Vì sao các công
trình lớn của VN rơi vào tay nhà thầu TQ?
Cập nhật lúc 14:16
(Kienthuc.net.vn) - Một trong những vấn đề được dư luận rất quan tâm: Vì
sao quá nhiều công trình, dự án lớn của Việt
“Nền kinh tế Việt
Luật hở, quan tham!
- Một trong những vấn đề được dư
luận rất quan tâm và đặt câu hỏi: Vì sao quá nhiều công trình, dự án lớn của
Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc với tình trạng đội vốn, chậm tiến
độ, chất lượng thi công kém... ông lý giải thế nào?
Bất cập này xuất phát từ luật.
- Ông có thể nói cụ thể?
Đã có nhiều tổng kết về số dự án mà nhà
thầu Trung Quốc chiếm giữ tại Việt Nam, 2 dự án lớn về hóa chất thì Trung
Quốc trúng thầu cả hai, 16/27 dự án nhiệt điện thuộc về Trung Quốc... Thực tế
này bắt nguồn từ luật đấu thầu của chúng ta đưa ra tiêu chí trúng thầu phiến
diện, chỉ lấy tiêu chuẩn giá thầu rẻ chứ không lấy những tiêu chuẩn khác như
trình độ công nghệ kỹ thuật, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, sử dụng lao
động, đào tạo công nhân...
- Liệu còn lý do nào khác để
giải thích cho thực trạng này không?
Chúng ta làm dự án nhưng mới chỉ có
trên kế hoạch chứ chưa có sẵn tiền. Người trúng thầu phải vay tiền làm, khi
nhà nước bố trí được ngân sách rồi thì mới có tiền thanh toán. Vậy là người
trúng thầu phải sắp xếp vốn. Nhà thầu Trung Quốc thường nhận sắp xếp vốn để
triển khai công trình, đây cũng là một cái sai về chính sách.
- Vậy là phía nhà thầu Trung
Quốc đã tận dụng những kẽ hở trong luật, chính sách của ta để bằng mọi cách
trúng thầu?
Đúng vậy! Họ không chỉ bỏ giá rẻ để nắm
lấy quyền thi công mà còn nắm quyền sắp xếp vốn. Luật lệ của ta còn kẽ hở,
nhưng cái quan trọng hơn là chính người quản lý vừa lười vừa tham. Đáng lẽ họ
phải lo sắp xếp vốn làm sao để sự án chạy trơn tru, nhưng giờ có người đứng
ra nhận làm thì họ nhàn quá còn gì. Ở Việt
- Nói như ông thì cả hai yếu tố
quan trọng là luật pháp và vai trò quản lý trong các dự án lớn đang đều có
vấn đề?
Lỗ hổng của luật thì mình không bàn,
nhưng quản lý rõ ràng chưa tốt. Sự thoái hóa của một số cán bộ, đặc biệt là
những người có chức vụ, quyền hạn khiến đồng tiền chi phối. Ai ký duyệt cho
những dự án đó, ai là chủ đầu tư... Trung Quốc nắm giữ được những dự án lớn
đó không phải vì họ có thế mạnh kinh tế mà họ biết rõ cung cách làm ăn của
doanh nghiệp, của một số cán bộ biến chất. Họ nắm lấy những yếu điểm trong
luật, trong quản lý, cán bộ... nên họ dễ dàng chi phối.
- Việc kéo dài thời gian thi
công, đội vốn hàng triệu USD, rõ ràng đâu phải dễ, nhưng họ vẫn làm được?
Bỏ vốn rẻ nhất nhưng thi công đắt nhất,
đấy là chưa nói đến kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình. Họ đưa lao
động sang, nhập từ cái chổi cùn rế rách... Điều đó cho thấy chúng ta đã sơ hở
rất lớn trong suốt thời gian qua. Còn Trung Quốc, để làm được điều đó là họ
đã phải tính toán rất kỹ càng từ lâu lắm rồi.
Đội càng nhiều chia càng lớn
- Theo ông nhìn nhận thì mục
đích cuối cùng trong “toan tính” của những nhà thầu Trung Quốc ở Việt
Đó là kiềm chế sự phát triển của kinh
tế Việt
- Hậu quả này đến nay chúng ta
mới nhìn thấy hay đã được cảnh báo trước?
Các nhà khoa học đã cảnh báo từ rất lâu
rồi, nhưng nhiều nhà quản lý gạt đi. Họ vì cá nhân mình là chính. Giao dự án
đó cho Trung Quốc thì lợi đơn lợi kép, không phải đau đầu suy nghĩ, chỉ lo đi
uống bia đi chơi bời thôi. Còn kiểm tra thi công thiết kế, họ có làm kém thì
đến quát nạt mấy câu rồi họ mời nhậu bữa là xong thôi. Rồi việc đội vốn, đội
10 thì cũng phải chia đến 3 - 4 cho các vị ấy chứ đâu dễ gì mà đội ngay được
hàng triệu USD. Đội càng nhiều thì chia càng lớn.
Tiền mất đi có phải tiền của cá nhân
đâu. Tiền của nhà nước, tiền của dân cơ mà. Không phải vì kỳ thị các nhà thầu
Trung Quốc mà tôi nói thế. Thực tế, ngay cả những dự án do người Việt Nam
làm, điều tra ra mới thấy đội vốn là ảo thì các dự án với nhà thầu Trung Quốc
là khó tránh khỏi.
- Người dân có quyền quy trách
nhiệm này cho nhà quản lý?
Nói thẳng ra là lỗi của những người có
trách nhiệm, quyền hạn.
- Nhưng ở góc độ kinh tế khác,
việc thu hút đầu tư, ưu tiên để phát triển kinh tế cũng là một trong những
mục tiêu chúng ta đang hướng tới, dù nó có dẫn theo những hệ lụy?
Tất nhiên, nhưng với tình trạng đó thì
tốc độ phát triển sẽ là rùa bò, cố làm chỉ để cho xong mà thôi.
Không thể cạnh tranh bằng
giá rẻ
- Đứng ở góc độ vĩ mô, sự phụ
thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào một nền kinh tế khác, hậu quả sẽ thế nào,
thưa ông?
Phải nhìn vào thực tế của chúng ta, nền
nông nghiệp lệ thuộc, chỉ sản xuất thô để bán. Nền công nghiệp chỉ lắp ráp và
gia công. Bởi vậy nhập siêu hàng năm từ Trung Quốc mới lớn đến thế.
- Phải chăng vì vị trí địa lý
ngay sát cạnh nên sự phụ thuộc đó là khó tránh?
Không phải, Mexico cạnh Mỹ cũng là nước
nghèo cạnh nước giàu, Hàn Quốc, Đài Loan bên cạnh Nhật Bản cũng là những nước
nghèo nhưng họ vẫn có cách đưa nền kinh tế đi lên chứ đâu chỉ là sự phụ
thuộc. Vấn đề là đường lối, chính sách, nếu đúng thì sẽ phát huy được thế
mạnh, làm cho nền kinh tế phát triển.
- Làm thế nào để chúng ta có thể
thoát khỏi sự phụ thuộc đó?
Không khó! Phải chạy đua bằng chất
lượng. Hướng tới công nghệ, năng suất có giá trị. Để làm được thì chính sách
phải thay đổi căn bản. Phải làm việc cật lực, quý trọng lao động của người
công nhân, nuôi dưỡng ý chí sáng tạo chứ không phải là trả lương rẻ mạt và
tiêu tiền nhà nước thoải mái. Phải nuôi dưỡng doanh nghiệp, khuyến khích nâng
cao kỹ thuật, công nghệ, năng suất. Khi làm tốt điều đó thì chúng ta không
cần phải lo lắng một chút nào về sự phụ thuộc ấy.
- Đó là con đường vững bền?
Đi bằng con đường ấy thì không sợ gì
hết, càng tăng cường quan hệ càng tốt. Các nhà khoa học, cơ quan khoa học
phải nai lưng ra làm, nghiên cứu, ứng dụng chứ không vẽ vời những thứ viển
vông. Khi đó, Việt
Xin cảm ơn ông!
Ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội
Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) đã đưa ra một bức tranh về sự lũng đoạn
của nhà thầu Trung Quốc với ngành cơ khí: Từ năm 2003 đến nay, nhà thầu Trung
Quốc làm tổng thầu 5/6 dự án hóa chất; 2/2 dự án chế biến khoáng sản; 49/62
dự án xi măng; 16/27 dự án nhiệt điện... Nhưng hầu hết các dự án đều chậm
tiến độ, rất nhiều công trình chậm đến 2 - 3 năm, chất lượng thiết bị không
đồng đều, một số phải thay thế. Nhà thầu Trung Quốc cũng hay thay đổi thiết bị,
tiêu chuẩn vật liệu so với cam kết ban đầu... nên trúng thầu với giá thấp
nhưng rồi lại đội giá lên.
(Theo Kienthuc.net.vn) Tô Hội thực hiện
|
Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét