Tháo
‘bẫy’ giao thông
Cập nhật lúc 07:32
Biển
báo khuất sau
rặng cây, dài dằng dặc chữ, hay hạn chế tốc độ đột ngột đến mức không kịp
phanh… đã trở thành nỗi bức xúc dai dẳng của các tài xế.
Gần đây, một lái xe đã “tố cáo” với người đứng đầu ngành
giao thông về biển báo tốc độ đặt tại ngã ba lối ra Lĩnh Nam (Hà Nội), nhưng
bị cả tán cây che khuất, tài xế phóng nhanh từ chân cầu Thanh Trì xuống chỉ còn
cách phanh gấp khi thấy biển báo hiện ra sau rặng cây. Không chỉ tiềm ẩn nguy
cơ mất an toàn giao thông, biển “bẫy” này khiến không ít tài xế bị thổi phạt
“oan”. Tại TP.HCM, hàng loạt biển báo khuất tầm nhìn, chữ chi chít cũng khiến
giới tài xế rất dễ dính biên bản xử phạt (Biển báo làm khổ lái xe đăng trên
Thanh Niên số ra ngày 26.6).
Việc để tồn tại một hệ thống biển báo tồn tại nhiều điểm
bất hợp lý, làm khó cho người dân, có trách nhiệm rất lớn của ngành giao
thông đã không khảo sát, nghiên cứu kỹ vị trí, dẫn đến biển báo không phù hợp
cả về hình thức lẫn vị trí đặt. Điều khó hiểu là nhiều năm qua, dù người dân
phản ứng, báo chí “điểm mặt chỉ tên” những bẫy biển báo khiến người dân mất
tiền phạt nhiều hơn là có tác dụng về mặt cảnh báo an toàn, thì cơ quan quản
lý giao thông từ cấp Bộ đến cấp Sở lại rất chậm chạp vào cuộc loại bỏ các
biển báo này.
Mãi tới đầu năm nay, sau đợt rà soát các biển báo tốc độ
trên toàn quốc, Bộ GTVT mới ra quyết định yêu cầu thay thế biển báo tốc độ
25, 30, 35 km/giờ bằng biển báo 40 km/giờ trên các tuyến quốc lộ. Biển báo
tốc độ tối đa 50 km/giờ cũng phải được rà soát, nếu đường đủ điều kiện được phép
cắm biển tốc độ lớn hơn. Quyết định này dù muộn nhưng vẫn được lòng dân, và
có thể xem là bước đi đầu tiên để tháo gỡ dần các “bẫy” tốc độ đang được cắm
như đánh đố người tham gia giao thông.
Tuy nhiên, ngay sau khi Bộ đưa ra quyết định vào đầu tháng
6, Hà Nội đã đề xuất giữ lại biển hạn chế tốc độ 35 km/giờ tại các đường dẫn
lên đường vành đai 3 trên cao. Dù trên thực tế, biển báo này đã bị giới lái xe
phản ứng rất nhiều, bởi đây là tuyến cao tốc chuẩn xe đang chạy 80 km/giờ,
nhưng lại phải giảm tốc về 35 km/giờ chỉ trong một đoạn đường ngắn rất nguy
hiểm. Rất may đề xuất này sau đó đã bị bác bỏ.
Từ câu chuyện muốn giữ biển hạn chế tốc độ 35 km/giờ của
Hà Nội cho thấy muốn các địa phương thay thế các biển báo bất hợp lý tại địa
bàn quản lý không hề đơn giản. Cái khó là quyết định của Bộ chỉ áp dụng với các
tuyến quốc lộ, còn các tuyến tỉnh lộ có thực hiện hay không lại thuộc thẩm
quyền quyết định trực tiếp của địa phương. Theo một chuyên gia, từ thực trạng
lâu nay cho thấy, rất khó chờ các địa phương “tự giác” thay thế biển báo bất
hợp lý. Thay vào đó, cần có những yêu cầu mang tính ràng buộc về thời gian và
nội dung thực hiện cụ thể áp xuống các địa phương.
Bộ GTVT cũng cần có cuộc tổng rà soát quy mô lớn hơn trên
cả nước, đặc biệt là các biển hạn chế tốc độ trên đường cao tốc. Đặc biệt, để
việc tháo “bẫy” tốc độ cho người dân không rơi vào tình cảnh nửa vời, “bắt
cóc bỏ đĩa” thì cần nhiều hơn nữa “sức ép” tới các địa phương, để người dân
vẫn phải sống trong cảnh muốn đi đúng luật nhiều khi còn khó hơn vi phạm luật.
(Theo
Thanh niên) Mai Hà
Một sự “trùng hợp” là các chú CSGT rất hay đứng “khuất
đâu đó” quanh những cái bẫy giao thông. Người đi đường vừa phải chấp hành
nghiêm luật GTĐB vừa phải hết sức cảnh giác, nếu không khó thoát án phạt
tiền.
Thương
Giang
|
Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét