Nga đang
bị Trung Quốc “đồng hóa”?
Cập
nhật lúc 08:26
Ngày
9-5, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng phát xít Đức tại Moskva, Tổng
thống Putin và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã ký 32 thỏa thuận,
nhằm củng cố quan hệ song phương. Và kể từ năm 2013 đến nay, ông Putin và ông
Tập Cận Bình đã 7 lần tiếp xúc trực tiếp.
Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn
nhất của Nga với buôn bán song phương dự kiến đạt 100 tỉ USD vào năm tới và
200 tỉ USD trước năm 2025. Nhưng Trung Quốc không những đang tìm cách thúc
đẩy quan hệ với khu vực Trung Á vốn được coi là sân sau của Nga, mà còn cổ vũ
người dân tới Nga, nhất là vùng Viễn Đông làm ăn.
Lãnh thổ trên hết
Ngày 17-6, tờ Đa Chiều cho rằng, trong khi
quan hệ Moskva - Bắc Kinh đang ngày càng sâu sắc, thì dư luận xã hội Nga lại
đang lo ngại trước nguy cơ bành trướng của Trung Quốc. Tuy giới chức cùng học
giả xứ sở bạch dương đang tìm cách trấn an, nhưng mối quan ngại này ngày càng
phát triển bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Câu hỏi tại sao Trung Quốc tăng cường đưa
dân ra nước ngoài khi có tới 5 triệu công dân nước này đang làm việc ở cả 5
châu, 4 biển, dần được giải mã. Bởi ngoài việc đem lại hàng tỉ USD, Trung
Quốc đang dần thực hiện chiến lược trở thành trung tâm của thế giới.
Ngày 17-6, Hãng Thông tấn Itar Tass cho
biết, chính quyền Baikal vừa ký hợp đồng cho Công ty TNHH Hưng Bang Hoa Nga
của Chiết Giang, Trung Quốc thuê 115.000ha đất với thời gian 49 năm để canh
tác với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu USD.
Và thông tin này lập tức gây sốc bởi
một số đài truyền hình và báo mạng của Nga coi “đất đai của Tổ quốc đang bị bán
từng mảnh cho Trung Quốc” và “thời kỳ Trung Quốc bành trướng trên lãnh thổ
Nga đã bắt đầu”.
Trước đó, khu tự trị Yevreyskaya thuộc tỉnh
Theo thống kê, người Trung Quốc đã đến đầu
tư và khai thác vùng Viễn Đông và
Có một thực tế, người dân tại vùng Viễn
đông Nga vẫn đã và đang chào đón đầu tư từ Trung Quốc, còn Bắc Kinh muốn người
dân nước này tới Nga làm ăn, ngoài lý do kinh tế, còn bởi nguồn tài nguyên
phong phú và sâu xa hơn là “ngặm nhấm lãnh thổ”. Trong khi vùng Viễn đông có
diện tích bằng 2/3 nước Mỹ, nhưng dân số nơi đây chỉ khoảng 6,3 triệu người.
Theo Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO),
Nga là quốc gia có diện tích đất canh tác bỏ hoang lớn nhất thế giới. Viễn
đông giáp với 3 tỉnh của Trung Quốc là Cát Lâm, Hắc Long Giang và Nội Mông.
Đất tốt và nhiều phần diện tích chưa được canh tác, trong khi Trung Quốc vừa
đông dân, vừa cần đất canh tác nông nghiệp.
Tính đến hết năm 2013, các công ty
Trung Quốc đã thuê hoặc kiểm soát ít nhất 600.000ha đất ở vùng Viễn đông (tương
đương với diện tích bang
“Trung Quốc nhắc nhở người dân phải
khắc cốt ghi xương lịch sử mất đất vào tay Nga”, đó là thông tin được đăng tải
trên tờ South China Morning Post số ra ngày 24-5. Theo Đài Truyền hình quốc
gia Trung Quốc CCTV, Tân Hoa xã cho biết, tỉnh Hắc Long Giang đã khôi phục
lại tên cũ của quận Ái Huy (đồng âm nhưng khác chữ viết) để công khai nhắc
nhở người dân nước này về một giai đoạn lịch sử “đau thương”.
Bởi CCTV đã nhắc lại chi tiết về Hiệp ước
biên giới Trung - Nga được ký giữa nhà Thanh với Nga năm 1858 mà sau này Bắc
Kinh cho rằng, họ đã bị mất khoảng 600km2 lãnh thổ. Giới phân tích
coi việc giới truyền thông Trung Quốc đề cập tới vấn đề lịch sử đã chứng minh
cho mối quan hệ đối tác chiến lược Bắc Kinh - Moskva. Trung Quốc từng đề cập
tới “cuộc xâm lược của Nga” khi quan hệ với Liên Xô trước đây căng thẳng.
Giáo sư Vương Trương Dương thuộc Viện Khoa
học xã hội Trung Quốc coi đây là một sự thay đổi trong chính sách và thái độ
của Trung Quốc đối với Nga trong vấn đề lãnh thổ. Ngày 4-3, tờ Bussiness
Insider đăng chùm ảnh tập luyện võ thuật và thử thách sức chịu đựng trong môi
trường tuyết của binh sĩ Trung Quốc. Đáng chú ý, màn diễn tập này được thực
hiện tại một căn cứ quân sự của Trung Quốc ở tỉnh Hắc Long Giang, gần biên
giới ở miền Đông nước Nga.
Kỳ vọng mong manh
Trong bài “Ngu ngốc hay là…” đăng trên tờ
“Bình luận quân sự” (Nga) hôm 8-3, tác giả Igor Kabardin đã phản biện đối với
ý tưởng của Phó thủ tướng Nga Arkadi Dvorkovich trong quan hệ với Trung Quốc.
Bởi theo ông Arkadi Dvorkovichs, Nga
nên cho phép người Trung Quốc đến những mỏ đang khai thác (trên thế giới chưa
ai làm như vậy); cho các công ty Trung Quốc được phép nắm cổ phần chi phối
(một điều không thể tưởng tượng được đối với một cường quốc như Nga); các
công ty Trung Quốc được đưa người Trung Quốc đến làm việc ở Nga như đang tiến
hành tại Kazakhstan và nhiều nước khác.
Và điều này không những tạo điều kiện
để Bắc Kinh hưởng lợi về kinh tế, mà còn tạo ra những khu phố Tàu giống như ở
Pháp, Mỹ… Bởi sự xuất hiện của dòng người Trung Quốc sẽ làm thay đổi hoàn
toàn diện mạo các khu vực xung quanh, nhất là khi số chuyên gia và công nhân
Trung Quốc mang theo cả gia đình họ.
Và một khi “thành phố Trung Quốc” mọc trên
đất Nga sẽ là một thế giới riêng và không ai có thể biết điều gì đang và sẽ
xảy ra trong đó. Và điều giới phân tích từng quan ngại có thể sẽ xảy ra khi
chính quyền trung ương Moskva yếu đi - người Trung Quốc tiến hành kịch bản “
Bởi mối quan ngại về khả năng người Trung
Quốc xâm lấn tại Viễn đông đã có từ lâu và mới giảm đi kể từ thập niên 1990
(sau khi Liên Xô tan rã). Có một chi tiết khá thú vị - từ lâu Nga đã bán tài
nguyên và điện cho Trung Quốc với giá rẻ hơn bán cho người tiêu dùng trong
nước và Moskva cũng đã “nhường” cho Bắc Kinh các đảo trên sông Amur mà không
đặt ra bất cứ một điều kiện đặc biệt nào.
Hơn 1 năm trước (21-5-2014), Nga -
Trung đã ký thỏa thuận khí đốt lịch sử với giá trị lên tới 400 tỉ USD với thời
hạn 30 năm. Nga coi đây là thắng lợi lớn vì đã tìm được thị trường mới, không
phụ thuộc vào châu Âu, đồng thời giúp Moskva phát triển các mỏ mới ở phía
đông
Bởi để ký được thỏa thuận khí đốt lịch sử,
ông Putin đã phải nhượng bộ, trước đó Trung Quốc chê giá khí đốt của Nga đắt.
Ngoài ra, Nga còn phải chi khá nhiều tiền cho việc xây dựng đường ống dẫn khí
mới nối sang Trung Quốc. Hơn nữa, Trung Quốc còn đẩy mạnh việc sử dụng đồng
NDT trong thanh toán thương mại quốc tế để trả nguyên liệu thô của Nga, hoặc
sẽ trừ dần số tiền thanh toán vào hàng hóa và dịch vụ xuất sang nước này.
Sau khi bản hợp đồng khí đốt trị giá
400 tỉ USD được ký, Trung - Nga đều thỏa mãn bởi Moskva giảm sự lệ thuộc vào
thị trường châu Âu, còn Bắc Kinh có thêm nguồn cung quan trọng giải tỏa cơn
khát năng lượng.
Trong khi đó, phương Tây coi hợp đồng 400
tỉ USD ẩn chứa nhiều mưu đồ địa - chính trị hơn là ý nghĩa kinh tế. Bởi hợp
đồng kể trên được ký sau khi Nga liên tiếp hứng chịu các lệnh trừng phạt của
Mỹ và châu Âu liên quan đến việc sáp nhập
Trong khi đó, nhu cầu khí đốt của Trung
Quốc sẽ vượt xa con số 38 tỉ m3/năm một khi các dự án đường ống
vận chuyển hoàn tất và kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới lấy lại đà
tăng trưởng như trước đây. Theo giới phân tích, tuy năng lượng có thể là động
lực thúc đẩy quan hệ Nga - Trung lên một nấc thang mới, nhưng mối quan hệ này
chỉ mang tính thực dụng.
Theo nhận định của bà Morena Skalamera,
chuyên gia quốc tế của Trường Harvard Kennedy (Mỹ), tuy Nga - Trung gắn kết
với nhau về vấn đề năng lượng, nhưng Moskva luôn đề phòng toan tính của Bắc
Kinh ở khu vực Bắc Thái Bình Dương và Bắc Cực, chưa kể tới cạnh tranh ảnh
hưởng tại Trung Á.
Có nhiều chuyên gia cho rằng, Nga - Trung
là đồng minh bất đắc dĩ thời cấm vận. Trong khi Nga đang bị phương Tây trừng
phạt kinh tế, còn Trung Quốc đang bị cả thế giới lên án vì yêu sách lãnh thổ
phi lý tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Và Trung Quốc đang hưởng lợi từ xung
đột Nga - phương Tây.
Bởi các cơ quan tài chính, tập đoàn
năng lượng và Ngân hàng Nhà nước Nga đã tăng cường sử dụng đồng NDT trong các
giao dịch thương mại, tài chính. Theo thống kê, từ năm 2014, sau khi bị Mỹ và
phương Tây áp dụng lệnh cấm vận, Nga đã chuyển hướng giao dịch và đầu tư sang
Trung Quốc và hiện Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn thứ hai của Moskva, sau
Liên minh châu Âu (EU) với tổng kim ngạch khoảng 95 tỉ USD năm 2014.
Một số chuyên gia cho rằng, vấn đề lớn nhất
đối với tương lai của nước Nga là họ có một dân số khá khiêm tốn (khoảng 150
triệu người) so với tiềm lực về lãnh thổ và công nghệ của mình. Ngoài ra, tỷ
suất sinh của người Nga đang giảm đáng kể, do đó Moskva buộc phải mở cửa cho
người nhập cư và Bắc Kinh đã tận dụng triệt để vấn đề này.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, từ
năm 2013, Nga đã trở thành quốc gia có lượng người nhập cư lớn thứ hai thế giới,
chỉ sau Mỹ. Trong cuộc phỏng vấn về quan hệ quốc tế với tờ Lenta của Nga mới
đây, người đứng đầu Hội đồng Nga về các vấn đề quốc tế (INF) Andrei Kortunov
cho rằng, Trung Quốc coi trọng quan hệ với Mỹ hơn Nga.
(Theo Năng
lượng Mới) Tuấn Quỳnh
|
Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét