Những
toan tính thâm hiểm của TQ
Cập nhật lúc 08:00
(Tình hình Biển Đông - Vấn đề
Biển Đông) - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã vạch ra các toan
tính thâm hiểm của Trung Quốc đối với Biển Đông.
Tình báo Ấn Độ mổ xẻ thủ đoạn
của Trung Quốc ở Biển Đông
Sau khi Trung Quốc công bố một bản đồ
dọc mới hôm 28/6, cho thấy những khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền bao gồm cả
toàn bộ bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ và các bộ phận của bang Jammu và
Kashmir của Ấn Độ, đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông, Đài Loan và quần
đảo Điếu Ngư/Senkaku, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Ấn Độ đã lên tiếng vạch trần
âm mưu thâm hiểm này của Trung Quốc.
Cụ thể, Trung Quốc đang tìm kiếm một cơ
hội chứng tỏ cho thế giới một điều rằng Trung Quốc thời nay bao gồm tất cả
các vùng mà nó tuyên bố chủ quyền.
Trong vài năm qua, Trung Quốc đã cố
gắng xác lập các yêu sách chủ quyền tại các vùng xung quanh nước này. Chủ
nghĩa dân tộc hung hăng và tư tưởng thu hồi lãnh thổ của Trung Quốc là một
nét nổi bật trong chính sách đối ngoại và sự gia tăng sức mạnh của Trung
Quốc.
Tấm bản đồ dọc được vẽ ra để xác lập
chủ quyền của Trung Quốc đối với các khu vực nằm ở vành ngoài của nước này.
Trung Quốc đang dịch chuyển theo hướng phù hợp với “ba khái niệm chiến tranh”
của họ, đó là chiến tranh tuyên truyền, chiến tranh truyền thông, và chiến
tranh pháp lý.
Vào cuối năm 2012, Trung Quốc bắt đầu
ấn hành các tấm bản đồ sinh trắc trên các tấm hộ chiếu cho thấy bang
Arunachal Pradesh và các khu vực của bang Jammu & Kashmir cũng như đường
9 đoạn, khẳng định vùng Biển Đông là của Trung Quốc.
Song song với việc sử dụng bản đồ,
người Trung Hoa bắt đầu xác lập cái ý tưởng vùng tranh chấp ở Biển Đông. Vào
tháng 4/2012, Trung Quốc đã phê chuẩn một dự án phát triển du lịch và đánh
bắt cá ở Biển Đông.
Hải Nam - tỉnh cực nam Trung Quốc -
tuyên bố nước này đã gửi một du thuyền chở hàng ngàn du khách tới Biển Đông
dưới sự hộ tống của các loại tàu bè nhằm xác lập chủ quyền của Trung Quốc ở
đây.
Năm 1974, Trung Quốc giao chiến với
chính phủ Việt Nam Cộng hòa và cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa bằng vũ lực. Năm
1988, nước này lại đụng độ với Việt
Sau vụ đổ máu năm 1988, Trung Quốc tìm
cơ hội thích hợp để chiếm các đảo, bãi đá mà không cần phải đụng độ vũ trang.
Năm 1995, Trung Quốc chiếm bãi đá Vành Khăn. Đến năm 2012, nước này lại gian
xảo chiếm bãi cạn
Tàu Trung Quốc tăng tốc, áp sát tàu
Việt Nam
Trong khi đó, tại khu vực giàn khoan
981, theo đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam, trong ngày 6/7, Trung Quốc vẫn tiếp
diễn các hành động gây hấn tại.
Trung Quốc duy trì lượng lớn với hơn
110 tàu các loại, trong đó có 46-47 tàu hải cảnh, 13-14 tàu vận tải, 14-15
tàu kéo và 5 tàu quân sự, 30 tàu cá xung quanh giàn khoan.
Khi các tàu Kiểm ngư Việt Nam tiến vào
khu vực giàn khoan thực thi pháp luật, các tàu Trung Quốc đồng loạt tăng tốc,
áp sát để ngăn cản và hú còi không cho các tàu Việt Nam cơ động vào gần giàn
khoan.
Tại các khu vực đánh bắt hải sản của
Việt Nam, 2 tàu hải cảnh Trung Quốc hỗ trợ các tàu cá vỏ sắt thường xuyên bám
sát, ngăn cản, ép hướng, không cho tàu cá của Việt Nam tiến vào gần khu vực
giàn khoan.
Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các tàu
Kiểm ngư, các tàu cá Việt
Đề nghị Trung Quốc nói rõ lý do
vụ bắt 6 ngư dân Việt
Liên quan đến việc tàu cá Quảng Ngãi số
hiệu QNg 94912 TS cùng 6 ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ hôm 3/7, ông
Lương Thanh Quảng, Trợ lý Cục trưởng, Trưởng phòng Bảo hộ công dân và pháp
nhân Việt Nam ở nước ngoài (Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam) cho biết:
Ngày 6/7, đại diện Cục Lãnh sự, Bộ
Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đề nghị
phía Trung Quốc thông báo chính thức cho phía Việt Nam về vị trí tọa độ, lý
do Trung Quốc bắt giữ tàu cá Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 94912 TS cùng 6 ngư
dân hôm 3/7 vừa qua.
Trước đó, ngày 5/7, Bộ Ngoại giao đã
chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh khẩn trương làm việc với các cơ
quan chức năng của Trung Quốc xác minh thông tin và có các biện pháp bảo hộ
đối với những ngư dân này.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc bắt 6 ngư dân Việt Nam vì
họ đã “đánh bắt cá trái phép trong vùng biển của Trung Quốc” gần đảo Hải Nam.
Cũng trong ngày 5/7, tàu cá QNg 94913
TS cùng hai ngư dân đã trở về cập cảng cá Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức
Phổ (Quảng Ngãi), sau một chuyến đi biển hãi hùng.
Mặc dù vụ việc đã trôi qua mấy ngày
nhưng nét mặt của ngư dân Trần Si (39 tuổi), thuyền trưởng tàu cá QNg 94913
TS, vẫn chưa hết bàng hoàng, lo lắng khi kể về việc bị tàu Trung Quốc tấn
công trong lúc đang hành nghề trên vùng biển vịnh Bắc bộ của Việt
Cụ thể, sáng 3/7, khi các ngư dân đi trên
hai tàu cá đang cật lực kéo lưới thì bất ngờ xuất hiện tàu của Trung Quốc màu
trắng xám, mang số hiệu 3103 chạy đến. Thấy tàu Trung Quốc nhưng các ngư dân
vẫn hành nghề bình thường vì lâu nay họ vẫn đánh bắt trên vùng biển này.
Nào ngờ, một lúc sau, tàu của Trung
Quốc hùng hổ lao đến chạy vòng quanh hai tàu cá QNg 94913 TS và QNg 94912 TS
để chụp hình, quay phim.
Biết chuyện chẳng lành, ngư dân đi trên
hai tàu cá gắng gượng kéo lưới cho thật nhanh để tìm hướng thoát ra. Tuy
nhiên, tàu Trung Quốc thả hai ca nô và lực lượng áp sát tàu cá QNg 94912 TS.
Cũng theo thuyền trưởng Si, sau đó anh
thấy tàu cá QNg 94912TS, trên tàu có 6 ngư dân bị tàu của Trung Quốc áp giải
chạy về hướng Trung Quốc.
Cố nấn ná lại một lúc nhưng chẳng bắt
được liên lạc với tàu cá và ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt giữ, thuyền
trưởng Si và ngư dân Nguyễn Ngọc Quý cho tàu cá QNg 94913 TS chạy cách vị trí
bị Trung Quốc tấn công vài hải lý mới neo tàu cá lại để tiếp tục chờ đợi tin
tức.
Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, khi
thấy ba tàu của Trung Quốc liên tục quần thảo trên biển, thuyền trưởng Si
buộc lòng cho tàu cá quay về đất liền.
Trung Quốc leo thang 'làm luật'
trên Biển Đông
Cũng liên quan về động thái bắt 6 ngư
dân Việt
Đây là một hành động leo thang của
Trung Quốc nhằm gia tăng áp lực lên phía Việt
Theo Giáo sư Thayer, điều đáng quan
ngại ở đây là các lực lượng trên biển của Trung Quốc đang hành động mà không
hề lo sợ sẽ bị trừng phạt từ cấp trên của họ và thực tế đã chứng minh họ luôn
được bật đèn xanh để “lên tàu, đánh đập và cướp tài sản của ngư dân Việt
Nam”.
Ông Thayer nhận định: “Tôi không thể
đọc ý nghĩ của người Trung Quốc, nhưng tôi không thể loại trừ khả năng vụ bắt
giữ 6 ngư dân chỉ là màn khởi đầu của một chiến dịch tổng lực từ phía Bắc
Kinh trong cuộc chiến pháp lý để khẳng định cái gọi là chủ quyền của họ trên
Biển Đông”.
Giáo sư Thayer phân tích: “Họ ngang
nhiên làm luật để phục vụ cho mưu đồ thôn tính Biển Đông, rồi ngang nhiên
tuyên bố “chúng tôi đang thực thi luật pháp” bất chấp luật pháp quốc tế”.
Giáo sư Thayer đúc kết: “Trung Quốc
đang muốn căng sức Việt
(Theo
Đất Việt) Lan Phương tổng hợp
Tấm bản đồ
mà Trung Quốc mới xuất bản đã được họ gọi là “khổ dọc” – đây là cách gọi dối
trá rất tinh vi để đánh lừa dư luận. Khổ dọc hay khổ ngang đúng ra chỉ là
cách ghép một tấm bản đồ to hơn bằng các mảnh dọc hay mảnh ngang nhỏ của tấm
bản đồ đó, còn nội dung không có gì thay đổi. Tuy nhiên tấm bản đồ mà họ gọi
là “khổ dọc” thực chất là một bản đồ mới hoàn toàn, phình ra gần gấp đôi phần
phía Nam, thành một tấm bản đồ Đông Nam Á và họ ngang nhiên coi đó là lãnh
thổ và biển của Trung Quốc. Tiếc rằng truyền thông của ta và nhiều nước cũng lại
“phụ họa” theo một cách vô tình, gọi là bản đồ khổ dọc mà lẽ ra phải gọi cho
đúng là “Bản đồ bành trướng”. Trước một đối thủ thâm hiển và gian xảo như TQ, việc đấu tranh trên lĩnh vực truyền thông cần hết sức khôn khéo và tỉnh táo.
Thương Giang
|
Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét