Những nhân
chứng phương Tây về chủ quyền Hoàng Sa
Cập nhật lúc 09:09
Gần như các nhà buôn, nhà tu, nhà thám
hiểm phương Tây giai đoạn từ thế kỷ 16 đến 19 đều xác định chủ quyền Hoàng Sa
và Trường Sa là "của Hoàng đế An Nam" và "không ai tranh
chấp".
Thế kỷ 15, các nhà truyền giáo, nhà buôn đã đặt chân đến
"phương Đông huyền bí". Tại Việt
Hoàng Sa - Trường Sa trong cuộc tìm
kiếm thuộc địa
Năm 1494, Giáo hoàng Alexandre VI đã phân chia cho hai
nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha các vùng ảnh hưởng trên thế giới và được chính
thức hóa bằng hiệp ước Tordesillas.
Các thương thuyền của Bồ Đào Nha đã đi về phương Đông
thiết lập cơ sở cho cuộc chinh phục lâu dài. Năm 1511, Bồ Đào Nha thiết lập
thương điếm ở Ma Cao, tới năm 1557 biến nơi đây thành thuộc địa. Từ đây các
thương thuyền qua lại biển Đông. Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha đã có những
chuyến thám hiểm biển Đông.
Nhà hàng hải Bồ Đào Nha Fernao Mendes Pinto cũng là một
giáo sĩ Dòng Tên đã ghi chép lại chuyến du hành năm 1545 qua cuốn sách du ký
mang tên Peragrinacao, được xuất bản tại Lisbon năm 1614.
Trong cuốn sách Pinto đã mô tả về quần đảo Hoàng Sa khá
chi tiết, ông gọi đó là Pulo Pracelar. Theo tiếng Bồ
Đào Nha, Pracelar nghĩa là san hô, Pulo có nghĩa là cù lao.
Trên con đường các nhà truyền giáo theo các thương thuyền
đi truyền đạo ở Đàng ngoài của Việt
Bước sang thế kỷ thứ 17, người Bồ Đào Nha đã mất thế độc
quyền ở biển Đông. Một số quốc gia phương Tây khác đã bứt phá lên, bắt đầu
xuất hiện, tăng cường sự có mặt trên biển Đông. Địch thủ lớn nhất của Bồ Đào Nha
là Hà Lan, sau đó là Anh và Pháp. Các hoạt động hàng hải của Hà Lan, Anh và
Pháp chủ yếu dựa vào những công ty thương mại quốc tế, được nhà nước ủy quyền
và bảo trợ.
Sang thế kỷ thứ 18, những cuộc khảo sát Biển Đông của công
ty Đông Ấn được tiến hành rất kỹ lưỡng. Các cuộc thám hiểm, đo đạc của phái
bộ Kergariou - Locmacria vào những năm 1778 - 1787 trên biển Đông đã giúp hiểu
rõ hơn, không còn đầy sợ hãi hay phủ đầy huyền thoại như trước đây. Các
chuyến hải trình đã tránh được nhiều nguy hiểm và đã an toàn hơn.
Người Pháp qua các hoạt động của các giáo sĩ, thương gia
đã quan tâm và hiểu biết nhiều về Việt
Trong nhật ký của chiếc tàu Amphitrite chở các giáo sĩ
Pháp đi qua quần đảo Paracels (tức Hoàng Sa) năm 1701 có ghi lại như sau:
"Người ta cho tàu nhổ neo, gió rất tốt. Và sau đó một thời gian đi
đến mỏm đá Paracels. Paracels là một quần đảo thuộc về nước An
Những nhân chứng phương Tây
Nhân vật Jean Baptiste Chaigneau (1769 - 1825), được vua
Gia Long đặt tên Việt là Nguyễn Văn Thắng và phong là Thắng Toàn Hầu. Cuốn
hồi ký của ông mang tên "Le mémoire sur la Cochinchine" có đoạn
viết: "Nước Cochinchine (tức An Nam) mà nhà vua bây giờ xưng đế hiệu
Hoàng đế gồm xứ Đàng Trong, xứ Đông Kinh, một phần xứ Cao Miên, một vài đảo
có dân cư không xa bờ bể và quần đảo Paracels hợp thành bởi những đảo nhỏ, đá
ngầm và mỏm đá không dân cư. Chỉ đến năm 1816 đương kim Hoàng đế mới lấy chủ
quyền trên quần đảo ấy".
Ghi chép của giám mục Jean Louis Taberd trong cuốn biên
khảo "Univers, historire et description de tous les peuples..."
xuất bản năm 1833 tại
Ở một đoạn khác, vị giám mục này khẳng định: "Hoàng
đế Gia Long chính thức khẳng định chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa năm
1816".
Trong cuốn tự điển Việt - Latinh nhan đề "Latino -
Anamiticum" của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 có in bản đồ trên loại
giấy chuyên dùng in họa đồ khổ 80 x 44 (cm). Nhan đề bản đồ là "An
Có thể nói "An Nam đại quốc họa đồ" là
một tài liệu phản ánh sự tổng kết về hiểu biết, khám phá sâu sắc và chính xác
của người phương Tây từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 về quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của nước Việt Nam. Trong quyển từ điển và bản đồ đã ghi chép về
những khảo sát, nghiên cứu tường tận của nhiều thế hệ nghiên cứu phương Tây
về Việt
Theo "An
Những ấn phẩm khảo sát, nghiên cứu của phương Tây về Hoàng
Sa và Trường Sa không chỉ bằng tiếng Pháp, tiếng Bồ Đào Nha mà còn cả tiếng Anh
khá phong phú. Tờ The Journal of Asiatic Society of Bengal của người
Anh ở Bengal số 6 và 7 trong chuyên đề về Hoàng Sa có đoạn: "Pracel hoặc
Paracels, tuy rằng tại các quần đảo này không có gì ngoài đá tảng và những
cồn lớn, nó hứa hẹn nhiều bất tiện hơn là lợi. Vua Gia Long đã nghĩ tăng lãnh
thổ bằng cách chiếm thêm cái đất buồn bã này. Năm 1826 ông đã long trọng cắm
cờ và chính thức giữ chủ quyền các hòn đảo đầy đá này mà không một ai
tranh giành với ông"...
Gần như các nhà buôn, nhà tu, nhà thám hiểm phương Tây
giai đoạn từ thế kỷ 16 đến 19 đều xác định chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa là
"của Hoàng đế An Nam" và "không ai tranh chấp".
Thực ra, kể cả các tài liệu của người Bồ Đào Nhà trước kia
dù chưa khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của vua Việt Nam tại quần đảo "đầy
cát và đá" song cũng ghi nhận bóng dáng thuyền và người An Nam có mặt ở
trên khai thác từ rất sớm...
(Theo
TuanVietNamnet) Duy Chiến
|
Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét