Giáo sư TQ gây sốc:
Triều Tiên biến mất sẽ tốt cho Bắc Kinh và
|
|
Ông Sở Thụ Long, giáo sư đại học Thanh Hoa người có phát
ngôn chấn động về Bắc Triều Tiên.
|
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc ngày 24/6 đưa tin, một
giáo sư nổi tiếng của Trung Quốc đã công khai tuyên bố, Bắc Triều Tiên gây
khó khăn nhiều hơn là mang lại lợi ích cho Bắc Kinh, làm nổi bật sự thất vọng
ngày càng tăng của Trung Quốc với Bình Nhưỡng.
"Tôi nghĩ sự tồn tại của Bắc Triều Tiên tạo ra khó
khăn cho chúng ta nhiều hơn là mang lại lợi ích", Sở Thụ Long, giáo sư
đại học Thanh Hoa phát biểu tại diễn đàn quan hệ Trung - Hàn do trường này và
Viện nghiên cứu Chính sách Asan Hàn Quốc đồng tổ chức trước khi Tập Cận Bình
đi thăm Hàn Quốc.
"Nếu Bắc Triều Tiên biến mất sẽ giúp cho Hàn Quốc và
Trung Quốc phát triển quan hệ song phương. Không có Bắc Triều Tiên, chúng
tôi sẽ có thêm rất nhiều cơ hội hơn là những thách thức", Sở Thụ Long
phát biểu.
Trung Quốc là đồng minh lớn nhất còn lại của Bắc Triều
Tiên, nhưng cuối cùng cũng đã tham gia lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc
chống lại Bình Nhưỡng sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần 3 vào
tháng 2 năm ngoái.
Nền kinh tế "què quặt" của Bắc Triều Tiên phụ
thuộc vào Trung Quốc, Yonhap nói, nhưng nhiều nhà phân tích đồng ý rằng Bắc
Kinh sẽ không gây áp lực quá lớn lên Bình Nhưỡng vì điều đó có thể gây ra sự
sụp đổ chế độ ở Bắc Triều Tiên.
|
Tổng thống
|
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công khai tuyên bố
thực hiện chuyến thăm chính thức tới Hàn Quốc vào tuần đầu tiên của tháng Bảy
này. Đây là lần đầu tiên trong hơn 2 thập kỷ qua, một Chủ tịch nước đương nhiệm
Trung Quốc đi thăm Hàn Quốc trước Bắc Triều Tiên.
Trong khi đó nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa
được mời tới thăm Bắc Kinh. Theo bình luận của tờ Đa Chiều ngày 25/6, Tập Cận
Bình không giống như Hồ Cẩm Đào hay Giang Trạch Dân chọn thăm Bắc Triều Tiên
trước khi đi Hàn Quốc là dấu hiệu cho thấy quan hệ song phương đang xuống dốc.
Tờ Nickei bình luận, chuyến đi Seoul của Tập Cận Bình là
nhằm gây áp lực lên Bắc Triều Tiên, đồng thời tăng cường quan hệ với Seoul
còn làm tăng áp lực với Nhật Bản đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở
Hoa Đông.
Trước đó hôm 18/6 từ Washington, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ
phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương Daniel Russel bình luận, chuyến đi
Seoul của Tập Cận Bình là "cột mốc phi thường", điều này rất hữu
ích trong việc thúc đẩy hợp tác về vấn đề Bắc Triều Tiên.
Hoa Kỳ ủng hộ hoàn toàn những nỗ lực của Hàn Quốc để phát
triển quan hệ mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh và xem đó là lực lượng cho sự ổn định
và hội nhập.
Giới lãnh đạo TQ không
ai dám nói ra suy nghĩ thật nhưng vị giáo sư trên đã nói giúp họ. Triều Tiên
hay Campuchia, Lào và cả Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ 20 đến nay trong
con mắt của lãnh đạo TQ chỉ là những con tốt trên bàn cờ bá quyền của họ. TQ
muốn các nước trở thành những quái thai (đúng nghĩa), không được thống nhất,
đoàn kết để tạo nên những “tấm đệm” an toàn cho Trung Hoa. Với VN, họ đạo diễn Điện
Biên Phủ nhằm “đánh nhanh, thắng nhanh” – một chủ trương chắc chắn thất bại.
May mà đại tướng Võ Nguyên Giáp với tài năng kiệt xuất nhận ra ngay điều đó.
Họ đạo diễn vụ cải cách ruộng đất tại miền Bắc gây nên bao oan khuất đau xót
cho nhân dân và bài học xương máu cho Đảng CSVN. Cũng may Hồ Chủ Tịch đã sớm
nhận ra sai lầm và sửa sai kịp thời nên hậu quả chưa quá lớn. Với Campuchia,
họ đạo diễn đẻ ra một chế độ quái thai, gây nên họa diệt chủng thảm khốc, nếu
không có VN thì không hiểu CPC hiện nay thế nào. CHDCND Triều Tiên thực ra
hoàn toàn là một con rối nằm dưới sự điều khiển của TQ. Tuy nhiên, con rối
này ngày càng vượt tầm điều khiển của họ do những biến động bất thường trong
giới lãnh đạo cao cấp (người kế nhiệm Kim Nhật Thành đột ngột qua đời, người
kế nhiệm quá trẻ chưa bị Bắc Kinh chi phối). Triều Tiên hiện nay có vẻ không
còn hữu dụng với TQ mà còn gây ra những phiền toái. Việc bỏ đi một con tốt
trên bàn cờ Đại Hán là việc bình thường.
Thương
Giang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét