Cắt cỏ tốn 700 tỷ, chiếu sáng, thoát nước… tiêu hết bao
nhiêu?
Cập nhật lúc 14:01
Báo cáo
thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp về công tác phòng chống tham nhũng năm 2016 nêu
rõ, sau vụ việc cắt cỏ tốn đến 700 tỷ đồng xảy ra ở Hà Nội, nhiều người dân
muốn chính quyền các thành phố lớn công khai chi phí các dịch vụ công cộng.
Theo
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga, người dân muốn
chính quyền công khai chi phí các dịch vụ công cộng. Ảnh Như Ý.
Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp về công tác phòng chống tham nhũng
năm 2016 nêu rõ, sau vụ việc cắt cỏ tốn đến 700 tỷ đồng xảy ra ở Hà Nội,
nhiều người dân muốn chính quyền các thành phố lớn công khai các thông tin về
chi phí các dịch vụ công cộng như điện chiếu sáng; cấp thoát nước; pa nô, áp
phích tuyên truyền, cổ động…
Công khai để
nhân dân giám sát
Sáng 28/10, trình bày báo
cáo thẩm tra về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2016 trước Quốc
hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho hay, người dân, doanh nghiệp
ngày càng có tư tưởng chịu đựng tham nhũng dẫn đến chấp nhận các chi phí
không chính thức trong giải quyết công việc có liên quan đến chính quyền.
Bên cạnh đó cũng phổ biến tâm lý thờ ơ, ngại đấu tranh với biểu hiện
tiêu cực, tham nhũng ngay trong đội ngũ cán bộ, công chức...
Từ chi phí cắt cỏ tốn đến
700 tỷ đồng, nhiều người dân đề nghị công khai các chi phí như chiếu sáng,
thoát nước...
Báo cáo cũng chỉ rõ tình
trạng không công khai, lạm dụng yêu cầu bảo mật thông tin để không công khai
hoặc có công khai nhưng nội dung không cụ thể, thiếu minh bạch, công khai
trong phạm vi hẹp vẫn diễn ra, nhất là trong hoạt động của doanh nghiệp nhà
nước, trong công tác tổ chức cán bộ, tài chính, ngân sách và giải quyết các
công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị… gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người
dân và doanh nghiệp.
“Thông tin cho thấy, hàng năm thành phố Hà Nội chi khoảng 700 tỷ đồng
cho việc cắt tỉa cây xanh trên địa bàn. Chỉ đến khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố nhận ra sự bất hợp lý và thẳng thắn công bố, người dân mới được
biết về thông tin này”, báo cáo của Uỷ ban Tư pháp chỉ rõ.
Cũng theo Uỷ ban Tư pháp, qua vụ việc này, nhiều người dân muốn chính
quyền công khai các thông tin khác về chi phí các dịch vụ công cộng như điện
chiếu sáng; cấp thoát nước; pa nô, áp phích tuyên truyền, cổ động…của các
thành phố lớn.
Bổ nhiệm ồ
ạt cuối nhiệm kỳ gây nghi ngờ, bức xúc
Đề cập đến công tác bổ nhiệm cán bộ, Uỷ ban Tư pháp cho hay, nhiều đại
biểu Quốc hội, dư luận cử tri và báo chí phản ánh trong công tác điều động,
bổ nhiệm cán bộ thời gian qua có một số trường hợp lạm dụng quy định để điều
động, bổ nhiệm cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn, phẩm chất, năng lực,
chưa thật sự tiêu biểu, thiếu kinh nghiệm thực tế là người thân, trong gia
đình.
Bên cạnh đó, có trường hợp bổ nhiệm ồ ạt vào thời điểm chuyển giao
nhiệm kỳ... đã gây nghi ngờ, bức xúc, bất bình trong dư luận, làm giảm sút
lòng tin của nhân dân vào chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước về PCTN
nói chung và PCTN trong công tác tổ chức cán bộ nói riêng.
“Đề nghị Chính phủ ghi
nhận, xem xét kỹ các phản ánh của đại biểu Quốc hội và cử tri, báo chí; chỉ
đạo người có trách nhiệm tổng kiểm tra, rà soát và giải trình về các trường
hợp cụ thể được phản ánh, trên cơ sở đó Chính phủ đánh giá tổng thể thực
trạng và đề ra giải pháp xử lý, khắc phục trong thời gian tới”, bà Nga nhấn
mạnh.
(Theo Tiền phong) Văn Kiên
|
Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét