Gia đình Thứ
trưởng Công Thương và khối tài sản khủng tại Bóng đèn Điện Quang
Cập nhật lúc 08:38
Với việc nắm giữ hơn 11,78 triệu cổ phiếu DQC, Thứ trưởng Hồ Thị Kim
Thoa và các thành viên trong gia đình sở hữu khối tài sản lên tới hơn 718 tỷ
đồng tại Bóng đèn Điện Quang.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa được cho là
có trách nhiệm trong việc bổ nhiệm, điều động ông Trịnh Xuân Thanh.
Thủ tướng Chính phủ vừa mới ra quyết
định khiển
trách với Thứ trưởng Bộ Công Thương - bà Hồ Thị Kim Thoa vì có liên quan
đến một số quyết định bổ nhiệm thời ông Vũ Huy Hoàng.
Bà Thoa sinh
ngày 1/6/1960 tại Nghệ An. Nữ Thứ trưởng này có trình độ thạc sỹ kinh tế.
Trước khi trở thành Thứ trưởng Bộ Công Thương, bà đảm nhiệm chức vụ Tổng giám
đốc từ năm 2000 và kiêm nhiệm chức Chủ tịch của Công ty Cổ phần bóng đèn Điện
Quang (DQC) trong 5 năm từ 2005-2010.
Mặc dù, rời
Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang về công tác tại Bộ Công Thương từ năm
2010 với chức danh Thứ trưởng nhưng bà Thoa vẫn sở hữu cổ phần với giá trị
tương đối lớn tại doanh nghiệp này. Không chỉ vậy, những thành viên khác
trong gia đình bao gồm em trai, em dâu và các con gái của Thứ trưởng hiện tại
vẫn nắm giữ vị trí cao và sở hữu khối tài sản lớn không kém tại Bóng đèn Điện
Quang.
Theo báo cáo
quản trị doanh nghiệp của DQC, tính đến tháng hết tháng 6/2016, bà Thoa là cổ
đông lớn thứ 6 của Công ty Cổ phần bóng đèn Điện Quang. Tính đến 30/11/2016,
bà Thoa nắm giữ 1.686.415 cổ phiếu DQC, tương đương với 4,91% vốn, với giá
trị ước tính lên tới 102 tỷ đồng.
Con gái lớn của
bà Thoa là Nguyễn Thái Nga (sinh năm 1984) tham gia thành viên HĐQT từ tháng
3/2014 và giữ chức Giám đốc chi nhánh Hà Nội Công ty cổ phần Bóng đèn Điện
Quang từ tháng 6/2013 đến nay. Tính tới tháng 6/2016, bà Nga sở hữu hơn 4,1
triệu cổ phiếu DQC, tương đương tỷ lệ sở hữu 12,01%. Một người con gái khác
của bà Thoa là Nguyễn Thái Quỳnh Lê cũng nắm giữ hơn 2,23 triệu cổ phiếu DQC,
tương đương 6,49%.
Bà Nguyễn Thái
Nga là một lãnh đạo trẻ trong dàn lãnh đạo tại Bóng đèn Điện Quang, bắt đầu
công tác tại công ty từ tháng 2/2012 và từng đảm nhiệm các chức vụ: Phó Giám
đốc Bán hàng khu vực miền Bắc, Phó giám đốc xuất nhập khẩu tại DQC. Từ tháng
6/2013, sau 16 tháng gia nhập công ty, bà Nga được giao giữ vị trí Giám đốc
chi nhánh Hà Nội. Từ tháng 11/2015, bà Nga giữ thêm vị trí Phó Tổng giám đốc
Bóng đèn Điện Quang.
Ngoài các con,
tại DQC, em trai của bà Thoa là ông Hồ Quỳnh Hưng hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm
Tổng giám đốc công ty. Ông Hưng cũng sở hữu hơn 2,5 triệu cổ phiếu DQC, tương
đương tỷ lệ 7,33% vốn đang lưu hành của DQC với giá trị khoảng 152 tỷ đồng.
Ông Hồ Quỳnh
Hưng trở thành Giám đốc Công ty Đầu tư và thương mại Điện Quang (công ty con
của CTCP Bóng đèn Điện Quang) ở tuổi 36. Sau đó 3 năm, vào năm 2010 ông Hưng
đã trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Bóng đèn Điện Quang (DQC).
Ông Hưng có bằng kỹ sư khoa học máy tính tại ĐH Bách khoa TPHCM và Thạc sĩ
Quản trị kinh doanh, ĐH Griggs – Hoa Kỳ.
Tại Bóng đèn
Điện Quang, ngoài ông Hưng những thành viên trong gia đình cũng nắm giữ một
số lượng cổ phiếu khá lớn, như bà Nguyễn Thị Xuân Mỹ (mẹ) nắm giữ 1,22 triệu
cổ phiếu, tương đương 3,83% và bà Hồ Thị Kim Thoa (chị gái ông Hưng) nắm giữ
lượng cổ phiếu như trên.
Giá cổ phiếu
DQC tại ngày 24/1 là 61.000 đồng/CP. Với việc nắm giữ hơn 11,78 triệu cổ
phiếu DQC, bà Thoa và các thành viên trong gia đình sở hữu khối tài sản lên
tới hơn 718 tỷ đồng tại Bóng đèn Điện Quang.
Một thành viên
khác trong gia đình bà Thoa là ông Hồ Đức Lam hiện đang là thành viên HĐQT
tại Bóng đèn Điện Quang. Tuy không nắm giữ cổ phần tại doanh nghiệp này nhưng
ông Lam đang sở hữu khoảng 65% cổ phần tại CTCP Nhựa Rạng Đông (RDP) và là
nhân vật có quyền chi phối mọi hoạt động tại đây.
Ông Hồ Đức Lam,
sinh năm 1962 hiện là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của CTCP Nhựa Rạng
Đông (RDP) kể từ tháng 1/2006 đến nay. Ông Lam có trình độ thạc sĩ quản trị
kinh doanh và kỹ sư điện. Người đứng đầu công ty có 30 năm gắn bó và 10 năm ở
cương vị Tổng giám đốc Nhựa Rạng Đông, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Nhựa
Việt Nam nhiệm kỳ 2012 – 2017.
Nhựa Rạng Đông
và Bóng đèn Điện Quang vốn xuất thân là các doanh nghiệp Nhà nước, chính thức
cổ phần hóa hoàn toàn khi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước
(SCIC) thoái vốn vào tháng 8/2015 đối với RDP và tháng 9/2014 đối với DQC.
(Theo
Dân trí) Phương Dung
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét