Nhiều khoản
chi sai quy định tại Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương
Cập nhật lúc 10:11
Sau hai tháng kiểm toán công tác quản lý và sử dụng Quỹ bảo trì
đường bộ giai đoạn 2015-2016, Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện hàng loạt các
khoản thu chi chưa phù hợp, không đúng mục đích, chức năng nhiệm vụ.
Theo thống kê, nguồn quỹ bảo trì đường
bộ giai đoạn 2015-2016 có sự gia tăng rất lớn, công tác quản lý và sử dụng
Quỹ bảo trì đường bộ từng bước đi vào ổn định phát huy hiệu quả, phục vụ tốt
công tác bảo trì. Thế nhưng, trong việc quản lý và sử dụng quỹ trong giai
đoạn này lại nảy sinh nhiều tồn tại.
Cụ
thể, Tổng cục Đường bộ Việt
Cùng
với công tác lập, giao kế hoạch chi của quỹ bảo trì đường bộ Trung ương, đơn
vị này đã giao kế hoạch cho 6 công trình trên QL1 chưa đảm bảo thứ tự ưu tiên
với số tiền 110 tỷ đồng; giao kế hoạch vốn bổ sung từ nguồn kinh phí 15% cho
một số công trình hầu hết là các công trình không cấp bách, chưa phù hợp với
quy định của Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ bảo trì đường bộ TW; giao kế hoạch
vốn cho một số dự án chưa phù hợp với thời gian thực hiện được phê duyệt gây
nợ đọng khối lượng hoàn thành.
Về
phân bổ quỹ cho các địa phương, Hội đồng quản lý quỹ bảo trì đường bộ Trung
ương phân bổ cho các Quỹ địa phương ngoài 3 tiêu chí (chiều dài đường bộ của
địa phương, số xe ôtô quy tiêu chuẩn đăng ký tại địa phương và hệ số khó khăn
về nguồn thu của từng địa phương) còn tính đến việc điều hoà giữa các địa
phương là chưa phù hợp với quy định về nguyên tắc phân chia quỹ.
Về
vấn đề chi quỹ bảo trì đường bộ để khắc phục lụt bão, đảm bảo giao thông đột
xuất, một số gói thầu được phê duyệt chưa tính toán đầy đủ yếu tố trượt giá,
các gói thầu đấu thầu năm 2015 còn tạm tính nhưng Tổng cục Đường bộ Việt Nam
vẫn phê duyệt hợp đồng là “hợp đồng trọn gói” không đúng với quy định của
Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
Kết
quả kiểm toán chọn mẫu giá trị phải thanh toán của một số gói thầu cho thấy
việc áp dụng hợp đồng trọn gói đã làm Quỹ bảo trì đường bộ chi thêm 7,6 tỷ.
Kiểm toán chi tiết một số gói thầu bảo dưỡng thường xuyên, khắc phục lụt bão,
đảm bảo giao thông đột xuất còn một số khoản chi chưa đúng quy định, Kiểm
toán Nhà nước xác định giảm giá trị quyết toán 353 triệu đồng.
Thậm
chí, quá trình nghiệm thu, thanh toán, quyết toán tại các đơn vị trong việc
sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất vẫn còn tính trùng, tính thừa khối
lượng, một số đơn giá thanh toán chưa phù hợp. Kiểm toán đã phát hiện và loại
trừ 9,7 tỷ đồng trong đó sai sót khối lượng là 7,6 tỷ đồng, sai sót đơn giá
là 1,7 tỷ đồng và sai sót khác là 548 triệu đồng.
Kiểm
toán phần quỹ bảo trì đường bộ địa phương, đoàn công tác cũng chỉ rõ việc
lập, giao kế hoạch thu chi còn “mập mờ”. Điều này thể hiện ở nguồn thu từ môtô
và thu khác. Cụ thể, việc lập kế hoạch thu không có đầy đủ căn cứ, dữ liệu
(Thanh Hoá, Hà Nội), không thuyết minh tổng số thu, số để lại cho các địa
phương, chưa sát thực tế (Hà Nội). Giao kế hoạch thu và không thuyết minh chi
tiết tổng số thu, số được để lại (Hà Nội), giao kế hoạch không sát thực tế,
phải điều chỉnh, bổ sung cuối năm.
Tương
tự, phần giao kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch chi cũng chưa kịp thời ở TP Hồ
Chí Minh, Hà Giang, Thanh Hoá, Hà Nội. Ngân sách địa phương cấp bổ sung nhưng
không ổn định (như Hà Nội năm 2015 cấp 782 tỷ đồng, năm 2016 lại không cấp),
không bổ sung cho Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh, thành phố mà giao dự toán chi sự
nghiệp giao thông cho Sở GTVT không đúng với quy định tại Quy chế Quỹ bảo trì
đường bộ địa phương (Hà Nội, Hà Giang, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ).
Ngay
cả việc xây dựng nhiệm vụ, bố trí kinh phí chưa căn cứ nhu cầu vốn bảo trì
đường bộ và chức năng nhiệm vụ của Quỹ, giao kế hoạch chưa phù hợp với nhiệm
vụ của Quỹ (nhiệm vụ duy tu hệ thống giao thông đường bộ phục vụ kỷ niệm 70
năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2-9 là 15 tỷ đồng cho Hà Nội). Hay giao
quỹ bảo trì đường bộ tỉnh Phú Thọ cho Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường
cao tốc Việt Nam (VEC) vay từ nguồn tạm ứng của ngân sách tỉnh 50 tỷ đồng,
hết thời hạn vay chưa thu hồi được...
Trước
thực tế trên, Kiểm toán Nhà nước đề nghị Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương xem
xét huỷ bỏ Nghị quyết số 02/NQ-QBTTW ngày 15-4-2014. Chấn chỉnh, nâng cao
chất lượng công tác lập kế hoạch thu, chi quỹ bảo trì đường bộ; giao kế hoạch
phải đảm bảo thời gian quy định; chấn chỉnh việc giao kế hoạch vốn cho các
công trình chưa phù hợp, giao không đúng thứ tự ưu tiên nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng quỹ.
Chỉ
đạo văn phòng Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương phối hợp với Tổng cục Đường bộ
Việt Nam và các cơ quan có liên quan nghiên cứu trình Hội đồng quản lý Quỹ
hạn mức kinh phí cho quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường bộ, đáp ứng định
mức quy định. Đối với Tổng cục Đường bộ Việt
Phê
duyệt giá sản phẩm dịch vụ công ích phải tính đầy đủ yếu tố trượt giá trong
gói thầu; chấn chỉnh công tác giao kế hoạch chi bảo trì đường bộ, giao kế
hoạch phải kịp thời, đảm bảo trình tự ưu tiên phù hợp với thời gian thực hiện
dự án, tránh tình trạng nợ đọng khối lượng hoàn thành chấn chỉnh việc giao kế
hoạch vốn cho một số công trình chưa phù hợp với quy định.
Kiểm
điểm, rút kinh nghiệm của tập thể, cá nhân trong việc tham mưu, quyết định
giao kế hoạch vốn cho một số công trình chưa phù hợp với quy định là 45 tỷ
đồng; giao kế hoạch không phù hợp với thời gian thực hiện dự án gây nợ đọng
khối lượng hoàn thành; Ban Quản lý dự án 4 trong việc phân chia gói thầu, lựa
chọn hình thức chỉ định thầu đối với 2 gói thầu chưa phù hợp với quy định,
không lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê
duyệt hạng mục mua sắm bổ sung 30 bộ cân xách tay với số tiền hơn 11 tỷ đồng.
Đối
với các địa phương, Kiểm toán Nhà nước cũng đề nghị Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện hỗ trợ từ ngân sách địa phương cho Quỹ
bảo trì địa phương theo đúng Quy chế quỹ đã được ban hành; thống nhất một đầu
mối thực hiện nhiệm vụ bảo trì.
Riêng
Quỹ bảo trì đường bộ Phú Thọ thu hồi, xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân
trong việc cho VEC vay 50 tỷ đồng nhưng chưa thu hồi được. Kiểm toán Nhà nước
cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có
liên quan xem xét sửa đổi Nghị định số 18/2012/NĐ-CP về việc phân chia nguồn
thu phí sử dụng đường bộ cho các Quỹ địa phương.
(Theo CAND) Nhóm
PV KT-XH
|
Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét