Khi lương
chủ tịch tập đoàn nhà nước 'bất ngờ' bị lộ
Cập nhật lúc 19:10
Các thông tin lãi - lỗ, lương - thưởng tưởng
chừng nhạy cảm trên đều "lộ" ra từ các báo cáo được chính các tập
đoàn này đăng tải trên trang web của mình. Vinacomin đã cập nhật nguyên bảng
lương lên website, Petrolimex cũng update các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm
toán trên website.
Tuy nhiên, tình trạng chung hiện nay là dù các khung khổ
pháp lý cho hoạt động doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã tiến bộ đáng kể, nhưng
quá trình thực thi thì thất thường, tính minh bạch đặc biệt yếu.
Công bố thông tin dè dặt
Đầu tháng 7, trên nhiều kênh thông tin đăng tải, lương Chủ
tịch Tập đoàn Dệt may Việt
Cách đây 1 tháng, thông tin lương Chủ tịch Tập đoàn Than -
Khoáng sản Việt
Trước nữa, tháng 5, giới phân tích lại mổ xẻ về khoản lỗ
nghìn tỷ của Tập đoàn Xăng dầu Việt
Tất cả các thông tin lãi - lỗ, lương - thưởng tưởng chừng
nhạy cảm trên đều "lộ" ra từ các báo cáo được chính các tập đoàn
này đăng tải trên trang web của mình. Trong đó, Vinacomin đã cập nhật nguyên
bảng lương lên website, Petrolimex cũng update đầy đủ các báo cáo tài chính,
báo cáo kiểm toán trên website.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là số rất ít. Trong khi đó, nếu
theo đúng Nghị định 50-51 của Chính phủ liên quan đến hoạt động DNNN thì gần
1.000 DNNN, các Tập đoàn, Tổng công ty hiện nay đáng lẽ sẽ phải có các động
thái công bố thông tin tương tự.
Đơn cử như Cổng thông tin mang tên "minh bạch công
khai hoạt động điện, xăng dầu" của Bộ Công Thương ra đời hơn 1 năm nay,
nhưng chỉ có một số tin của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Petrolimex. Trong
khi đó, 20 đầu mối doanh nghiệp xăng dầu và hàng chục các công ty điện lực
còn lại chưa hề có động thái nào trong việc này.
Chia sẻ tại hội nghị cấp cao về tài chính công do Bộ Tài
chính tổ chức hôm 23/7, ông Aaron Batten, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân
hàng phát triên châu Á (ADB) tại Việt
"DNNN còn lại phải CPH đều có quy mô lớn, tài sản nợ
không rõ ràng, quản trị yếu, cùng với hoạt động kinh doanh thiếu minh bạch
nên gây nản lòng các nhà đầu tư mới", ông Aaron nói.
"Cải cách DNNN phải tạo được sân chơi bình đẳng với
các DN khác về đất đai, vốn... Khi ngân sách Việt
Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Trương Chí Trung, khẳng định:
"Trong dự thảo Nghị định về công bố thông tin DNNN, chúng tôi đã đề xuất
sẽ có chế tài xử lý nếu DNNN không công bố thông tin. Thậm chí, các DNNN
không cổ phần hoá, cũng sẽ phải công bố thông tin như các công ty đại
chúng".
DNNN to chậm cổ phần hoá
Đánh giá chung về tiến trình cải cách DNNN, chuyên gia của
ADB nhấn mạnh: "còn quá chậm". Đặc biệt, các tham vọng lớn về hoàn
thành cổ phần hoá DNNN trong năm nay đang gặp rất nhiều thách thức.
Theo ADB, từ năm 2003-2009, Việt
Ông Aaron nói: "Cải cách DNNN trước đây giống như
việc gặt hái những trái cây ở dưới thấp, chủ yếu nhằm vào các DN nhỏ, bán
được nhanh chóng. Việc mua bán, đóng cửa không mấy phức tạp".
Thế nhưng ở giai đoạn này, cải cách DNNN sẽ khó hơn rất
nhiều bởi toàn DNNN quy mô vốn lớn với các vấn đề tài chính, nợ nần không rõ
ràng. Quản trị doanh nghiệp lại yếu kém nên không dễ tìm được các đối tác
chiến lược sẵn lòng tham gia.
Ông Aaron cũng chỉ ra rằng, cải cách DNNN vừa qua vẫn chỉ
tập trung bán nhỏ lẻ một lượng vốn Nhà nước, nhà đầu tư tư nhân tham gia chỉ
là cổ đông nhỏ. Sau khi cổ phần hoá, Nhà nước vẫn duy trì quyền lực kiểm soát
nên các nhà đầu tư này ít có quyền trong việc tái cấu trúc công ty nhằm cải
thiện năng lực cạnh tranh của công ty tốt hơn.
Tính tới năm 2011, sau 20 năm cải cách, chỉ có khoảng 30%
vốn chủ sở hữu Nhà nước được chuyển sang sở hữu tư nhân. Trong đó, Chính phủ
vẫn duy trì vốn chủ sở hữu trung bình khoảng 57% trong các công ty.
Đại diện ADB khuyến cáo, vượt qua các thách thức trên,
Việt
Ưu tiên thứ nhất là CPH theo chiều sâu, đảm bảo quyền lợi
của các cổ đông nhỏ và rút ngắn quy trình phê duyệt đề án tái cơ cấu. Thời
gian trung bình phê duyệt hiện nay là 17 tháng là quá lâu.
Ưu tiên thứ hai là Chính phủ phải giảm được sự mâu thuẫn
giữa nhiệm vụ công và các mục tiêu thương mại, đi kèm là việc quản lý ngân
sách chặt chẽ. Việc bổ nhiệm giám đốc, người quản lý phải dựa trên năng lực.
Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh
nghiệp, Bộ Tài chính cũng thừa nhận những hạn chế trên.
Ông cho hay, trong số 228 doanh nghiệp còn lại CPH trong
năm nay, mới chỉ có 44 doanh nghiệp đã xác định giá trị, dự kiến sẽ hoàn
thành cổ phần hoá quý III. Còn lại, có 57 doanh nghiệp chưa triển khai cổ
phần hoá được.
Đầu năm 2015, Việt
(Theo Vef.vn) Phạm Huyền
|
Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét