Cơ hội làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt
Cập
nhật lúc 07:32
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn các hãng thông tấn, báo chí Hoa Kỳ.
LTS- Ngày 3-7, tại Trụ sở Trung ương
Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp và trả lời phỏng vấn của một số
hãng thông tấn, báo chí Hoa Kỳ trước thềm chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của
Tổng Bí thư. Dưới đây là toàn văn nội dung câu hỏi và trả lời.
Câu hỏi: Việt Nam và Hoa Kỳ vừa kỷ niệm
40 năm ngày kết thúc chiến tranh và sắp kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao. Xin Ngài đánh giá về quan hệ Việt
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tôi tin
rằng, nhân dân Việt
40 năm sau chiến tranh, 20 năm bình
thường hóa quan hệ, từ chỗ là "cựu thù", Việt Nam và Hoa Kỳ đã trở
thành "bạn" và từ năm 2013 đến nay là "đối tác toàn
diện". Đây thật sự là một bước tiến dài mà 20 năm trước, ít ai hình dung
được.
Nếu vào thời điểm năm 1995, quan hệ hai
nước mới chủ yếu trong lĩnh vực tìm kiếm người mất tích trong chiến tranh
(MIA) thì nay đã được mở rộng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, ngoại
giao, kinh tế - thương mại, văn hóa - giáo dục, khoa học - công nghệ, quốc
phòng - an ninh, quan hệ giao lưu nhân dân, v.v. Việt Nam là quốc gia Đông -
Nam Á có số lượng sinh viên, học sinh đang theo học tại Hoa Kỳ đông nhất. Kim
ngạch thương mại hai chiều trong 20 năm qua tăng gấp 130 lần. Hai nước hiện cùng
các đối tác khác tham gia đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP), một hiệp định có ý nghĩa rất quan trọng đối với hợp tác kinh tế khu
vực. Bên cạnh các lĩnh vực hợp tác song phương, hai bên tăng cường hợp tác
trong các vấn đề khu vực cũng như trong các vấn đề toàn cầu như chống phổ
biến vũ khí hạt nhân, chống khủng bố, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo đảm an
ninh lương thực, an ninh nguồn nước, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của
Liên hợp quốc, đóng góp vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại châu
Á - Thái Bình Dương và thế giới.
Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thăm
lẫn nhau và tiếp xúc bên lề các diễn đàn quốc tế và khu vực, qua đó góp phần
xây dựng lòng tin giữa hai nước và tạo cơ hội để thảo luận các biện pháp tăng
cường quan hệ song phương. Chuyến thăm Hoa Kỳ lần này của tôi cũng nhằm mục
đích trên và hy vọng chuyến thăm Việt
Cũng giống như bất kỳ mối quan hệ nào
giữa hai quốc gia trên thế giới, Việt Nam và Hoa Kỳ còn có những tồn tại khác
biệt trên một số lĩnh vực như nhận thức về dân chủ, nhân quyền, thương mại...
Đối với những khác biệt, tôi cho rằng cách tốt nhất và hiệu quả nhất là hai
bên tiếp tục đối thoại thẳng thắn, xây dựng để hiểu nhau hơn, không để những
khác biệt đó gây trở ngại cho việc tăng cường quan hệ chung.
Câu hỏi: Chuyến thăm chính thức của
Ngài tới Hoa Kỳ là chuyến thăm lịch sử, Ngài mong muốn chuyến thăm này đạt
những mục tiêu cụ thể gì?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đây là
chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ lần đầu của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ đúng vào dịp hai nước đang kỷ niệm 20 năm
thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là thời điểm tốt để chúng ta đánh giá lại
chặng đường đã qua và chia sẻ tầm nhìn "hướng tới tương lai", cùng
chung tay xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác ổn định lâu dài, trên cơ sở tôn
trọng lẫn nhau, tôn trọng thể chế chính trị của nhau, vì lợi ích của nhân dân
mỗi nước và góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, phồn vinh ở
khu vực và trên thế giới.
Tôi cũng muốn khẳng định với Chính
quyền, Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ về đường lối đối ngoại nhất quán của Việt
Nam, đó là độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội
nhập quốc tế, là bạn và đối tác tin cậy của các nước trên thế giới, vì hòa
bình, độc lập và phát triển; trong đó chúng tôi luôn coi trọng quan hệ với
Hoa Kỳ, coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu trong chính
sách đối ngoại của Việt Nam.
Chuyến thăm này sẽ là cơ hội làm sâu
sắc hơn quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Bên
cạnh hợp tác song phương, chúng tôi cũng muốn trao đổi với các nhà lãnh đạo
Hoa Kỳ với tầm nhìn dài hạn các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng
quan tâm, như tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác
xuyên Thái Bình Dương, vấn đề biến đổi khí hậu, các cơ chế hợp tác chính trị,
kinh tế và an ninh khu vực, an ninh và an toàn hàng hải, nhằm cùng nhau góp
phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác, phát triển của khu vực và
trên thế giới.
Tôi hy vọng, đây cũng là một dịp để hai
bên có thể trao đổi thẳng thắn về các vấn đề mà hai bên còn có những khác
biệt, nhằm góp phần vào việc tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giảm bớt khác
biệt, từng bước xây dựng lòng tin giữa hai bên nhằm đưa quan hệ Việt Nam -
Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định và thực chất, hướng tới tương lai tốt đẹp
hơn.
Câu hỏi: Việt
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trên nền
tảng quan hệ Đối tác toàn diện đang tiến triển năng động và tích cực, Việt
Nam mong muốn đẩy mạnh hơn nữa hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ,
trong đó có hợp tác về an ninh - quốc phòng. Việc Hoa Kỳ đã gỡ bỏ một phần,
tiến tới gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam, thể
hiện sự tin cậy giữa hai nước, tạo điều kiện làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối
tác toàn diện và thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa
Kỳ 2011 cũng như Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ về Quan hệ Quốc
phòng 2015.
Câu hỏi: Xin Ngài cho biết Hoa Kỳ đóng
vai trò quan trọng như thế nào và có thể làm gì nhằm xây dựng sự ổn định ở
khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, khu vực Biển Đông nói riêng?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chúng tôi
cho rằng, là cường quốc hàng đầu thế giới và là Ủy viên thường trực của Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc, Hoa Kỳ có lợi ích, đồng thời có trách nhiệm lớn
trong việc giữ gìn hòa bình, ổn định trên thế giới, trong đó có khu vực châu
Á - Thái Bình Dương.
Việt Nam hoan nghênh Hoa Kỳ tăng cường
hợp tác, coi trọng việc phát triển quan hệ nhiều mặt với khu vực châu Á -
Thái Bình Dương. Tôi cho rằng trên cơ sở sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau,
Hoa Kỳ có thể đẩy mạnh hơn nữa quan hệ song phương nhiều mặt với từng nước
trong khu vực, nhất là về kinh tế - thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục
đào tạo, ứng phó biến đổi khí hậu... Các lĩnh vực này mang đến những lợi ích
cụ thể, thiết thực cho người dân, qua đó tạo ra nền tảng vững chắc, lâu dài cho
hòa bình, ổn định ở khu vực.
Về vấn đề Biển Đông, tôi đánh giá cao
việc Chính phủ Hoa Kỳ có những phát biểu tích cực, ủng hộ việc giải quyết
tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc
tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, tuân thủ Tuyên bố về
ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và ủng hộ việc tiến tới đạt được một Bộ
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Chúng ta đều biết khu vực Biển Đông có
vị trí chiến lược quan trọng. Khoảng 50% lượng hàng hóa được vận chuyển đường
biển của thế giới đi qua các tuyến hàng hải quan trọng trên Biển Đông. Do đó,
duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải, hàng không, không làm
thay đổi hiện trạng, không tiến hành quân sự hóa hoặc áp đặt kiểm soát trên
biển và trên không ở Biển Đông, không phải là lợi ích của riêng ai, mà là nguyện
vọng chung của các nước khu vực và cả thế giới. Tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ tiếp
tục có tiếng nói và hành động phù hợp, đóng góp vào việc giải quyết hòa bình
các tranh chấp trên Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, góp phần bảo đảm
hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như trên thế giới.
Câu hỏi: Trung Quốc và Hoa Kỳ là những
đối tác kinh tế lớn của Việt Nam, đồng thời cả hai nước đều đang tăng cường
mạnh mẽ ảnh hưởng của mình tại khu vực. Vậy Việt
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trung
Quốc và Hoa Kỳ đều là hai cường quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và trên
thế giới. Việc Trung Quốc và Hoa Kỳ có vai trò và ảnh hưởng quan trọng ở khu
vực cũng là dễ hiểu. Thực tiễn cho thấy, nếu các nước lớn hành xử phù hợp với
luật pháp quốc tế, không ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng của nước khác, đồng
thời đóng góp tích cực và xây dựng vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp
tác và phát triển của cả khu vực, thì luôn được cộng đồng các nước hoan
nghênh.
Hiện nay, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều là
hai đối tác kinh tế hàng đầu của Việt
Câu hỏi: Ngài mong đợi gì từ Đại hội
Đảng Cộng sản Việt
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt
Để củng cố uy tín, vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước Việt Nam, chúng tôi chủ trương tiếp
tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, coi đây là một trong những
nhiệm vụ quan trọng. Trong những năm qua, nỗ lực phòng, chống tham nhũng của
chúng tôi đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, chúng tôi không tự hài lòng với kết quả đó, mà càng nỗ lực, quyết tâm
thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.
Câu hỏi: Một trong những trở ngại trong
quan hệ giữa Việt
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Trong
Tuyên ngôn Độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc cách đây tròn 70 năm, ngay
những dòng đầu tiên, Người đã trích Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên
ngôn Nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp. Việc tôn trọng quyền con
người, đấu tranh vì quyền con người chính là khát vọng của dân tộc chúng tôi,
là mục tiêu phấn đấu của Đảng Cộng sản Việt
Thực tiễn cho thấy, qua 30 năm Đổi mới,
quyền của người dân Việt
Đúng là hiện nay trong quan hệ giữa Hoa
Kỳ và Việt
Câu hỏi: Những thử thách lớn đối với
kinh tế Việt
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Sau 30
năm tiến hành Đổi mới, Việt
Về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP), tôi cho rằng đây là một Hiệp định có quy mô rất lớn, với sự tham
gia của nhiều nền kinh tế chủ chốt ở khu vực và thế giới, đồng thời bao hàm
nhiều vấn đề thương mại thế hệ mới và mức độ cam kết cao hơn nhiều so với các
hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết. Tuy nhiên, với sự chuẩn bị nghiêm
túc, chúng tôi có đủ tự tin và tham gia thành công vào tiến trình quan trọng này.
Và trên thực tế, chúng tôi đang cùng Hoa Kỳ và các thành viên khác nỗ lực để
có thể kết thúc đàm phán trong thời gian sớm nhất.
Chúng tôi cũng nhận thức rằng, là quốc
gia đang phát triển ở trình độ thấp hơn so với các nước đối tác trong TPP,
Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa, nhất là về hoàn thiện hệ thống
pháp luật, chính sách và thủ tục đầu tư,... nhằm tạo môi trường kinh doanh
ngày càng thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài, góp
phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng, chất lượng và hiệu quả của tăng trưởng kinh tế.
(*) Đầu đề là của Báo Nhân Dân.
Theo Báo Nhân Dân
|
Thứ Hai, 6 tháng 7, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét