được xử lý rốt ráo, trách nhiệm ông Trần Văn Khâm chưa được xử lý trong
vai trò là người đứng đầu, chịu trách nhiệm chính trong việc thương thảo ký
kết hợp đồng dự án ngàn tỉ, thì lãnh đạo Tisco lại vẽ ra “kịch bản tăng vốn”
hòng “mặc cả” với các cơ quan quản lý nhà nước. Để có vốn đầu tư xây dựng nhà
máy, Tisco vay hàng loạt ngân hàng số tiền rất lớn. Hàng ngàn tỉ đồng đổ ra
nhưng nhà máy vẫn bị “đứng bánh” khiến chi phí ngân hàng phát sinh lên đến
hơn 1.200 tỉ đồng, và bình quân mỗi ngày Tisco phải trả thêm khoảng hơn 1 tỉ
đồng tiền lãi. Hòng thoái thác trách nhiệm, Tisco đẩy “quả đắng” này lên
Chính phủ khi đưa ra một loạt kiến nghị về cơ chế tín dụng, thuế… nằm ngoài
khung quy định của pháp luật. Cụ thể, Tisco kiến nghị việc chỉ đạo Ngân hàng
thương mại CP Công thương VN (Vietinbank) khoanh nợ gốc, miễn tối thiểu 50%
lãi vay; chỉ đạo Ngân hàng Phát triển VN (VDB) khoanh nợ gốc, miễn 100% lãi
vay; thậm chí đề nghị không tính khoản thuế giá trị gia tăng với số tiền lên
đến hàng trăm tỉ đồng, cho phép được chỉ định thầu...
“Kịch bản tăng vốn” của Tisco gặp nhiều
phản ứng. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), đơn vị đầu
tư 1.000 tỉ đồng vào nhà máy, khi báo cáo Chính phủ đã thừa nhận hiệu quả của
việc tăng thêm vốn đầu tư cho nhà máy là “chưa thể khẳng định ở giai đoạn
này”. Tiếp đó, để đảm bảo an toàn nợ công, bình đẳng trong môi trường đầu tư,
Bộ Tài chính cũng không đồng tình với những kiến nghị trái khoáy của Tisco.
Biệt phủ nghênh ngang
Trái ngược với “thảm cảnh” của nhà máy,
tư dinh của ông Trần Văn Khâm nức tiếng ở TP.Thái Nguyên (Thái Nguyên). Cho
đến bây giờ, dư luận vẫn chưa thể nào rõ được, vì sao biệt phủ của của ông
Trần Văn Khâm vẫn tồn tại dù xây dựng sai phép. Cụ thể, tư dinh này lấn chiếm
lộ giới đường giao thông đã quy hoạch 22 m. Trên cơ sở giấy phép chỉ được cấp
2 tầng, cao chỉ 7 m từ năm 2013, nhưng ông Trần Văn Khâm đã xây cao hơn 10 m,
UBND P.Trung Thành (TP.Thái Nguyên) đã lập biên bản, yêu cầu ông Trần Văn
Khâm dừng ngay việc thi công trong vòng 24 giờ, tháo dỡ phần xây dựng sai
phép. Tiếp đó, quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND TP.Thái Nguyên
cũng yêu cầu ông Trần Văn Khâm phải tháo dỡ công trình sai phép trong thời
hạn 10 ngày; quá thời hạn này sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Thế nhưng, cho đến nay, 4 năm đã trôi
qua, những quyết định của chính quyền cơ sở ở Thái Nguyên xem như bị vô hiệu
hóa và thực tế là biệt phủ của ông Trần Văn Khâm vẫn tiếp tục tồn tại ngang
nhiên, thách thức tính công minh của pháp luật.
(Theo Thanh niên) Đình
Nguyên - Thái Sơn
|
Thứ Bảy, 23 tháng 12, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét