Ai đứng sau vụ Công
ty Hoàng Lâm Điện Biên “rút ruột” ngân sách nhà nước 26,5 tỉ đồng?
Cập nhật lúc 15:24
Sau khi Bộ Tài
chính tổ chức Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra công tác quản lí ngân sách
trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đối với dự án hỗ trợ vốn đầu tư cho Nhà máy chế biến
gỗ của Công ty TTNHH Hoàng Lâm có địa chỉ tại xã Núa Ngam, huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên, toàn bộ sai phạm có tính chất nghiêm trọng cấu thành tội phạm
trong toàn bộ quy trình xét duyệt dự án, nghiệm thu công trình, giải ngân cho
doanh nghiệp mới bị phát giác.
Phải chăng có việc cá nhân từ lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên
đến lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN), Kho bạc
Nhà nước tỉnh Điện Biên nhận tiền hối lộ của doanh nghiệp dẫn đến việc biết
sai mà vẫn “nhắm mắt” tiếp tay cho Công ty Hoàng Lâm Điện Biên “rút ruột”
ngân sách nhà nước, thiếu trách nhiệm trong việc theo dõi, giám sát, đôn đốc
và kiểm tra doanh nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng, làm thất thoát 26,5 tỉ
đồng ngân sách nhà nước…?
Vụ việc bắt đầu từ năm 2012 khi tỉnh Điện Biên được Chính
phủ phê duyệt chi tiền để thực hiện các chính sách về phát triển rừng tại địa
phương. Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Hoàng Lâm Điện Biên, ông Đinh Ngọc Quỳnh
được sự “hậu thuẫn” của lãnh đạo UBND tỉnh và Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên,
Kho bạc Nhà nước đã lập sẵn kế hoạch “nuốt trọn” toàn bộ khoản hỗ trợ 26,5 tỉ
đồng từ ngân sách nhà nước trên?
Căn cứ Kết luận Thanh tra Bộ Tài chính ngày 31/12/2013,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, ông Hoàng Văn Nhân đã làm sai quy định của
Nhà nước khi bước đầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 62 121 000049/
CNDDC1/62/1 ngày 8/7/2011 cho Công ty TNHH Hoàng Lâm Điện Biên xây dựng nhà
máy gỗ công nghiệp với tổng công suất 100.000 m3/năm, tổng vốn đầu tư 290 tỉ
đồng, vượt quá khả năng về năng lực và vốn theo Giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh số 5600232393 do Sở KH&ĐT cấp ngày 14/1/2011 với vốn điều lệ của
Công ty chỉ có 2 tỉ đồng.
Tháng 10/2012, được sự “chỉ đạo” của cá nhân lãnh đạo UBND
tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên, Công ty Hoàng Lâm lập dự án khống về việc
xây dựng Nhà máy chế biến gỗ Điện Biên với công suất 100.000m3 sản phẩm/năm.
Dự kiến, năm 2014, sau khi đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc tiêu thụ
nguyên liệu cho tất cả các xã có điều kiện trồng tre, gỗ của tỉnh Điện Biên;
tạo nên chuỗi giá trị gia tăng cao cho vùng nguyên liệu các tỉnh vùng Tây
Bắc; giải quyết việc làm thường xuyên cho 500 lao động địa phương với mức
lương tối thiểu 3 triệu đồng/người/tháng; doanh thu của nhà máy đạt 300 tỉ
đồng/năm, nộp ngân sách khoảng 20 đến 30 tỉ đồng/năm.
Tuy nhiên, căn cứ Kết luận Thanh tra ngày 31/12/2013,
Quyết định số 1120/QĐ-UBND ngày 14/11/2011 của UBND tỉnh Điện Biên (do Phó
Chủ tịch UBND tỉnh, ông Hoàng Văn Nhân kí) là sai với quy định của Nhà
nước về kế hoạch hỗ trợ vận chuyển sản phẩm gỗ cho nhà máy chế biến gỗ của
Công ty Hoàng Lâm Điện Biên với số tiền 218,75 tỉ đồng, trong 5 năm đầu (2012
– 2015) với khối lượng sản phẩm 500.000 m3/năm (100.000 m3 x 5 năm) bằng toàn
bộ công suất thiết kế của nhà máy được phê duyệt, ngay từ khi nhà máy mới bắt
đầu khởi công xây dựng (năm 2012) là chưa phù hợp với Quyết định số
66/2011/QĐ-TTg ngày 9/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ: “Nhà nước hỗ trợ đầu
tư và hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm trong 5 năm đầu tiên tính từ khi nhà
máy bắt đầu sản xuất”.
Việc UBND tỉnh, Sở NN&PTNT và Kho bạc Nhà nước Điện
Biên làm sai quy định của Nhà nước trong việc thanh toán khoản tiền hỗ trợ
vận chuyển 26,5 tỉ đồng cho Công ty Hoàng Lâm Điện Biên quy định tại Quyết
định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/6/2007 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày
9/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể: Cấp tạm ứng 6 tỉ đồng: Mặc dù Nhà
máy chế biến gỗ chưa hoàn tất việc xây dựng (lắp đặt được 2 nhà xưởng), chưa
đủ điều kiện để thành lập Hội đồng nghiệm thu nhà máy nhưng ngày 21/12/2012,
Giám đốc Sở NN&PTNT Điện Biên lại có Văn bản số 2525/TTr-SNN trình UBND
tỉnh thành lập Hội đồng nghiệm thu dự án. Ngày 28/12/2012 ông Phó Giám đốc Sở
NN&PTNT Nguyễn Đình Kỳ; Chủ tịch UBND huyện Điện Biên, ông Lò Văn Phương;
Chi cục Lâm nghiệp và Công ty Hoàng Lâm đã tự lập Biên bản xác nhận khối
lượng, tiến độ xây dựng nhà máy chế biến gỗ công nghiệp với đầy đủ các hạng
mục công trình theo quy định. Trong ngày 28/12/2012 Giám đốc Sở NN&PTNT
còn có văn bản đề nghị UBND tỉnh Điện Biên, Kho bạc Nhà nước cho Công ty
Hoàng Lâm được thanh toán vốn hỗ trợ đợt 1 là 6 tỉ đồng. Ngày 31/1/2013, Kho
bạc Nhà nước đã giải ngân tạm ứng chi phí hỗ trợ vận chuyển 6 tỉ đồng cho
Công ty Hoàng Lâm.
Thanh toán hỗ trợ 26,5 tỉ đồng: Ngày 25/3//2013, để hợp
thức hóa “rút ruột” ngân sách nhà nước 26,5 tỉ đồng, Ông Hoàng Văn Nhân đã kí
Công văn số 717/UBND-NN ngày 25/3/2013 gửi Thường trực HĐND tỉnh về việc điều
chỉnh kế hoạch phân bổ vốn Chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững
năm 2012, khi Nhà máy chế biến gỗ Hoàng Lâm vẫn chưa xây dựng hoàn tất, khối
lượng, năng suất sản phẩm chưa đạt chỉ tiêu trong quy định với khu nhà xưởng
cũ mới lộn xộn, có 21 máy móc được lắp ráp đã qua sử dụng, sản xuất trước năm
2000; một số máy hiện đang sử dụng, nhưng không có nguồn gốc xuất xứ, không
có năm sản xuất, không có hồ sơ chứng minh và một số máy móc cũ hiện không
hoạt động (theo quy định của Chính phủ: “Thiết bị máy mới 100% hoặc thiết bị đã
qua sử dụng nhưng được sản xuất tại các nước phát triển sau năm 2000”); lao
động sản xuất theo mùa vụ chỉ với 50 cán bộ, công nhân; lượng sản phẩm sản
xuất thực tế chỉ khoảng 15,2m3/tháng thấp hơn rất nhiều so với dự án đưa ra
ban đầu và theo quy định của Nhà nước (100.000 m3/năm, tương đương hơn 80.000
m3/tháng). Như vậy, nhà máy hoạt động chỉ mới đạt 7% công suất; tổng giá trị
khối lượng đã đầu tư 16,8 tỉ đồng mới chỉ bằng 5,8% so với tổng mức đầu tư
cho nhà máy.
Vậy mà, ông Hoàng Văn Nhân vẫn “nhắm mắt” kí đại Công văn
số 730/UBND-NN ngày 25/3/2013 chỉ đạo Sở NN&PTNT thành lập Hội đồng nghiệm
thu; ông Nguyễn Đình Kỳ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT và bà
Phạm Thị Liễu, Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước đã không “ghê tay” khi kí Tờ
trình số 328B/TTr-SNN-KBNN ngày 28/3/2013 về việc đề nghị thanh toán vốn hỗ
trợ vận chuyển cho Công ty Hoàng Lâm 20,5 tỉ đồng (sau khi trừ số tiền đã tạm
ứng 6 tỉ đồng); ông Phạm Đức Hiển kí Công văn số 330/SNN-LN ngày 28/3/2013 đề
nghị Kho bạc Nhà nước giải ngân cho Công ty Hoàng Lâm được thanh toán 20,5 tỉ
đồng và ngày 9/4/2013. Kho bạc Nhà nước đã chi 20,5 tỉ đồng cho Công ty Hoàng
Lâm (ông Hiển là chồng của một lãnh đạo tỉnh Điện Biên).
Căn cứ những nội dung trên được chỉ rõ trong Kết luận
Thanh tra Bộ Tài chính ngày 31/12/2013, sai phạm và trách nhiệm trước hết là
của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng tỉnh Điện Biên. Cá nhân Phó
Chủ tịch UBND tỉnh, các Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, Giám đốc Kho bạc
Nhà nước tỉnh có việc nhận hối lộ, để tổ chức “cấu kết”, “lập kế hoạch” hoàn
thiện toàn bộ quy trình từ việc tiến cử doanh nghiệp, thành lập xét duyệt dự
án, nghiệm thu công trình đến giải ngân để có thể “rút ruột” vốn hỗ trợ 26,5
tỉ đồng từ ngân sách nhà nước diễn ra trót lọt.
Hơn nữa, lãnh đạo UBND tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh Điện Biên
và chủ đầu tư đã phớt lờ, thiếu trách nhiệm khi không theo dõi, giám sát,
kiểm tra thực tế trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án, mọi hồ sơ số liệu
báo cáo UBND tỉnh, Sở NN&PTNT và các cơ quan ban ngành có liên quan đều
chỉ là “nghe Công ty Hoàng Lâm Điện Biên báo cáo”?
Đề nghị UBND tỉnh Điện Biên tổ chức, chỉ đạo các cơ quan
chức năng của tỉnh làm rõ sai phạm và xử lí nghiêm minh các cá nhân, tập thể
và tổ chức có liên quan theo đúng quy định của pháp luật.
(Theo Người cao tuổi) Minh Hương
|
Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét