Tổng giám
đốc ngân hàng: Tiền, quyền và rủi ro sinh mệnh
Cập nhật lúc 08:03
Tổng giám đốc ngân hàng được gọi theo ‘Tây
hóa’ là CEO ngân hàng (NH), vị trí ‘không phải dạng vừa’ với quyền lực lớn,
thu nhập khủng nhưng bên cạnh đó là những rủi ro liên quan đến sinh mệnh rất
ít người biết đến.
Chiếc ghế tiền và quyền
CEO ngân hàng – một vị trí cực kỳ hấp dẫn. Đây là điều
không thể phủ nhận, và chắc đó là ước mơ của tất tần tật các sinh viên tốt
nghiệp ngành NH hay khi bắt đầu bước vào nghề.
Vì sao? Điều đầu tiên, đó là thu nhập. Theo “luật bất
thành văn”, mức cụ thể, chi tiết không bao giờ được công bố, nhưng ai cũng
biết, không bao giờ dưới con số 300 triệu đồng/tháng.
Cách đây 1 năm, tập đoàn Adecco chuyên về nhân lực đã công
bố bảng lương của những giám đốc các khối thuộc ngân hàng của Việt Nam cũng
phải dao dộng từ 200 đến 400 triệu đồng/tháng.
Đương nhiên, CEO, người thống lĩnh của các giám đốc khối
này, thì mức cao hơn là điều chắc chắn. Bảng số liệu này đã từng gây tranh
cãi, nhưng cũng ít nơi nào dám mạnh mẽ bác bỏ hay hùng hồn khẳng định không
phải vậy. Ngoài ra, nếu tìm kiếm theo cụm từ “Lương CEO ngân hàng” thì những
bài báo với những con số ấn tượng cũng luôn hiện ra hàng đầu.
Thậm chí, con số cao nhất mà giới NH từng cho biết là mức
lương của tổng giám đốc một ngân hàng lên đến 1 triệu USD/năm.
Thu nhập của các CEO đâu chỉ có lương. Họ còn được các
khoản khác, như thưởng, chi lương bổ sung, mua cổ phần ưu đãi… Vì thế, mức
thu nhập còn cao hơn rất nhiều.
Ngoài ra, các nhà băng cũng phải chi không ít cho các hoạt
động “phụ trợ” của tổng giám đốc như các chi phí về xe cộ, di chuyển, đi lại,
lưu trú… đều ở mức gấp đôi ba lần so với người thường.
Quyền lực của tổng giám đốc ngân hàng còn ở thẩm quyền cho
vay. Quy định của pháp luật nghiêm cấm cho vay đối với tổng giám đốc, người
thân, nhưng quả thực, họ hàng, bạn bè, thậm chí là sân sau của ngài tổng giám
đốc thì khó ai mà kiểm soát nổi.
Đương nhiên, để tìm được bằng chứng trong các trường hợp
này cũng khó hơn lên trời bởi không bằng chứng, không giấy tờ. Tất cả những
điều này đều là nghi vấn cho đến khi những đại án NH xảy ra thì mới dần được
công bố chính thức.
Quyền
lực lớn, thu nhập cao nhưng áp lực và rủi ro với các
Nếu nhìn lại, ông Sơn không phải là người duy nhất. Ông Lý
Xuân Hải, CEO đẹp trai, giỏi giang, bao nhiêu năm lèo lái con thuyền ACB với
những kết quả kinh doanh ấn tượng, đã ngã ngựa, tù tội khi sai phạm theo
những chỉ đạo của Hội đồng sáng lập, Hội đồng Quản trị ngân hàng này.
Những “cặp bài trùng” chủ tịch HĐQT - tổng giám đốc khác
cũng bị sờ gáy trong thời gian qua như ông Phạm Công Danh – Phan Thành Mai
của Ngân hàng Xây dựng. Hay như ông Hà Văn Thắm – bà Nguyễn Minh Thu, bây giờ
thêm ông Nguyễn Xuân Sơn, như vậy, hai đời tổng giám đốc của Oceabank đã
vướng vòng lao lý.
Khi bị xử lý, các CEO hầu hết đều đang bị tình nghi vướng
vào tội danh liên quan đến vi phạm quy định về cho vay với những thiệt hại
rất lớn, lên đến hàng trăm tỷ đồng. “Trong ngành NH, nguyên tắc thẩm quyền được
áp dụng mạnh mẽ, không phải anh là tổng giám đốc nghĩa là anh có quyền cho
vay nhiều đến như thế mà đều phải lên hội đồng quản trị. Đương nhiên, để lên
hội đồng quản trị thì ban điều hành phải trình, mà người ký tờ trình không ai
khác chính là tổng giám đốc”, một chuyên gia ngân hàng chia sẻ.
Tham khảo ý kiến nhiều chuyên gia, những món vay gây ra
sai phạm to lớn đều phải do tổng giám đốc trình hội đồng quản trị. Mà đương
nhiên, không tổng giám đốc NH nào lại không biết người mình trình cho vay số
tiền lớn như vậy là ai, “sức khỏe tài chính” đang ra sao.
Và đương nhiên, hội đồng quản trị cũng không phải là những
người nghiệp dư, hay thiếu thông tin đến mức chỉ tin vào tờ trình của ban
điều hành. Mối quan hệ “chia sẻ lợi ích” hay “định hướng tín dụng” từ cấp
HĐQT xuống ban điều hành được úp mở nói tới, nhưng không vị nào dám chỉ đích
danh hay nói cụ thể.
“Tổng giám đốc trong nhiều trường hợp chỉ là người làm
thuê, vẫn phải chịu sự chỉ đạo của những ông chủ, đó những vị tai to mặt lớn
trong hội đồng quản trị. Nếu không nghe thì khó giữ chức; nếu nghe thì khó có
an toàn, nên rút lui đúng lúc là thượng sách” – một người nhiều kinh nghiệm
chia sẻ.
Tuy nhiên, không phải rút lui rồi là xong. Hậu quả, anh
cho vay thì anh đi đòi, dù anh là ai, nếu không khắc phục được thì lúc đó các
cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ làm việc với anh.
Ngoài ra, tổng giám đốc các ngân hàng còn phải đối mặt với
vô vàn áp lực khác. “Điều hành khối tài sản hàng nghìn tỷ xoay vần hàng ngày
đâu phải là đơn giản” – một trợ lý CEO chia sẻ.
Áp lực chỉ tiêu kinh doanh luôn đặt nặng lên các CEO. Kinh
doanh không đạt thì họ sẽ là những người “rát mặt” với hội đồng quản trị, đại
hội cổ đông. Và anh sẽ ra đi bất kể lúc nào. Có lẽ vậy, trong một thời gian
ngắn vừa qua, không ít CEO ngân hàng đã thay đi đổi lại không biết bao lần,
thậm chí, có những vị chỉ tại nhiệm vài tháng. Đó cũng là quy luật đào thải
ghê gớm, anh được trả lương cao thì áp lực phải lớn. Cái khôn ngoan nhất của
người lãnh đạo là biết tạo sự an toàn cho mình.
(Theo Vef.vn) Thanh Ngọc
|
Thứ Sáu, 31 tháng 7, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét