'Bêu' sai thông tin nợ thuế của
doanh nghiệp: Sai thì... xin lỗi (!)
Cập nhật lúc 08:16
Doanh nghiệp (DN) không nợ thuế vẫn bị bêu tên hoặc nợ ít hơn số
thực tế ngành thuế nêu... Đây là những câu chuyện oái oăm xảy ra trong bối
cảnh ngành thuế ngày càng hiện đại hóa quy trình quản lý thuế.
Làm thủ tục thuế
tại quận Hai Bà Trung (Hà Nội).
Sẵn sàng xin lỗi
Sau khi nhận
được thông tin nợ thuế, Tổng Giám đốc Cty CP Tập đoàn Thành Công (tập đoàn mẹ
của hãng ô tô Huyndai Thành Công) Lê Ngọc Đức, cho hay: Có sự nhầm lẫn trong
vấn đề này và sẽ đề nghị Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) giải thích, đối chiếu
lại. “Chúng tôi là DN lớn, nộp ngân sách hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm, tại sao
lại nợ mấy tỷ đồng tiền thuế như vậy được”, ông Đức nói.
Chúng tôi đặt
vấn đề với Cục thuế TP Hà Nội, một lãnh đạo cục này thừa nhận, số liệu một số
DN nợ thuế chưa chính xác. Cụ thể, về trường hợp Cty CP Tập đoàn Thành Công,
vị này cho biết: Số nợ công bố 8,277 tỷ đồng chưa đúng, sau khi đối chiếu lại
chỉ còn nợ gốc 3,853 tỷ đồng. “Đây là số nợ gốc đối với khoản thuế thu nhập
cá nhân đến thời điểm 30/6/2015 mà chưa tính đến các khoản phạt chậm nộp… Kế
toán doanh nghiệp đã xác nhận số nợ này sau khi đối chiếu lại”, vị này cho
biết.
Trong văn bản gửi PV Tiền Phong, Phó Cục
trưởng Cục Thuế Hà Nội Mai Sơn cho biết: Nguyên nhân dẫn đến sai số là lỗi
ứng dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân. Cụ thể, DN nộp tờ khai quyết toán
thuế thu nhập cá nhân bổ sung năm 2010 vào thời điểm tháng 6/2014. Khi đó,
lỗi ứng dụng phần mềm quản lý thuế dẫn tới hạch toán toàn bộ số thuế trên tờ
khai bổ sung mà không bù trừ tờ khai cũ. Đúng ra, cơ quan thuế phải hạch toán
là khoản chênh lệch giữa hai tờ khai trên.
Theo rà soát của
cục này, trong 200 DN có 34 đơn vị bị bêu tên với số tiền nợ thuế không chính
xác, 7 đơn vị không nợ thuế nhưng vẫn bị liệt vào danh sách nợ thuế hàng chục
tỷ đồng. Lãnh đạo cục thuế này cho biết, sau khi đối chiếu toàn bộ số liệu,
cục sẵn sàng xin lỗi DN về thông tin sai.
Tổng cục Thuế điều hành giật cục?
Trên cổng thông
tin điện tử chính thức, Bộ Tài chính công khai tên 600 DN nợ thuế lớn trên cả
nước do Tổng cục Thuế cung cấp. Trong đó, 2 cục thuế lớn: Hà Nội và TPHCM,
mỗi đơn vị công bố 200 DN trên địa bàn và 200 DN còn lại rải rác 61 tỉnh
thành. Việc Tổng cục Thuế “bêu” tên DN nợ thuế lớn, theo giải thích, để nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, đảm bảo công bằng giữa những người nộp
thuế trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước. Tuy
nhiên, việc bêu tên DN nợ thuế sai như kể trên lại làm khó cho nhiều DN trong
quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Điều đáng nói,
các DN phản ứng mạnh mẽ chỉ khi Tổng cục Thuế công bố danh sách. Trước đó,
trong 3 lần công bố 169 DN nợ thuế lớn và 38 dự án bất động sản nợ tiền sử
dụng đất, Cục thuế TP Hà Nội hầu như không vấp phải phản ứng quyết liệt nào.
“Thực tế, một số DN đã chủ động liên lạc để thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc đề
nghị giãn nợ”, lãnh đạo Cục Thuế TP Hà Nội cho biết. Cùng thời điểm, đáng ra
Tổng cục Thuế phải công bố 200 DN lớn do tổng cục quản lý, nhưng lại không
làm đúng yêu cầu của Bộ Tài chính (chậm nhất ngày 10/7). Trễ hẹn, Tổng cục
Thuế ban hành văn bản gửi cục thuế các địa phương kèm theo danh sách hàng
loạt DN với yêu cầu các đơn vị lọc lại danh sách.
Đại diện một cục
thuế địa phương cho biết, danh sách Tổng cục Thuế gửi xuống khác rất nhiều
với con số thực tế nợ thuế của DN trên địa bàn. “Tổng cục Thuế không công
nhận kết quả công bố trước đó, công sức anh em ngày đêm lọc ra danh sách DN
nợ thuế chính xác lại không được công nhận. Trong khi gửi cho chúng tôi một
danh sách khác, nên khó chính xác hết”, vị này lý giải nguyên nhân.
Theo chuyên gia
kinh tế Ngô Trí Long, việc Tổng cục Thuế công bố sai thông tin DN nợ thuế là
vô trách nhiệm, ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín, thương hiệu của DN trên thị
trường. “Trên thương trường, uy tín DN đặc biệt quan trọng. Thuế là trách
nhiệm, quyền lợi của DN. Khi bêu tên họ không thực hiện đầy đủ, vô tình quy
chụp DN vi phạm quy định, thể hiện quản trị yếu kém. Ngoài xin lỗi, đính
chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, Tổng cục Thuế cần
làm rõ trách nhiệm cá nhân, đơn vị làm sai”, ông Long nhận định.
Một số DN lớn bị ngành thuế nêu sai thông
tin nợ thuế:
Tổng Cty Điện lực miền Bắc; Cty CP Thế giới Di
động; Cty CP Thương mại Nguyễn Kim; Cty CP Chứng khoán MB; Tập đoàn Vạn
Thịnh; Cty CP kinh doanh địa ốc Him Lam; Cty TNHH Đầu tư địa ốc Thành Phố.
(Theo Tiền phong) Tuấn Đức
Sao đơn giản vậy nhỉ? Nếu ai đó đấm nhầm bạn sưng mặt sau nói một câu tỉnh bơ "xin lỗi", bạn phải làm gì? Các doanh nghiệp nên thống kê thiệt hại và nhờ luật sư để kiện cơ quan làm sai ra tòa.
Thương Giang
|
Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét