Mua 1,5triệu tấn xít thải than: Đừng thả 'âm binh' ra đuổi
Cập nhật lúc 15:24
(Doanh nghiệp) - Việc mua
xít thải than chỉ là cách doanh nghiệp lựa chọn núp dưới chiêu bài bán xít
thì mỏ họ sẽ bán cả than ra ngoài.
Chiêu bài núp bóng mua xít để lấy than chính phẩm
Một doanh nghiệp có trụ sở tại Thái Nguyên mới có văn bản gửi Bộ Công
Thương đề xuất xin mua lại 1,5 triệu tấn xít thải than.
Lý do là Tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc trực thuộc Tập đoàn Than
khoáng sản Việt Nam là đơn vị trực tiếp quản lý Mỏ Than Núi Hồng và Mỏ than
Khánh Hòa.
Hiện hai mỏ này đang có nhu cầu giải phóng mặt bằng, mở rộng sản xuất,
tăng sức chứa Xít thải than, tránh tràn trôi trong mùa mưa. Hằng năm, hai mỏ
trên có số lượng bã xít thải than không sử dụng. Vì thế, công ty này đề xuất
xin mua lại 1,5 triệu tấn xít thải than để phục vụ nhu cầu sản xuất của mình.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 16/1, TS Nguyễn
Thành Sơn - nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng
thuộc Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cho biết:
"Câu chuyện này cũng như bài học trong khai thác than ở Quảng Ninh trước
đây từng gặp phải, thực tế là doanh nghiệp sử dụng chiêu bài mua xít than
nhưng sẽ "ăn cắp" than chính phẩm giữa ban ngày.
Cụ thể, họ sẽ đăng ký mua xít than, nhưng có khi trên các xe chở
xít than, bên dưới là than chính phẩm, còn bên trên là một lớp xít bên ngoài.
Nên về hoạt động này hoàn toàn phải cấm, vì nguyên tắc mỏ phải quản lý
cả xít và than chính phẩm, chất độc hại, sau này còn quyết toán.
Hiện không có đơn vị nào dùng xít than để tái sử dụng, trên thế giới
cũng vậy. Sử dụng chế tạo than chính phẩm còn không hiệu quả thì dùng xít
than có thể làm gì? Đặc biệt, kế hoạch mua 1,5 triệu tấn coi thế
mà lớn lắm, nó bằng 10 năm sản lượng của 1 mỏ khai thác than như Than
Núi Hồng, mà kéo dài trong khoảng thời gian dài như vậy thì núp dưới chiêu
bài không biết họ chở được bao nhiêu than chính phẩm của mỏ ra ngoài,
thiệt hại vô cùng lớn.
Mặt khác, xít thải trừ khi có nhà máy sàng mới ra xít, còn không thì
rất ít, trung bình từ than nguyên khai, sàng sẩy trước khi vào nhà máy điện
sẽ thu 85% than, 15% xít thải. Với 2 mỏ than Núi Hồng và Khánh Hòa hiện
đang là 500.000 tấn/năm, vậy sản lượng xít than sẽ là 75.000 tấn/năm, vậy 1,5
triệu tấn thì phải đến 10 năm mới đủ, vậy trong thời gian này, họ khai
thác lấy thêm được bao nhiêu than chính phẩm?.
Bên cạnh đó, đặt thêm câu hỏi, theo ông Sơn, còn nếu xít thải than mà
chế biến được thì không mỏ nào dại không chế biến để đỡ chi phí cho than
chính phẩm, làm gì phải mất công bán ra ngoài, với giá siêu rẻ, thậm chí còn
cho không. Chỉ cần như vậy là sẽ thấy rõ vì sao họ đăng ký mua cả 1,5 triệu
tấn.
Thực chất có mua xít thải than đó để không cũng không làm được gì, xít
thải than về nguyên tắc phải trên 55% là đất đá, vì nó là than
lẫn đá, đá lẫn than, tỷ lệ đá cao hơn than, còn thu hồi
được than từ xít thải đó vô cùng khó.
"Nếu chúng ta đồng ý cho doanh nghiệp này mua xít thải than, sẽ
có nhiều nguy hại, một là, doanh nghiệp được cho phép
mua xít than sẽ trộn than chính phẩm vào xít bán dưới dạng xít, với giá của
xít, như vậy chúng ta mất than. Hai là,trong quá trình vận
chuyển với than chính phẩm, họ sẽ để than chính phẩm bên dưới, phủ một lớp
bên trên là xít than, cơ quan chức năng khó phát hiện, cứ thế nó vận
chuyển bán cho các công ty xi măng với giá cao.
Hiện tại ở Việt Nam chưa có cơ sở nào khai thác, tái sử dụng, tách
được thành phần than trong xít than.
Về môi trường thì xít than không độc, nó chỉ bẩn, rất đen, từ trước
đến nay với xít thải than thì không cần xử lý gì, đã gọi là xít thải ra thì
nó đánh đống để một chỗ, quản lý thành một đống chất thải, nó vẫn được quản
lý, chứ không phải cho bán ra ngoài một cách vô tội vạ.
Còn nếu quản lý về mặt kỹ thuật thì phải quản lý từ trong vỉa, trong
mỏ khai thác được bao nhiêu tấn, về mặt địa chất lấy lên thành than chính
phẩm bao nhiêu tấn, còn lại bao nhiêu tấn, cộng số lượng vào không được chênh
lệch.
Nghĩa là cả than chính phẩm và chất thải phải được quản lý, sau này
đối chiếu xem có đúng theo báo cáo hay không.
Và trong mỏ luôn thiết kế khai trường, thải ra bao nhiêu xít cũng quy
hoạch địa điểm giữ chất xít này, không chuyển đi đâu, đây là chất thải phải
được quản lý, chứ không phải để xử lý. Còn nếu xử lý biến nó thành than chính
phẩm cũng đắt, làm được thì mỏ đã không bán", ông Sơn phân tích.
"Cho mua kiểu này thì không khác nào thả âm binh ra đuổi",
ông Sơn khẳng định.
Gạch từ xít thải than giá thành cao
Trong một góc độ khác, theo nguyên Giám đốc Ban quản lý các dự án than
đồng bằng sông Hồng, khả năng sử dụng nguồn đá xít thải từ các nhà máy tuyển
than để làm nguyên liệu sản xuất gạch phục vụ cho xây dựng, đã
được nhiều nơi làm. Quy trình ở đây là mua xít
than về rồi nghiền ra, trộn với thép để thành gạch nung xít
than, như hiện nay ở Cửa Ông làm nhiều.
Tuy nhiên, để làm nguyên vật liệu sản xuất gạch, đá xít tuyển than Hòn
Gai và Cửa Ông cần phải được tuyển để tận thu than, sau đó mới đưa phần xít
nghiền nhỏ hơn 3mm và làm như quy trình gạch từ nguyên liệu đất sét, nhưng có
điểm khác biệt ở chỗ là không dùng than để nung. Nhưng giá thành sản xuất
gạch từ đá xít thải là tương đối cao, nên nó không phải phương án được khuyến
khích.
Ở Nga, công nghệ sản xuất từ nguyên liệu đá xít thải cũng đã được áp
dụng tại các nhà máy tuyển than Abasebxki, Karagandiski, Novokuznheski vùng
Luski. Ở Pháp, Occidental Industries (OCI) là Công ty nổi tiếng thế giới về
chuyển giao công nghệ sản xuất gạch từ xít thải.
Một quốc gia khác là Trung Quốc cũng là nước triển khai áp dụng rộng
rãi công nghệ sản xuất gạch từ xít thải. Hiện nay, có 3 trung tâm chuyên tư
vấn chuyển giao công nghệ sản xuất gạch từ xít thải mỏ ở Bắc Kinh, Hắc Long
và Sơn Đông.
"Với Việt Nam, kỹ thuật làm các sản phẩm này chưa phổ biến, cũng
không thể làm rộng rãi, nên việc thu mua xít than với số lượng lớn, không
khác nào bật đèn xanh cho các doanh nghiệp núp bóng dưới chuyện mua bán xít
than để đưa than chính phẩm ra bên ngoài, ăn cắp một cách đúng Luật",
ông Sơn nói rõ.
Về chuyện doanh nghiệp này đề xuất văn bản lên Bộ Công thương xin ý
kiến, thì cũng chỉ là lấy danh cho có vẻ chặt chẽ, chứ còn chuyện mua bán,
kinh doanh thì phải là giữa doanh nghiệp với Tập đoàn TKV.
Ở Quảng Ninh trước đây, dưới danh nghĩa mua xít than, ông trong mỏ thì
ăn cắp than chính phẩm tuồn ra ngoài, còn ông doanh nghiệp bên ngoài thì lấy
than đó ra ngoài kinh doanh. Quảng Ninh sau khi chứng kiến bài học đau đớn
ấy, thì bây giờ đã cấm chở xít than, có như vậy mới quản lý được việc ăn cắp
than thổ phỉ.
Còn trên Thái Nguyên 2 mỏ Núi Hồng và Khánh Hòa nếu cho bán xít
than thì sẽ mất hết than như Quảng Ninh trước đây, ai quản lý
được?
(Theo
Đất Việt) Châu An
|
Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét