"Nên
chăng sớm bỏ xét duyệt NSND, NSƯT"
Cập nhật lúc
07:49
Nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn
Văn Thành, nguyên Viện phó Viện Sân khấu Điện ảnh, đề xuất trước làn sóng dư
luận “chạy phiếu để được danh hiệu” hiện nay.
Ông Thành cũng
nói thêm: “Bỏ ngay thì chưa thể nhưng cần sớm có lộ trình bỏ xét duyệt danh
hiệu NSND, NSƯT. Ít nhất cũng phải hạn chế quyền lợi vật chất đi kèm những
danh hiệu này”.
“Phía sau tội ác” dự Liên hoan Nghệ thuật Sân
khấu Hình tượng Người chiến sĩ Công an Nhân dân (bế mạc 24/7). Ảnh: Toan Toan.
Có câu “Nổi
tiếng thì đây đã biết” nhưng càng những kỳ xét tặng danh hiệu gần đây, càng
nghe những cái tên NSƯT không ai biết, những cái tên NSND chỉ đáng tầm ưu tú
thậm chí chưa. Ông có thấy như vậy?
Cảm giác này
xuất hiện ngay từ đợt phong tặng thứ hai. Cách đây nhiều năm, chúng ta đã
thấy chất lượng đi xuống rồi. Những cái tên đợt đầu thật sự lừng lững, làm
người ta tâm phục khẩu phục: Đào Mộng Long, Song Kim, Trúc Quỳnh... Họ được
đặc cách không qua NSƯT mà NSND luôn. Còn Thế Anh, Đoàn Dũng...đều từ NSƯT
rồi mới lên NSND.
Danh hiệu NSND,
NSƯT ngày càng bị hạ thấp, tầm thường hóa, cho nên cảm giác đứng trước các
nghệ sĩ được phong tặng bây giờ là bớt kính trọng.
“15 ngày để
Bộ VHTTDL lấy ý kiến nhân dân về việc phong tặng danh hiệu là quá ngắn. Ít
nhất cũng phải 30 ngày”.
Nhà nghiên
cứu Nguyễn Văn Thành
Được biết qui
chế xét tặng danh hiệu, ta học của Liên xô. Nhưng họ đã bỏ xét tặng Nghệ sĩ
Công huân, Nghệ sĩ Nhân dân từ lâu? Còn ở ta, ông đề xuất nên sớm bỏ, cụ thể
thế nào?
Đến thời Liên
bang Nga, chuyện xét tặng danh hiệu nghệ sĩ đã lui vào quá khứ. Còn nước mình,
bỏ ngay thì đột ngột quá, có khi bị phản ứng nhưng sớm muộn cũng phải bỏ thôi!
Nước mình vốn
ngại thay đổi. Hơn nữa lại có dư luận rằng nghệ sĩ đã nghèo chả lẽ không có
gì tôn vinh họ.Thế nên đành phải kéo dài việc duy trì xét tặng theo định kỳ,
trong khi ngày càng khó tìm người xứng đáng.
Xưa nay người
tài năng thật sự dường như không quan tâm danh hiệu này danh hiệu kia lắm
đâu. Nhiều ông lớn văn chương từ chối giải Nobel đấy thôi. Nhưng ở mình, nghệ
sĩ phân hóa nhiều tầng bậc lắm, vàng thau đôi khi lẫn lộn. Người tài năng tầm
tầm thì cảm thấy rất cần danh hiệu làm thương hiệu. Bởi được phong danh hiệu
đồng nghĩa với muôn trùng lợi ích, là lên lương, lên chức, ở một số tỉnh còn
gắn với phân nhà... Cơ hội làm giàu, cơ hội thăng tiến và cả những điều khó
định danh khác. Cho nên, trong khi chưa thể bỏ xét tặng danh hiệu thì phải bỏ
bớt những quyền lợi phi nghệ thuật của danh hiệu, tránh tạo sự cạnh tranh
khốc liệt.
Hơn nữa nghệ sĩ
sau thời đỉnh cao, sao cứ phải giữ mãi danh hiệu khi mà bản thân chỉ còn là
biếm họa khôi hài của chính mình. Có thể tham khảo cách làm của giới nghệ
thuật Mỹ và một số nước tiên tiến khác: Trao giải Thành tựu Trọn đời khi tuổi
tác đã cao. Còn những danh hiệu NSND, NSƯT từng phong thì vẫn giữ nhưng phải
có chú thích về thời gian cụ thể được phong.
Nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Văn Thành, nguyên
Viện phó Viện Sân khấu Điện ảnh.
Trước tin đồn chạy phiếu và vận động phiếu, Vụ trưởng Vụ Thi đua
Khen thưởng- Bộ VHTTDL phản bác trên báo Tiền Phong: “Liệu có đủ lực, đủ sức
chạy không?Khi có tới 4 cấp hội đồng và 70 thành viên làm việc độc lập”. Tuy
vậy đâu cần chạy đủ mấy chục vị mà chỉ cần qua đẹp vòng chuyên môn tức Hội
đồng cấp Bộ là kể như xong rồi?Trong hội đồng cấp Bộ đó, thì nhằm vào ông vừa
có chức vừa có chuyên môn sâu nhất của lĩnh vực mình hoạt động, vì ông ấy sẽ
khuynh loát các vị còn lại?
Việc chạy, nói
như dư luận, là rất phổ biến nhưng bây giờ chuyện luồn lách này rất tinh tế,
khôn khéo, khó chỉ tận tay day tận trán. Người ta còn nói, chạy đua không chỉ
để vào danh sách xét duyệt mà lo lót ngay từ khâu phân vai, làm sao để có vai
chính, vai hay.Tôi vẫn nghe những chuyện như, có đạo diễn khi được mời dựng
vở đã thẳng thừng đặt điều kiện với nhà hát rằng nếu không cho cô ấy, anh ấy
đóng vai chính thì tôi không dựng!
Một số diễn
viên trẻ có khả năng nhưng không trụ được ở các nhà hát tên tuổi vì quá nhiều
đồng nghiệp cạnh tranh nhau, cơ hội để phân vai lớn và hợp tạng là rất khó,
đành ngậm ngùi chuyển đơn vị khác. Mà cơ hội để ướm mình vào những nhân vật
khổng lồ là may mắn với bất kỳ nghệ sĩ nào. Bởi những vai diễn lớn sẽ “cõnag”
diễn viên, nâng họ lên. Nhân vật đã lớn, hay thì khó mà diễn dở! Cũng như ta
ngồi trên một phương tiện giao thông hiện đại thì sẽ đi rất nhanh.
Đi hội diễn, giám khảo cứ thấy vai chính là quan tâm. Nên phải “chạy” ngay từ khâu phân vai là thế. Đẻ ra nghịch lý: Huy chương không khó kiếm bằng việc luồn lách qua những thủ tục để có huy chương.
Ở Việt
Bất hợp lý nữa
là thành viên Hội đồng xét duyệt có cả người thuộc ngạch hành chính, không có
chuyên môn nghệ thuật sâu. Hoặc có người chỉ am hiểu lĩnh vực nghệ thuật này
nhưng lại được quyền chấm lĩnh vực khác. Thế thì làm sao mà nhất trí thực sự
với nhau mà đạt chuẩn được.
Ông vừa dự hai
cuộc liên hoan sân khấu. Sơ sơ, ông có cảm nhận gì, nhất là mảng sân khấu xã
hội hóa?
Sân khấu xã hội
hóa của miền Nam là cơn gió lạ, qua Cuộc thi Sân khấu Kịch nói Chuyên nghiệp
tổ chức ở Thanh Hóa và Liên hoan Nghệ thuật Sân khấu Hình tượng Người Chiến
sĩ Công an Nhân dân tổ chức ở Hà Nội. Lâu nay, nhiều người Bắc muốn xem kịch
TPHCM có những
đơn vị làm nghệ thuật rất nghiêm túc, giữ được quan điểm nghệ thuật của mình,
từ chối dự sân chơi không phù hợp. Ở lần này, tôi nhận thấy có đơn vị xã hội
hóa không giữ được mình, là một thứ kỳ nhông tự biến hóa rất giỏi. Mục tiêu
chính vẫn là kiếm tiền- từ túi của khán giả hoặc ngân sách, tài trợ.
Một điều nữa:
Sân khấu lẽ ra phải là chốn thiêng liêng. Người ta phải dọn mình để đến nhà
hát. Lúi xùi ở đâu nhưng đến nhà hát phải trang trọng. Ngôn ngữ kịch, cách nói
của diễn viên kịch cũng phải là chuẩn mực để người ta nghe mà thèm, muốn bắt
chước. Khán giả đi xem kịch về còn bắt chước cả cách ăn mặc của diễn viên.
Đằng này sân khấu của ta xuống cấp quá. Khán giả ra vào lộn xộn, diễn viên
thì nói như hét, quát. Và ai cũng nói giống ai, đến không còn bản sắc gì nữa.
Cảm ơn ông.
(Theo Tiền Phong) Hoàng Tú
|
Chủ Nhật, 26 tháng 7, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét