Chuyên gia Mỹ:
|
Mỹ cần hình ảnh Putin độc tài và nước Nga hiếu chiến
|
Trong khi phái
“tân bảo thủ” Mỹ tập trung chú ý đến các cuộc chiến kéo dài một
thập niên ở Trung Đông, ông Putin đã khôi phục nhà nước Nga sau thời gian
hỗn loạn dưới thời Yeltsin, còn Trung Quốc đã phát triển nhanh hơn nhiều so
với dự đoán của Washington.
"Washington luôn cần
phải có một kẻ thù bên ngoài để biện minh cho sự cần thiết cấp gần 1 nghìn
tỷ USD mỗi năm cho các mục đích quân sự. Vì vậy, khi được hỏi là Nga
phải áp dụng những biện pháp nào để cải thiện quan hệ với Mỹ,
tôi thường trả lời: “Đây là một câu hỏi vô nghĩa” - ông Roberts nói.
Vị chuyên gia
Mỹ thẳng thắn thừa nhận, Washington
không có ý định xây dựng mối quan hệ bình đẳng, cùng có lợi đối với Nga,
bởi vì theo quan điểm của Mỹ, nước này cần phải có sự căng thẳng
trong quan hệ với Nga.
Tiến sĩ Paul
Craig Roberts giải thích, sự căng thẳng là cái cớ để Mỹ duy trì các biện
pháp trừng phạt, làm cho châu Âu xa cách khỏi Nga, giúp NATO củng cố
vị thế gần biên giới của Liên bang Nga và thuyết phục người dân Mỹ về sự
cần thiết phải gia tăng chi phí quân sự.
Quan điểm của ông Roberts có nhiều điểm
chung với những phân tích trước đó của các chính khách và học giả Nga. Họ cho
rằng, Mỹ luôn ấp ủ âm mưu bao vây, cô lập nhằm khiến Nga suy yếu, không phục
hồi được sức mạnh quân sự và kinh tế như dưới thời Liên Xô cũ.
Những chính sách ngoại giao độc lập và
cứng rắn của Tổng thống Nga Putin luôn là “cái gai trong mắt” đối với Mỹ. Bởi
vậy, Mỹ đã mượn các sự kiện trên thế giới, từ Nam Tư cho đến Syria và bây giờ
là Ukraine để làm cái cớ “kéo bè kéo cánh” trừng phạt Nga.
Sở dĩ hiện nay Washington
tập trung vào Moscow
bởi dưới sự lãnh đạo của ông Putin, Nga đang dần khôi phục sức mạnh kinh tế
và quân sự, cùng với đó là những ảnh hưởng về chính trị. Nếu không ra tay
ngay, để Nga lớn mạnh một thời gian nữa, có hối cũng không kịp.
Sở dĩ Mỹ tập trung vào Nga bởi đất nước
của ông Putin có uy tín và ảnh hưởng chính trị lớn hơn rất nhiều so với Trung
Quốc, tiếng nói của Moscow đã dần lấn át Washington trong giải quyết một số
sự vụ quốc tế như vấn đề Syria, Triều Tiên hay Iran. Mà điều đó sẽ là nguy cơ
lớn nhất đe dọa địa vị thống trị của Mỹ.
Trong một số sự vụ quốc tế, tiếng nói của Nga đã lấn át Mỹ (Ảnh minh họa)
|
Bởi vậy, bằng mọi giá Hoa Kỳ phải xây
dựng hình tượng Tổng thống Putin độc tài, một nước Nga hiếu chiến, đe dọa an
ninh và hòa bình ở châu Âu để khoét sâu mâu thuẫn giữa Moscow với Brussels và
cả khối NATO.
Ở vấn đề Ukraine, suốt một năm trời,
chiến thuật gieo rắc hoang mang, sợ hãi trước "những kẻ ly khai
khát máu" và "bọn xâm lược từ Nga" “cướp đoạt Crimea, xâm
chiếm Donbass” của truyền thông phương Tây đã có hiệu quả gần như hoàn hảo.
Những điều này khong chỉ khiến Kiev
“nhảy dựng lên” trước mỗi động thái của Moscow mà còn gây ra lo lắng cho
không chỉ những nước láng giềng của Nga mà còn trên toàn châu Âu, khiến họ
phải tiếp tục phụ thuộc vào Mỹ, buộc chặt họ vào “cỗ xe tù” NATO nhằm xiết
chặt vòng vây quanh Nga.
Các chuyên gia Nga khẳng định, việc
NATO không chịu giải tán sau khi Liên Xô sụp đổ, không những thế lại ngày
càng bành trướng về phía đông, kết nạp thêm những nước cộng hòa thuộc Liên Xô
cũ giáp Nga là minh chứng rõ nét nhất về một âm mưu chống lại đất nước họ.
(Theo Đất Việt)
Toàn Thắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét