Biệt danh
“không ai ngờ" của hot girl Việt xuất hiện trên Reuters
Cập nhật lúc 20:25
Cuối năm 2016, bức ảnh Nguyễn Hoàng Kiều Trinh cười tươi như tắm gió
xuân được hãng tin Reuters lựa chọn là hình ảnh ấn tượng Việt Nam. Sự kiện
nổi tiếng bất ngờ này mang tới cho hot girl này nhiều cơ hội tiến bước vào
giới nghệ thuật trong năm 2017.
|
Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017
Bộ GD-ĐT
công bố quy chế thi THPT quốc gia năm 2017
Cập nhật lúc 20:01
Chiều 31-1, Bộ GD-ĐT công bố quy chế thi THPT quốc gia năm
2017. Theo đó phương án thi với 5 bài thi, trong đó có 4 bài thi theo hình
thức trắc nghiệm đã được chính thức quyết định.
Thí sinh học
chương trình giáo dục THPT bắt buộc thi 4 bài
Theo quy chế, kì thi THPT quốc gia năm
2017 có 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2
bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh
học; viết tắt là KHTN), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo
dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn
Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT; viết tắt là
KHXH).
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí
sinh học chương trình Giáo dục THPT (gọi tắt là thí sinh Giáo dục THPT) phải
dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi
do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.
Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT
(gọi tắt là thí sinh GDTX) phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là
Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.
Nhưng để tăng cơ hội xét tuyển sinh ĐH,
CĐ theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành, theo
quy chế thi THPT quốc gia, thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp,
điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt
nghiệp THPT.
Riêng với thí sinh đã tốt nghiệp THPT
chỉ dự thi để xét tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ phải dự thi các bài thi độc lập, bài
thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp
bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH,
CĐ.
Theo quy chế, nội dung thi năm
2017nằm trong Chương trình lớp 12 THPT. Từ năm 2018, nội dung thi nằm trong
Chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT. Từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm
trong Chương trình cấp THPT.
Mỗi tỉnh, thành
một cụm thi
Theo Quy chế thì kì thi THPT quốc gia
năm 2017, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ có một cụm
thi do sở GD-ĐT chủ trì (không có hai loại cụm thi như năm trước). “Bộ GDĐT
điều động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ (gọi chung là trường ĐH,
CĐ phối hợp) đến các cụm thi để phối hợp, hỗ trợ công tác tổ chức thi, thực
hiện việc giám sát các khâu: in sao đề thi, coi thi, chấm thi và phúc khảo”
Chấm thi theo
thang điểm 10, lấy đến 0,25
Theo quy chế, việc chấm thi tự luận
theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GD-ĐT. Bài thi được chấm theo
thang điểm 10, lấy đến 0,25; không quy tròn điểm.
Các hội đồng chấm thi thực hiện chấm
kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi đã chấm của mỗi môn thi tự luận.
Bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng
máy. Tổ xử lý bài thi trắc nghiệm tiến hành chấm điểm và quy đổi điểm bằng
máy tính sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài
thi trắc nghiệm
Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng
Bộ GD-ĐT thành lập Hội đồng chấm thẩm định để chấm thẩm định toàn bộ hoặc một
phần số bài thi hoặc kiểm tra kết quả phúc khảo của một hoặc một số Hội đồng
thi.
Xét tốt nghiệp
THPT như thế nào?
Theo quy định, điểm xét tốt nghiệp
(ĐXTN): gồm điểm các bài thi thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp
THPT, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12;
điểm của từng bài thi được quy về thang điểm 10 để tính ĐXTN.
Cụ thể, điểm xét tốt nghiệp đối với
Giáo dục THPT được tính theo công thức sau:
Điểm xét tốt nghiệp đối với GDTX được
tính theo công thức sau:
Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai
chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.
Thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị
kỷ luật từ mức huỷ bài thi trở lên, tất cả các bài thi và các môn thi thành
phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1,0
điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên
đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp THPT.
Những thí sinh đủ điều kiện dự thi,
được miễn thi tất cả các bài thi trong xét tốt nghiệp THPT, hoặc được miễn
tất cả các bài thi của kì thi THPT quốc gia theo quy định tại Quy chế cũng
được công nhận tốt nghiệp THPT.
(Theo
Tuổi trẻ) VĨNH HÀ
|
Giá điện năm 2017: Đang xây dựng giá cơ sở
Cập nhật lúc 15:14
Theo Bộ Công Thương, hiện EVN vẫn đang xây dựng giá cơ sở
năm 2017, chưa có đề xuất tăng giá điện tại thời điểm này.
Các yếu tố tác
động đến đầu vào của ngành điện như giá than, khí, tỷ giá đang gây nhiều áp
lực tăng giá điện trong năm 2017. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, hiện Tập
đoàn Điện lực Việt Nam vẫn đang xây dựng giá cơ sở năm 2017, chưa có đề xuất
tăng giá điện tại thời điểm này.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), yếu tố chi phí đầu
vào của sản xuất điện đã tăng liên tục từ năm 2015 song chưa được đưa vào cân
đối giá điện hiện hành bao gồm biến động tỷ giá, giá than, khí cho sản xuất
điện, thuế tài nguyên nước, chi phí môi trường rừng.
Theo tính toán của EVN, với việc giá than tăng khoảng 7%
từ cuối năm 2016 sẽ làm đội chi phí sản xuất điện lên gần 4.600 tỷ đồng trong
năm 2017, tiếp tục đặt ra nhiều khó khăn cho Tập đoàn trong việc thu xếp cân
đối đảm bảo nguồn vốn cho đầu tư và sản xuất. Bên cạnh đó, khoản chênh lệch
tỉ giá còn “treo” lại lên tới gần 10.000 tỉ đồng, EVN đề xuất hạch toán vào
giá điện trong thời gian tới.
Trong khi đó, tăng trưởng tiêu thụ điện đang ở mức 12 -
13%/năm nên áp lực đầu tư cho ngành điện rất lớn.
Theo các chuyên gia, giá điện đứng trước nhiều áp lực
tăng. PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý giá (Bộ Tài chính)
cho rằng, cần cân nhắc, xem xét kỹ các phương án tăng giá điện cũng như thời
điểm tăng giá để tránh tác động tiêu cực đến người dân và doanh nghiệp.
Ông Long nói: “Năm 2016, giá điện không tăng. Trong khi
đó, năm nay giá điện năm nay đang đứng trước nhiều áp lực. Các yếu tố tác
động đến đầu vào của ngành điện như giá than, khí, biến động về tỷ giá, điệp
khúc bù lỗ đều là lý do được EVN nêu ra trước áp lực tăng giá điện. Chúng ta
cần phải công khai minh bạch các yếu tố đầu vào, đồng thời tính toán thời
điểm điều chỉnh giá điện hợp lý cũng như mức độ tăng bao nhiêu để không tác
động lớn đến nền kinh tế”.
Bộ Công Thương vừa yêu cầu EVN xây dựng giá cơ sở năm
2017, sau đó sẽ thẩm định giá. Nếu có biến động của yếu tố đầu vào tăng hơn
7% mới xem xét điều chỉnh giá điện./.
Theo vov
|
Libya hỗn loạn, EU ngấm lời nguyền
của Gaddafi
Cập nhật lúc 14:58
(Quan hệ quốc tế) - Gaddafi từng cảnh báo nếu ông ta bị NATO
lật đổ thì sẽ có rất nhiều người châu Phi di cư đến châu Âu, gây hỗn loạn cho
EU...
The Guardian
ngày 30/1/2017 đưa tin, trong báo cáo gửi tới Bộ Ngoại giao Đức, Đại sứ quán
Đức tại Niger đã đánh giá điều kiện sống của người di cư và người tị nạn ở
Libya là vô cùng tồi tệ, trong đó các vụ hành quyết, tra tấn và lạm dụng nhân
quyền có hệ thống diễn ra thường xuyên trong các trại tị nạn ở đất nước Bắc
Phi này.
"Hàng loạt những vụ hành quyết người di cư đã được thực
hiện, hoặc nhẹ hơn là tra tấn, hãm hiếp, hối lộ và lưu đày đến sa mạc diễn ra
hàng ngày", báo cáo ghi rõ. Cơ quan ngoại giao Đức đưa ra báo cáo trong
bối cảnh các nhà lãnh đạo EU đang chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh tại Malta
để tìm cách giảm áp lực cho Italia bởi người di cư châu Phi vượt Địa
Trung Hải tràn vào nước này.
Có lẽ không ai có thể tưởng tượng nổi một xã hội Libya thời hậu
Gaddafi lại hỗn loạn và mất phương hướng như hiện nay. Đã gần 6 năm trôi qua,
kể từ khi nổ ra cuộc nội chiến, rồi chế độ của Tổng thống Muammar Gaddafi bị
lật đổ, đất nước và người dân Libya vẫn chưa thể định hình được một chế độ
chính trị cho mình. Cho đến nay, quốc gia Châu Phi này vẫn bị xâu xé bởi các
phe phái, bộ tộc, xã hội Libya thì bất ổn và đầy bạo lực.
Cùng với đó là sự hoành hành của lực lượng khủng bố, từ đó khiến
cho sự tồn vong của đất nước Libya luôn bị đe doạ. Cho đến giờ phút này, không
ai có thể hiểu được mục đích thực sự của việc NATO và các lực lượng nổi dậy
tại Libya lật đổ chế độ Gaddafi là gì?
Lật đổ một chế độ chỉ để đánh đổi cho một giấc mơ hoang
Vì bất bình với cách điều hành và quản lý đất nước của Gaddafi,
một số bộ tộc ở miền Nam Libya đã nổi dậy chống lại chính quyền trung ương,
gây ra những cuộc xung đột vũ trang, rồi dẫn đến một cuộc nội chiến. Họ hy
vọng rằng sau khi lật đổ được chế độ Gaddafi thì quyền lợi của cá nhân họ,
của bộ tộc họ sẽ được bảo đảm bình đẳng trong một đất nước tự do.
Còn với các nước phương Tây, vốn đã không ưa gì Gaddafi khi xem
ông ta như là một “lãnh chúa Châu Phi”, vì vậy khi thấy Gaddafi đàn áp lực
lượng nổi dậy, NATO đã nhanh chóng hành động lật đổ Gaddafi để dựng lên một
chính quyền dễ thao túng hơn. Phương Tây hy vọng sẽ tạo dựng được ở Libya một
chế độ dân chủ thời hậu Gaddafi.
Trước sự sức mạnh của cả hai lực lượng “nội công, ngoại kích”,
chế độ Gaddafi nhanh chóng sụp đổ và chính thức khép lại một triều đại bằng
cái chết của Đại tá Gaddafi vào một buổi chiều buồn, cuối tháng 10/2011, tại
thị trấn Sirte.
BBC ngày 6/12/2015 đã viết : Khi Muammar Gaddafi bị lật đổ, đã có
những cảnh hân hoan tại đất nước Libya. Tuy nhiên, sự mừng vui ấy chỉ diễn ra
trong vòng chưa đầy một tháng, khi dư âm của hào khí chiến thắng qua đi, cuộc
sống thiếu thốn ập đến mà không biết dựa vào đâu, chờ đợi ai và sẽ có được
cái gì, người dân Libya mới giật mình khi nghĩ về quá khứ.
Với các thành viên NATO đã ném bom vào các căn cứ quân sự của chế
độ Gaddafi để hỗ trợ cho phe nổi dậy ở Libya, thì đã phải thất vọng khi đặt
ra hàng loạt những câu hỏi mà không thể có câu trả lời : Tại sao Libya lại
hỗn loạn như vậy? Ai đang kiểm soát Libya?
Và trong khi đi tìm câu trả lời cho tình trạng bất ổn tại Libya,
phương Tây phải trả giá bằng cái chết của Đại sứ Mỹ tại Libya Ohn Christopher
Stevens, khi Đại sự quán Mỹ ở Benghazi, Libya bị tấn công bởi các chiến binh
Hồi giáo vào ngày 11/12/2012, theo Wall Street Journal.
Cay đắng là Mỹ không thể có hành động trừng phạt nào với Libya
trong tình huống này bởi không biết trừng phạt ai trong một đất nước gần như
không có chủ và phương Tây là tác nhân quan trọng góp phần tạo nên sự vô chủ
ấy. Hiện nay tại Libya có hai chính phủ đối lập, một chính phủ đóng tại thủ
đô Tripoli và một chính phủ đóng đô tại thành phố cảng Tobruk.
Với kết cục cay đắng cho cả người trong cuộc – lực lượng nổi dậy
chống lại chế độ Gaddafi – và người trợ giúp – lực lượng NATO, có thể thấy
rằng kỳ vọng sau khi lật đổ Gaddafi và chế độ của ông ta, sẽ xây dựng một chế
độ tốt hơn tại Libya chỉ là một giấc mơ hoang với nhiều cơn ác mộng.
Hậu quả của việc chà đạp chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc và
lời nguyền Gaddafi
Khi lực lượng nổi dậy tại Libya lựa chọn giải quyết xung đột bằng
vũ lực, đối đầu với quân đội của nhà nước Libya lúc đó, với sự trợ giúp bằng
bom đạn của NATO, khi đó lực lượng nổi dậy đã xem lợi ích của cá nhân, phe
phái lớn hơn lợi ích của toàn dân tộc Libya. Vì vậy, đến giờ này họ vẫn không
thể làm chủ được tình hình dù chế độ Gaddafi đã bị xóa xổ.
Khi NATO ném bom vào lực lượng của chế độ Gaddafi với mong muốn
giúp cho lực lượng nổi dậy nhanh chóng chiến thắng cả trên chiến trường và
chính trường Libya, lúc đó chủ quyền quốc gia của Libya đã bị họ tước bỏ - vì
chế độ của Gaddafi là chế độ hợp hiến duy nhất tại Libya lúc bấy giờ - và lợi
ích của dân tộc Libya thì bị họ bỏ quên.
Chính vì vậy, cho đến bây giờ phương Tây không thể nắm
được bất cứ cái gì trong một đất nước Libya hỗn độn, chứ nói gì đến việc định
hình một chế độ theo ý muốn của họ.
Có thể thấy rằng, cả hai lực lượng
quyết định chấm dứt sự tồn tại chế độ của Gaddafi đều không xuất phát từ ý
nguyện của người dân Libya là mong muốn đất nước Libya phát triển, xã hội
Libya ổn định. Người ta nêu cao khẩu hiệu vì nhân dân Libya nhưng lại không
mang đến một nền hòa bình cho đất nước Libya, vậy thì làm sao tạo điều kiện
cho người dân Libya được sống tự do, làm sao nuôi dưỡng cho xã hội Libya
một nền dân chủ?
Đối mặt với cuộc sống thiếu thốn và xã
hội bất ổn, cái nghèo luôn đeo đuổi và cái chết luôn rình rập, người dân
Libya thất vọng và bế tắc. Một số người có tư tưởng cực đoan đã chọn bạo lực
làm lẽ sống và súng đạn làm phương tiện kiếm sống, từ đó họ trở thành những
kẻ khủng bố đang hoành hành trên đất nước họ và cả ở các nơi khác trên thế
giới.
Đối với những người không thể tự đổi
thay thì đành phải chờ đợi sự đổi từ vòng xoay số phận. Và trong tâm trạng
khắc khoải họ hoài niệm về cái xã hội được “cai trị bằng chế độ độc tài
Gaddafi”. Ông Karim Mohamed, một thợ may nói với BBC rằng, ở Libya trước đây
mọi người đều có công việc và có tiền. Ở Mỹ có người ngủ dưới gầm cầu, nhưng
ở Libya thời Gaddafi không có điều ấy.
Đối với những người dân Libya không thể
sống với hoài niệm và cũng không thể gia nhập lực lượng khủng bố, rồi chĩa
súng vào đồng loại, thì họ quyết định rời bỏ quê hương để đì tìm miền đất hứa
nơi phương trời xa với một hy vọng mong manh cho sự đổi đời trong một hành
trình gian nan và đầy nguy hiểm.
BBC dẫn lời Mustafa Abdel Momin, một
công nhân xây dựng : "Sau khi Gaddafi bị lật đổ, chúng tôi có đầy đủ các
cuộc khủng hoảng. Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp cao ngất trời và không có gì
cho chúng tôi làm. Hoặc là chúng tôi kết thúc bằng một cuộc sống phạm pháp vì
đó là cách duy nhất để kiếm tiền, hay là chúng tôi cố gắng đến châu Âu để
kiếm sống".
Và thực tế đó đã góp phần tạo nên làn
sóng người di cư châu Phi tràn vào châu Âu, tạo nên vấn nạn dân nhập cư, đe
doạ bất ổn chính trị – xã hội tại nhiều nước thành viên EU. Chỉ tính riêng
năm 2016 đã có 181.000 người vượt biển từ Libya tới Italia, tạo ra áp lực
khủng khiếp với chính quyền nước này và ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của
người dân đất nước hình chiếc ủng.
Rõ ràng, cuộc xung đột giữa chế
độ Gaddafi với các lực lượng nổi dậy tại Libya không hề được giải quyết
như người ta mong muốn, sau khi thực hiện việc xóa sổ chế độ ấy một cách
tàn bạo. Cuộc xung đột xã hội ở Libya còn kéo dài và sâu sắc hơn khi có quá
nhiều lực lượng, phe phái xâu xé đất nước Libya, đưa người dân vào thảm cảnh
mà quyền sống của họ có thể bị tước bỏ bất cứ lúc nào bởi luật pháp dường như
không còn là công cụ quản lý xã hội.
Theo BBC cho biết, trước khi bị lật đổ,
ông Gaddafi đã chính thức cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) rằng nếu NATO lật
đổ chế độ của ông ta thì sẽ có rất nhiều người di cư đến châu Âu, gây ra sự
hỗn loạn và bất ổn cho EU. Với thực tế vấn nạn dân nhập cư hiện nay, có lẽ
lời nguyền đó của Gaddafi đã và đang ứng nghiệm với EU.
(Theo Đất Việt)
Ngọc Việt
|
Chuyện vui:
|
“Sếp” doanh nghiệp nhà nước
nhận lương cao nhất bao nhiêu?
Cập nhật lúc
14:31
Nếu
trước đây, trong chi trả lương tại các DNNN còn tồn tại nhiều vấn đề như để
xảy ra chênh lệch lớn giữa lương “sếp” và lương nhân viên, lương “sếp” các
DNNN với nhau, thâm dụng quỹ lương nhân viên bổ sung cho lương “sếp”…thì từ
năm 2016, vấn đề lương thưởng gắn với thị trường, hiệu quả sản xuất kinh
doanh hơn. Nếu kết quả tốt, lương “sếp” DNNN có thể đạt trên 150 triệu
đồng/tháng.
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)