Tăng lương 7 - 8%: Nên “chốt” thay vì định
hướng
Cập
nhật lúc 10:46
Cơ quan thẩm tra cũng đề
nghị cần ưu tiên bố trí nguồn điều chỉnh tăng lương...
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách
Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra định hướng kế hoạch tài chính 5 năm.
Thẩm tra định hướng kế hoạch tài chính 5
năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách báo cáo Quốc
hội quan điểm về điều chỉnh tiền lương.
Trước đó, trong phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 17/10, Chủ nhiệm Uỷ ban Nguyễn Đức Hải cho biết một số ý kiến trong uỷ ban này cho rằng, trong điều kiện giá cả tăng cao, đời sống của cán bộ, công chức gặp không ít khó khăn thì đề xuất tăng mức lương cơ sở 7% (đạt mức 1,3 triệu đồng/tháng) cho năm 2017 là hợp lý. Báo cáo trình Quốc hội chiều 20/10 nêu rõ, Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, mức chi điều chỉnh tiền lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công tăng khoảng 7 - 8%/năm là hợp lý. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ cần đưa chỉ tiêu này thành mục tiêu thực hiện, không mang tính chất định hướng, gắn với yêu cầu kiên quyết thực hiện tinh giản biên chế và sắp xếp lại bộ máy, đẩy mạnh việc thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập, điều chỉnh tiền lương theo lộ trình đã được đề ra. Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị trong điều hành, căn cứ khả năng thu, Chính phủ cần ưu tiên bố trí nguồn điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp ưu đãi với mức tăng cao hơn theo lộ trình. Có ý kiến cho rằng, giai đoạn 2011 - 2015, chưa thực hiện được lộ trình cải cách tiền lương đã đưa ra, do vậy, đề nghị giai đoạn 2016 - 2020, cần tăng mức chi điều chỉnh tiền lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công lên 10 - 12%/năm, góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương. Chính phủ cần lưu ý tăng cường công tác quản lý và chú trọng đến sự an toàn và hiệu quả hoạt động của các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, báo cáo thẩm tra nêu. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính 5 năm 2011 - 2015, cũng liên quan đến chi thường xuyên, cơ quan thẩm tra cho rằng ngân sách Nhà nước đã thực hiện một phần lộ trình cải cách tiền lương, cụ thể là điều chỉnh tăng tiền lương cơ sở 3 lần, 1 lần thực hiện phụ cấp công vụ 25%, 1 lần điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống). Nhưng, cơ quan thẩm tra đánh giá, lộ trình này cơ bản chưa thực hiện được mục tiêu đề ra.
(Theo VnEconomy) NGUYỄN LÊ
|
Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2016
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét