Đường
Cát Linh-Hà Đông có công nghệ mới: Trung Quốc đáng tin
Cập nhật lúc 09:15
(Tin tức thời sự) - “Một công trình nằm
giữa thủ đô thể hiện văn minh, hiện đại, kỹ thuật của Trung Quốc mà họ đưa
công nghệ yếu kém thì tôi nghĩ là khó”.
Trung Quốc sẽ
đưa công nghệ tốt
Ngày 29/9, phát
biểu tại buổi họp báo về tình hình nhiệm vụ công tác quý III của Bộ GTVT, Thứ
trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường khẳng định: tháng 9/2017 sẽ chính thức khai
thác thương mại tuyến đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông.
Lý giải sự chậm
trễ này, ông Trường cho biết, Bộ GTVT đang đàm phán với đối tác Trung Quốc để
mua gói thiết bị khoảng 200 triệu USD nhằm có được công nghệ mới nhất cho dự
án, Bộ Tài chính còn thẩm định nên thời gian vận hành đoàn tàu bị lùi khoảng
một năm so với dự kiến.
Trao đổi với
Đất Việt, TS Nguyễn Xuân Thủy, Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản giao thông, một
chuyên gia lâu năm về giao thông cho rằng có nhiều điều băn khoăn trước thông
báo mới của Bộ GTVT.
Theo TS Thủy,
việc Việt Nam lựa chọn các công nghệ mới nhất của Trung Quốc để đưa vào lắp
đặt tại tuyến đường sắt đô thị trên cao Cát Linh – Hà Đông là cần thiết. Tuy
nhiên, điều ông Thủy băn khoăn là tại sao đến thời điểm này, Bộ GTVT mới tiến
hành đàm phán với phía đối tác Trung Quốc.
“Đó mới chỉ là
thông báo. Chúng ta cũng chưa rõ Bộ GTVT mua công nghệ gì. Tuy nhiên tôi cho
rằng công nghệ Trung Quốc cũng sẽ phải cập nhật và học theo công nghệ thế
giới. Thế nhưng cái bất hợp lý ở đây là tại sao ngay từ đầu chúng ta không
đàm phán để có được một giá bao gồm đầy đủ công nghệ mới? Tại sao một dự án
rõ ràng về kỹ thuật như vậy mà lại thay đổi thường xuyên về công nghệ và tăng
giá lên.
Ban đầu chúng
ta ký với Trung Quốc hợp đồng khoảng 550 triệu USD từ nguồn vốn ODA rồi sau
đó tăng thêm thành hơn 800 triệu USD. Đối với đường sắt trên cao như vậy là
quá đắt rồi. Bây giờ chúng ta lại bỏ ra thêm 200 triệu để nâng cấp, để mua
công nghệ mới nhất. Điều này tôi thấy hơi vô lý”, TS Thủy đặt câu hỏi.
TS Thủy cho rằng, nguyên nhân dẫn đến
tình trạng trên là do Việt Nam chưa nắm được về kỹ thuật, chưa có sự tính
toán, so sánh, phân tích cụ thể ngay từ thời điểm ban đầu để lựa chọn những
công nghệ mới nhất, tốt nhất.
“Với các công
nghệ mới của Trung Quốc lần này, chúng ta cần thẩm định kỹ lưỡng, đưa những
chuyên gia giỏi của Việt Nam để đánh giá, phân tích. Chúng ta cũng có rất
nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, uy tín trong lĩnh vực này. Đặc biệt, theo
tôi chúng ta không nên đưa người quen thân vào khi tiến hành thẩm định. Người
không nắm được công nghệ đánh giá để cuối cùng bị đánh lừa thì sẽ rất tốn
kém, lãng phí tiền của của nhà nước”, TS Thủy lưu ý.
Dù chia sẻ với
những lo lắng của người dân về việc Trung Quốc đưa những công nghệ không tốt
sang Việt Nam nhưng TS Thủy tin tưởng rằng, với dự án đường sắt đô thị Cát
Linh – Hà Đông, phía Trung Quốc sẽ đưa vào những công nghệ tốt nhất.
“Tôi không lo
ngại điều này lắm. Bởi lẽ với một công trình nằm giữa thủ đô như đường sắt
Cát Linh – Hà Đông, thể hiện văn minh, hiện đại, kỹ thuật của Trung Quốc mà
họ đưa công nghệ yếu kém thì tôi nghĩ là khó.
Công nghệ thì
cũng không có gì ghê gớm cả. Sau khi chúng ta có cơ sở hạ tầng thì tiến hành
lắp đường ray, lắp hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống truyền điện.
Sau đó lắp
phương tiện lên và cho điều hành, khai thác thôi. Nhưng vì người dân chưa
quen và lần đầu chúng ta có phương tiện đường sắt trên cao nên nhiều người
nghi ngại.
Tôi cho rằng
người dân không nên sợ hãi và lo lắng. Cá nhân tôi nghĩ rằng khoảng 80-90%
thì chúng ta phải tin vào công nghệ Trung Quốc”, TS Thủy nói.
So với thế giới
thì...
Đánh giá về
công nghệ đường sắt của Trung Quốc, TS Thủy khẳng định, dù ra đời muộn hơn
các nước, nhưng trong thời gian qua Bắc Kinh cũng có nhiều cải tiến, áp dụng
các kỹ thuật hiện đại, tiên tiến giống các nước đi đầu trong lĩnh vực này
như: Mỹ, Đức, Pháp, Nhật Bản…
“Đường sắt cao
tốc thì người Nhật làm từ những năm 60 còn Trung Quốc từ những năm 70, 80 của
thế kỷ 20 mới có. Tính đến nay họ đã làm được hàng vạn km đường sắt thì cũng
không đến mức yếu kém”, TS Thủy nói.
Tuy nhiên, vị
chuyên gia cho rằng, dù Trung Quốc dùng kỹ thuật của các nước tiên tiến trên
thế giới nhưng những vấn đề liên quan đến độ bền, độ tin cậy và tuổi thọ thì
Bắc Kinh chưa thể theo kịp các quốc gia khác.
“Trung Quốc có thể làm đường sắt cao
tốc nhưng tôi cho rằng công nghệ không thể bằng của Nhật, Pháp, Đức…
Đường sắt trên cao thì chỉ là một hệ
thống nhỏ, chúng ta áp dụng hình thức tổng thầu EPC nên việc lựa chọn công
nghệ Trung Quốc có thể chấp nhận được. Còn tuyến đường sắt cao tốc Bắc –Nam
chúng ta đang dự tính, tôi nghĩ không nên nhập của Trung Quốc mà nên nhập
công nghệ của Nhật, Pháp. So với các nước đi đầu về đường sắt cao tốc thì độ
tin cậy của Trung Quốc chưa bằng”, TS Thủy nêu quan điểm.
Đánh giá về mốc thời gian Bộ GTVT đưa
ra để khai thác thương mại tuyến đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông, TS
Thủy cho rằng thời điểm tháng 9/2017 có khả năng khả thi.
“Những mốc thời gian trước Bộ GTVT và
phía nhà thầu Trung Quốc đưa ra tôi cho rằng khó thực hiện được. Thời điểm
tháng 9/2017 thì cơ bản đã hoàn thành được các hệ thống cơ sở hạ tầng.
Khi đó chúng ta lắp phương tiện vào có
thể sẽ phát sinh một số vấn đề về kỹ thuật như: điều khiển và tự đông
hóa không phù hợp, không liên kết được, không tương thích… Tuy nhiên đây chỉ
là những thay đổi lặt vặt, những thay đổi lớn thì tôi nghĩ không còn nữa”, TS
Thủy nhấn mạnh.
(Theo Đất Việt)
Nguyễn Hoàn
Vâng
ạ, ai chưa sang TQ hãy sang nước họ một lần để thấy họ chẳng thiếu công nghệ
rất tốt, chỉ có điều những thứ ấy không thấy ở VN. Tin công nghệ TQ tốt là
một chuyện. Tin người TQ lại là chuyện khác, kinh thưa Thứ trưởng Trường!
Thương Giang
|
Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét