Bà Bùi Thị An: "Cần minh bạch để không lãng
phí mồ hôi, công sức của dân"
Cập nhật lúc 14:10
Việc điều
chỉnh thuế môi trường lên mức tối đa 8.000 đồng/lít đối với xăng khó thuyết
phục được người dân nhất là khi chưa minh bạch việc sử dụng thuế tăng.
Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Luật Sửa
đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vệ môi trường để lấy ý kiến đóng góp. Theo đó, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng có thể được nâng từ
mức trần hiện hành 4.000 đồng/lít lên 8.000 đồng/lít.
So với Luật Thuế bảo vệ
môi trường năm 2010, mức khung thuế bảo vệ môi trường tăng rất mạnh. Cụ thể,
Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010 áp dụng thuế với xăng là 1.000 - 4.000
đồng/lít. Như vậy mức tăng kịch theo dự thảo mới gấp đôi.
Trong khi đó khung thuế
bảo vệ môi trường năm 2010 đưa ra từ 1.000 – 4.000 đồng/lít chúng ta áp dụng
mức thu 3.000 đồng/lít gần mức cao nhất.
Tuy chưa có đánh giá tác
động thuế bảo vệ môi trường lên giá bán xăng, nhưng trong năm 2016 giá xăng
dầu điều chỉnh tăng 8 lần, mức tăng gần nhất lên đến gần 1.000 đồng/lít.
Trong bối cảnh giá xăng
tăng theo thị trường thế giới nếu áp khung thuế bảo vệ môi trường theo dự
thảo Bộ Tài chính thì giá xăng thời gian tới tiếp tục tăng.
Theo PGS.TS Bùi Thị An -
nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII đoàn Hà Nội, Chính phủ cần cân nhắc mức
điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng.
Với khung mức như dự thảo
của Bộ Tài chính đưa ra quá cao, làm tăng thêm chi phí vận tải, hàng hóa,
hành khách và chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp.
Khi giá hàng hóa bị đẩy
lên cao thì hệ lụy kéo theo là sức mua giảm, cộng với mức tiêu thụ hàng hóa ở
thời điểm hiện tại cũng đang ở mức thấp sẽ tiếp tục gia tăng gánh nặng cho
doanh nghiệp.
Doanh nghiệp kinh doanh
kém hiệu quả, gặp nhiều khó khăn thì sẽ phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt
giảm lao động, thậm chí cả lương-thưởng... những hệ lụy đó hoàn toàn có thể
xảy ra, do đó cần phải tính toán cân nhắc thật kỹ thời điểm tăng thuế, tăng
bao nhiêu và phải giải quyết được những phát sinh khi xảy ra.
Theo bà Bùi Thị An, xu
hướng tăng thuế môi trường trong tương lai là cần thiết, nhưng phải thực hiện
có lộ trình và minh bạch, sử dụng đúng mục đích, tránh chuyển sang các mục
đích khác và làm lãng phí mồ hôi, công sức của nhân dân.
Trong câu chuyện minh
bạch điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường, theo PGS. Bùi Thị An cần làm rõ hai
vấn đề:
Thứ nhất, khung mức điều chỉ tăng từ 4.000 – 8.000
đồng/lít xăng căn cứ vào đâu? Để đưa mức thu tuyệt đối bằng con số như vậy
phải có nghiên cứu về môi trường. Ví dụ, để cải thiện môi trường không khí
thì chi phí hết bao nhiêu? Cụ thể hơn, tiền này chi tiêu vào mục A, B, C… từ
đó mới đưa ra mức thu hợp lý.
Phải thực hiện được một
lộ trình đánh giá khoa học như vậy và phải công bố rộng rãi để toàn dân biết,
thấy được sự cần thiết và cùng chung tay bảo vệ môi trường tốt hơn.
Thứ hai, sau khi có được sự đồng thuận của nhân dân
và thu được tiền rồi thì sử dụng như thế nào, hết bao nhiêu cũng phải minh
bạch. Kết quả sau quá trình chi tiêu số tiền mà nhân dân đóng góp phải đạt
được thành quả rõ ràng trong việc bảo vệ môi trường.
PGS.TS Bùi Thị An cho
biết, từ tháng 5/2015 khi thuế bảo vệ môi trường xăng dầu điều chỉnh từ mức
1.000 đồng/lít lên 3.000 đồng/lít đến nay đã hơn 1 năm. Tuy nhiên, chưa có
đánh giá hay báo cáo việc chi số tiền thuế nâng lên đó ra sao?
Từ đó khi dự thảo Luật
thuế bảo vệ môi trường đưa ra với điều chỉnh tăng dư luận có quyền đặt câu
hỏi: Tăng thuế sẽ dùng vào việc gì?
“Tăng thuế bảo vệ môi
trường là cần thiết, nhưng tăng thuế rồi chi vào mục đích gì có chi đúng vào
môi trường hay chi vào việc khác?
Đã nói thuế bảo vệ môi
trường thì chỉ chi vào môi trường. Quan trọng nhất là phải minh bạch, minh
bạch bằng cách người nộp thuế (người dân) được tiếp cận thông tin việc chi
tiêu phần tăng thuế”, bà An nêu quan điểm.
Mặt khác, cần phải cân
nhắc mức thu để cân đối với toàn bộ nền kinh tế phù hợp với mức sống của
người dân.
“Quan trọng nhất ở đây
vẫn là minh bạch, chỉ có minh bạch mới tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Minh
bạch nền tài chính ra để hoạt động hiệu quả và thiết thực”, bà An cho biết
thêm.
Giá xăng lên cao ảnh hưởng trực tiếp tới
đời sống người dân
Đồng quan điểm, theo ông
Trần Ngọc Vinh - Đại biểu Quốc hội Khóa 13 (đoàn Hải Phòng), bảo vệ môi
trường là cần thiết, nhưng bảo vệ môi trường không chỉ dựa trên việc tăng
thuế với mặt hàng xăng mà trước hết cần sự vào cuộc quyết liệt, hiệu quả của
các ngành, các cấp.
Mặt khác, xăng là mặt
hàng thiết yếu, vì thế nếu nâng mức thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng
như Bộ Tài chính đưa ra thì sẽ đẩy giá xăng lên cao, gây ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống của tất cả người dân.
“Hầu hết người dân phải
di chuyển phương tiện cá nhân đi làm do phương tiện công cộng chưa đáp ứng
nhu cầu đặc biệt các khu công nghiệp ngoại thành.
Vì vậy, giá xăng tăng tác
động trực tiếp đời sống người lao động đặc biệt là công nhân. Lương công nhân
chỉ đảm bảo 60% với nhu cầu thực tế.
Như vậy cần phải nghiên
cứu khung mức thuế bảo vệ môi trường cũng như các yếu tố có thể tác động đến
giá xăng”, ông Vinh cho biết.
Bên cạnh đó, ông Trần
Ngọc Vinh cho rằng, khi giá xăng tăng sẽ đẩy giá sản xuất, giá đầu vào tăng,
đẩy giá thành sản phẩm tăng như vậy rất khó để hàng hóa Việt Nam có thể cạnh
tranh với các nước.
Cùng với việc cân nhắc
mức tăng và lộ trình tăng thuế bảo vệ môi trường, ông Trần Ngọc Vinh đặt vấn
đề việc việc minh bạch các khoản chi khi thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng
xăng được điều chỉnh tăng.
Theo phân tích của ông
Vinh, xăng là sản phẩm khi sử dụng gây ô nhiễm môi trường không khí, do đó
cần có đánh giá xả thải từ sử dụng xăng dầu gây ô nhiễm môi trường không khí
ra sao? Và khi tăng thuế bảo vệ môi trường xăng thì cần trả lời được câu hỏi
tăng thuế vấn đề ô nhiễm môi trường có được xử lý hay không?.
Ngoài ra, để giảm vấn đề
ô nhiễm môi trường cần nâng cao quy chuẩn về phương tiện cũng như quy chuẩn
xả thải môi trường.
(Theo
Giáo dục VN) Mai Anh
|
Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét