Hội nghị quốc tế
bác danh nghĩa chủ quyền của TQ
Cập nhật lúc 11:52
Cái gọi là danh nghĩa chủ quyền
Trung Quốc đối với các quần đảo ngoài khơi Biển Đông đã bị cộng đồng quốc tế
bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ Hội nghị
Khăng khăng "không cần tranh cãi"
Ngày 29/4/1932, chính phủ Pháp gởi kháng nghị nêu rõ các
bằng chứng về sự chiếm hữu của Việt
Ngày 13/4/1933, một chiến hạm thuộc lực lượng hải quân
Pháp ở Viễn Đông dưới sự chỉ huy của trung tá De Lattre rời Sài Gòn đến
quần đảo Trường Sa. Một nghi thức chiếm hữu theo truyền thống của phương Tây
được tiến hành. Một văn bản được thảo ra và các thuyền trưởng ký thành 11 văn
bản.
Năm 1934 - 1935, Bộ ngoại giao và Bộ nội vụ Trung Hoa dân
quốc giao cho ủy ban thẩm tra bản đồ thủy lục âm thầm đặt tên quần đảo Đoàn
Sa cho quần đảo Trường Sa của Việt Nam và phiên âm dịch nghĩa khoảng 124 bãi đá
ngầm, đảo nhỏ, ngầm của Hoàng Sa và Trường Sa thành tên Trung Quốc. Lúc này
các quần đảo lớn mới có tên Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Đoàn Sa.
Người Pháp lập tức đầy mạnh đầu tư xây dựng nhiều cơ sở hạ
tầng khá hiện đại lên Hoàng Sa. Sau cuộc khảo sát của Viện Hải dương học và
nghề cá Nha Trang, năm 1938 Pháp đã cử các đơn vị bảo an lên các đảo để bắt đầu
xây dựng, tổ chức quản lý trên các đơn đảo.
Tại đảo Hoàng Sa và Ba Bình và Phú Lâm, một trạm khí
tượng, bia chủ quyền, hải đăng, trạm phát sóng TFS được dựng lên. Các công
chức ra Hoàng Sa được đưa vợ con ra sinh sống, có nhà cửa tránh bão, giếng
đào có nước ngọt đầy đủ. Hàng tháng có tàu tiếp tế từ đất liền chở ra lương thực,
thực phẩm.
Cũng trong giai đoạn này, TQ tiến hành vẽ mới các bản đồ,
phiên âm và điều chỉnh đặt tên Trung Quốc. Tuy nhiên, sau này có sự thay đổi
tên liên tục vì không nhất quán.
Có thể nói tới năm 1938, các quần đảo Hoàng Sa đã được
quản lý chặt chẽ. Trung Hoa Dân Quốc không còn hung hăng đòi hỏi chủ quyền
như trước nhưng vẫn ngoan cố khẳng định chủ quyền là của họ "không cần
tranh cãi".
Năm 1939, tình hình chiến tranh lan rộng khắp châu Á. Nhật
bắt đầu nhảy vào Đông Dương. Để thực hiện kế hoạch mở rộng lãnh thổ, Nhật đòi
Pháp trao Hoàng Sa, Pháp phản đối. Anh ủng hộ Pháp, phản đối yêu sách vô lý
của Nhật.
Sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, toàn bộ công
chức, quân Pháp và Việt
Lợi dụng thời cơ
Ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày
2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc
tuyên ngôn độc lập ở Quảng Trường Ba Đình, chấm dứt chế độ đô hộ của Pháp.
Sau khi Nhật bại trận, Pháp trở lại xâm lược Việt
Quân Nhật đã rút khỏi quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa
vào năm 1946, Pháp trở lại Việt Nam làm chủ Biển Đông, lập tức cử một phân
đội bộ binh Pháp đổ bộ từ tàu Savorgnan de Brazza đến thay thế quân đội Nhật
từ tháng 5/1946, nhưng đơn vị này chỉ ở đó trong vài tháng. Trong thời gian
từ 20 - 27/5/1946, đô đốc D'Argenlieu, cao ủy Đông Dương cũng đã phái tốc hạm
L'Escarmouche ra nắm tình hình đảo Hoàng Sa (Pattle ) thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Vào lúc quân đội viễn chinh Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đang bận đối phó với cuộc chiến
tranh toàn diện sắp xảy ra, thì ngày 26/10/1946, lợi dụng thời cơ, hạm đội
đặc biệt của Trung Hoa Dân Quốc gồm 4 chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại
diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội độc lập về cảnh vệ của hải
quân (tiền thân của quân thủy đánh bộ) xuất phát từ cảng Ngô Tùng ngày
9/10/1946. Ngày 29/11/1946, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên tới đảo Hoàng Sa
và đổ bộ lên đây. Tàu Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa.
Ngày 17/10/1947, Thông báo hạm Tonkinois của Pháp được
phái đến Hoàng Sa để yêu cầu quân Tưởng Giới Thạch rút khỏi Phú Lâm nhưng họ
không rút. Pháp gửi một phân đội lính trong đó có cả quân lính "Quốc gia
Việt
Tháng 4/1949, Đổng lý văn phòng của quốc trưởng Bảo Đại là
hoàng thân Bửu Lộc, trong một cuộc họp báo tại Sài Gòn đã công khai khẳng
định lại chủ quyền của Việt Nam đã từ lâu đời trên quần đảo Hoàng Sa.
Vào ngày 1/10/1949, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành
lập ở lục địa Trung Quốc, Trung Hoa Dân Quốc do Tưởng Giới Thạch cầm đầu đã
rút lui ra Đài Loan. Tháng 4/1950, đồn lính Trung Hoa dân quốc chiếm đóng bất
hợp pháp ở đảo Phú Lâm (Ile Boisée) thuộc quần đảo Hoàng Sa đã rút lui. Còn
đồn lính của Pháp đóng ở đảo Hoàng Sa (Pattle) vẫn còn duy trì. Đến năm 1954,
Pháp đã chính thức trao lại quyền quản lý cho Chính phủ Quốc gia Việt
Trước đó, ngày 14/10/1950, chính phủ Pháp chính thức
chuyển giao cho chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa. Thủ
hiến Trung Phần là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành ở
quần đảo Hoàng Sa.
Hội nghị
Ngày 7/9/1951, tại hội nghị trên, Thủ tướng kiêm ngoại
trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại long trọng tuyên bố rằng hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: "Et comme il
faut franchement profiter de toutes occasions pour étouffer les germes de
discorde, nous affirmons nos droits sur les îles Spratley et Paracels qui de
tout temps ont fait partie du Viet Nam".
(Theo
TuanVietNamnet) Duy Chiến
* Bài có sử dụng tư liệu nghiên cứu của tiến sĩ Hãn Nguyên Nguyễn Nhã,
người sáng lập và cố vấn Quỹ Văn Hóa Giáo dục tại TP.HCM. |
Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét