Vì sao giá lợn hơi giảm, giá thịt bán vẫn cao?
Cập nhật lúc 08:10
Sát Tết, giá thịt lợn hơi giảm chỉ còn 28.000 đồng/kg,
giàm gần 20.000 đồng/kg so với cách đây vài tháng khiến nông dân điêu đứng.
Tuy nhiên, giá thịt lợn tại các chợ dân sinh vẫn giữ mức cao. Vì sao có tình
trạng này?
Giá lợn hơi lao dốc nhưng giá thịt lợn cao do
nhiều tầng trung gian
Theo chị Lê Nguyệt, tiểu thương bán
thịt lợn tại chợ Cầu Giấy, để bán thịt ra các chợ ở Hà Nội thường qua nhiều
đầu mối trung gian. Một số tiểu thương lấy lợn thịt trực tiếp tại các lò mổ,
một số lấy qua thương lái lớn ở chợ đầu mối thực phẩm ở Hà Nội như Minh Khai
(Từ Liêm); Dịch Vọng (Cầu Giấy).
Hiện giá thịt giảm từ 10.000- 15.000
đồng/kg. Cụ thể, giá thịt nạc thăn, ba chỉ ở mức 90.000 đồng/kg; thịt nạc vai
mức 80.000 đồng/kg; sườn lợn giá 100.000 đồng/kg. “Hai tuần nay giá thịt lợn
giảm xuống thấp nhất từ đầu năm tới nay nhưng lượng người mua ít vì sinh viên
về nghỉ tết gần hết. Giá thịt lợn tôi lấy qua chợ đầu mối, phải phụ thuộc vào
giá bán của họ nên dù giá lợn hơi giảm cũng không thể giảm theo”, chị Nguyệt
cho biết.
Tuy không lấy thịt lợn từ lò mổ hay chợ
đầu mối, nhưng chị Ánh, tiêu thương bán thịt lợn tại chợ Thành Công (Ba Đình,
Hà Nội) vẫn giữ giá bán như các tiểu thương khác. Lí giải nguyên nhân khi mua
giá lợn hơi xuống thấp nhưng giữ giá bán cao, chị Ánh nói: “Dù tự mổ lợn, chi
phí rẻ hơn nhưng bán hàng tại chợ có mức giá chung, tôi không thể hạ giá bán.
Nếu hạ giá sẽ bị coi là phá giá, bị tẩy chay, thậm chí không thể tiếp tục bán
hàng ở chợ”.
Tại các siêu thị lớn, giá thịt lợn vẫn
giữ mức ổn định, chưa giảm giá sâu. Theo đại diện siêu thị, giá thịt lợn của
siêu thị ký với nhà cung cấp theo thời gian 1-2 tháng mới điều chỉnh giá bán
1 lần. Vì vậy, dù giá lợn hơi trên thị trường giảm xuống nhưng chưa đến kỳ
điều chỉnh giá với nhà cung cấp, siêu thị vẫn giữ nguyên giá bán.
Theo
ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch hiệp hội siêu thị Việt Nam, đa số hàng nông sản như
rau quả, trứng, thịt của Việt Nam phải qua rất nhiều lớp trung gian mới đến
tay người tiêu dùng. Thương nhân trung gian là người đẩy giá cao khi giá thực
tế mua của nông dân chưa tăng và không giảm giá khi giá mua của nông dân
giảm. “Cả người tiêu dùng và nông dân đều chịu thiệt. Chỉ khi nào hình thành
chuỗi cung ứng sản phẩm, cắt bớt trung gian mới giải quyết được tình trạng
mua rẻ bán đắt”, ông Phú nói.
(Theo Tiền phong) Quỳnh Nga
|
Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét