Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

Vụ MH17: phương Tây chưa điều tra đã biết thủ phạm!


Tuy cuộc điều tra vụ MH17 chưa bắt đầu, nhưng các hoạt động tuyên truyền của phương Tây đã chĩa mũi dùi về Nga và phiến quân ly khai miền đông.

Hầu hết các phương tiện truyền thông của Mỹ và Liên minh châu Âu đổ lỗi cho lực lượng dân quân ở miền đông Ukraine cùng với Nga.
Tuy nhiên, thông lệ quốc tế tồn tại lâu nay trong các vụ tai nạn máy bay là không hấp tấp chỉ tên thủ phạm và thận trọng khi đưa ra giả thiết. Tại sao lại có sự vội vàng như vậy? 
Thảm họa với Boeing-777 quá đặc biệt. Nó xảy ra ở khu vực có chiến sự của Ukraine mà quân đội được phương Tây dành 100% thiện cảm, khó cưỡng lại cám dỗ đổ lỗi sớm cho cái gọi là quân ly khai và đồng thời cả Nga.

 
 Các nhân viên cứu hộ ở hiện trường vụ tai nạn.
Xét về bằng chứng thực tế, nhà chức trách Ukraine hiện có không nhiều. Quan trọng nhất - đó là những mẩu đối thoại mà dường như đã ghi được bởi Cơ quan An ninh Ukraine và các thông điệp của lực lượng dân quân trên Internet bình luận việc họ bắn những máy bay nào đó. 
Như đã biết, trong thời gian chiến sự các dân quân đã bắn hạ hơn một chục máy bay quân sự Ukraine. Do đó, trong các đoạn ghi âm được phía Ukraine công bố có thể đề cập tới các máy bay quân sự khác chứ không phải chiếc Boeing tử nạn này. 
Ngoài ra, Giám đốc Trung tâm Các điều tra ghi âm Forenex, ông German Zubov tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn rằng, các mẩu ghi âm rời rạc cuộc đối thoại của người khác được tung lên Internet không thể là bằng chứng pháp lý. Tang vật phải là toàn bộ ghi âm được chuyển cho cơ quan điều tra, việc mà phía Ukraine chưa thực hiện. Những gì được công bố, theo ông Zubov – có thể không bị làm giả, nhưng chắc chắn chưa là bản ghi âm đầy đủ cuộc thoại của các dân quân:
“Ở Kiev đã cắt lấy những đoạn thoại quan trọng nhất đối với phía Ukraine. Có khả năng cuộc trao đổi đã diễn lâu hơn nữa. Ví dụ, trong ghi âm không có những cụm từ liên lạc như - "Xin chào!", "Sẽ liên lạc lại!", "Tạm biệt". Cần thiết trình bày cuộc đối thoại đầy đủ từ đầu đến cuối. Có như vậy vừa tạo thuận lợi cho công việc của các chuyên viên, vừa loại bỏ hoặc xác nhận những nghi vấn về tính xác thực của băng ghi âm.”
Nhưng chẳng chính trị gia phương Tây nào hay báo chí phương Tây lại càng không chịu chờ đợi một băng ghi âm đầy đủ hoặc công tác thẩm định. Tổng thống Obama tuyên bố rằng, chiếc máy bay đã bị bắn hạ bằng tên lửa phóng từ lãnh thổ do lực lượng dân quân kiểm soát. Mặc dù chỉ vài giờ trước đấy các chuyên gia Mỹ giỏi nhất về hình ảnh vệ tinh đã cho biết hoàn toàn khác. Họ nói rằng, có thể khẳng định chắc chắn duy nhất: máy bay chở khách trúng tên lửa "đất đối không", còn tên lửa bay từ đâu thì không thể nói chắc chắn. Nếu ông Obama nắm bằng chứng - ví dụ, ảnh chụp tên lửa phóng – thì tại sao ông không trình bày chúng trước cuộc họp ngày 18/7 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc?
Một câu hỏi đến nay vẫn chưa có giải đáp: làm thế nào lực lượng dân quân với các thiết bị phóng tên lửa cơ động của họ để bắn máy bay trực thăng lại hạ được chiếc máy bay trên độ cao 10.000 mét? Điều này chỉ làm được bằng hệ thống phòng không Buk – một cấu trúc thiết bị rất phức tạp có trong biên chế quân đội Ukraine, nhưng không nằm trong tay lực lượng dân quân.
Người Mỹ chỉ muốn giải thích mọi cái không có lợi cho Nga, nhấn mạnh rằng tên lửa Buk do Nga sản xuất và người Nga đã bắn. Độc giả phương Tây không biết rằng, quân đội Ukraine và Nga đều được trang bị vũ khí như nhau từ thời Liên Xô và ngày nay được quen viết là "Sản xuất ở Nga". Các phương tiện truyền thông phương Tây cũng hiếm khi đặt câu hỏi: tại sao không lưu Ukraine đã không "dẫn" chiếc máy bay chở khách xấu số ra khỏi vùng chiến sự?
Theo VOR

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét