Thuế bảo vệ môi trường xăng dầu lên 8000 đồng/lít là quá sức chịu đựng
người dân
Cập nhật lúc
09:31
Theo TS.Nguyễn
Minh Phong trong bối cảnh giá xăng dầu đang có chiều hướng tăng, nếu thuế bảo
vệ môi trường tăng cao sẽ gây khó cho doanh nghiệp và người dân.
Trao đổi với phóng viên
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, Chuyên gia kinh tế - TS.Nguyễn Minh Phong cho
rằng, mức khung tăng thuế bảo vệ môi trường trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ
sung Luật thuế bảo vệ môi trường Bộ Tài chính đưa ra quá cao.
Cụ thể, khung mức thuế áp
dụng cho xăng (trừ ethanol) là 3.000 - 8.000 đồng/lít so với mức 1.000 -
4.000 đồng/lít như hiện nay.
So với khung mức thuế bảo
vệ môi trường đang được áp dụng 3.000 đồng thì nếu tăng kịch khung thuế bảo
vệ môi trường theo dự thảo 8.000 đồng/lít xăng mức tăng trên 260%.
Theo TS.Nguyễn Minh Phong
việc tăng thuế môi trường không phải điều quá ngạc nhiên, bởi vì thuế môi
trường sẽ ngày càng tăng ở bất kỳ nước nào, nhất là trong bối cảnh ô nhiễm
môi trường, rác thải ngày càng trầm trọng.
Vì vậy, cần phải có nguồn
kinh phí để giải quyết những vấn đề tồn tại và phát sinh đối với môi trường.
“Mặt khác, trong bối cảnh
các nguồn thu ngân sách sụt giảm thì thuế môi trường là sự lựa chọn gần như
mang tính bắt buộc của Bộ Tài chính để cân đối ngân sách. Cùng với đó sự bùng
nổ sử dụng ô tô, giá xăng đang trong thời kỳ khá rẻ... đó là những lý do biện
minh cho việc tăng thuế môi trường xăng dầu”, TS. Phong nói.
Tuy nhiên, việc tăng thuế
bảo vệ môi trường ở mức nào, theo TS. Nguyễn Minh Phong cần có những đánh giá
khách quan, khoa học.
Đánh giá mức phí áp dụng
với xăng từ 3.000 đồng – 8.000 đồng được nêu ra trong dự thảo Luật sửa đổi,
bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường của Bộ Tài chính, theo TS. Nguyễn Minh
Phong là quá xa so với thực tế.
Ông Phong nêu quan điểm:
“Không nên tăng một cách đột ngột mà phải có căn cứ cụ thể để biện minh, ví
dụ nguồn thu tăng đó để làm gì, trước đây thuế bảo vệ xăng dầu ở mức 1.000
đồng/lít, nhưng năm 2015 tăng 3.000 đồng/lít.
Số thuế thu tăng thêm đó
đã làm gì, cần phải có đánh giá giải trình rõ ràng, minh bạch”.
Phân tích sâu hơn,
TS.Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc tăng thuế bảo vệ môi trường là cần thiết
nhưng mức tăng nào cần có căn cứ để luận giải. Không nên thu sốc sẽ tạo ra
cộng hưởng tác động xấu đến kinh tế.
“Đưa ra khung mức cao
trong bối cảnh giá xăng dầu đang tăng trở lại sẽ khiến người dân, doanh
nghiệp không chịu được. Mức tăng 8.000 đồng/lít là quá cao.
Trong bối cảnh hiện nay
thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu chỉ nên mức 4.000 đồng/lít, kèm theo đó
phải biện giải cụ thể nguyên nhân tăng”, TS. Phong nói.
Được biết trong dự thảo
Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đưa ra bên
cạnh tăng mức thuế bảo vệ môi trường với xăng thì nhiên liệu bay cũng bị áp
khung mức thuế từ 3.000 - 6.000 đồng/lít so với hiện nay là 1.000 - 3.000
đồng/lít.
Tương tự dầu diezel từ
mức hiện tại là 500 - 2.000 đồng/lít thì dự kiến bị đẩy lên 1.500 - 4.000
đồng/lít. Các loại dầu mazut, dầu nhờn và mỡ nhờn bị áp khung 900 - 4.000
đồng/lít,kg trong khi mức hiện nay chỉ là 300 - 2.000 đồng/lít,kg.
Các sản phẩm mới được đưa
vào diện chịu thuế là xăng E5 và xăng E10 cũng bị đánh thuế bảo vệ môi trường
với khung áp dụng 2.700-7.200 đồng/lít xăng E5 và 2.500 - 6.800 đồng/lít xăng
E10.
Một loại sản phẩm khác là
túi ni lông cũng bị đẩy mức thuế bảo vệ môi trường lên rất cao, từ 30.000 -
50.000 đồng/kg lên 40.000 đồng - 80.000 đồng/kg.
(Theo
Giáo dục VN) Mai Anh
|
Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét