Bóc trần âm mưu bản đồ
'đường 10 đoạn' của Trung Quốc
Cập nhật lúc 07:41
(Tình hình Biển Đông - Vấn đề
Biển Đông) - TQ công bố bản đồ dọc để kiểm tra phản ứng các nước láng
giềng và dùng bản đồ này để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông.
Tân Hoa Xã đã đăng tải nhiều hình ảnh
về tấm bản đồ mới do Nhà xuất bản Bản đồ Hồ Nam phát hành với chú thích ngang
ngược rằng "các đảo trong Biển Đông có cùng tỷ lệ với đại lục và được
thể hiện rõ hơn so với các bản đồ truyền thống".
Thậm chí, trong bản đồ mới, Trung Quốc
đã thay "đường 9 đoạn" bằng "đường 10 đoạn",
"nuốt" gần trọn Biển Đông, sát với bờ biển của Việt Nam, Malaysia,
Brunei và các đảo Palawan và Luzon của Philippines.
Cơ quan quản lý bản đồ và khảo sát của
chính quyền Trung Quốc đã phê chuẩn bản đồ dọc, cho biết bản đồ này là nhằm
bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Trung Quốc. Dự kiến bản đồ này còn được
dùng trong trường học ở Trung Quốc, theo tờ South China Morning Post (Hồng
Kông) ngày 25/6.
Sở dĩ có sự ra đời của tấm bản đồ này
là vì Trung Quốc muốn "nhận vơ" một số quần đảo của nước khác là
đất của mình. Theo đó bản đồ này đã ngang ngược ghi chú các quần đảo Trường
Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt
Với hành động vẽ lại bản đồ trong đó
"nhận vơ" cả lãnh thổ nước khác rồi dùng để giảng dạy cho học sinh,
Trung Quốc sẽ tạo ra cả một thế hệ người dân hiểu sai trái về lãnh thổ Trung
Quốc.
Tiến sĩ Christopher Roberts thuộc Đại
học New South Wales, Australia khẳng định, vài thập niên gần đây, hệ thống
giáo dục Trung Quốc đã "cấy" vào đầu người dân niềm tin là Biển
Đông thuộc "chủ quyền không thể tranh cãi" của nước này.
Ông Roberts dẫn lời một giáo sư Trung
Quốc kể lại: "Nếu bạn đề nghị một người Trung Quốc 50 tuổi vẽ bản đồ
nước này, người đó sẽ vẽ bản đồ chỉ có Trung Quốc đại lục. Nhưng nếu đề nghị
như thế với một người Trung Quốc 25 tuổi, chắc chắn tấm bản đồ sẽ xuất hiện
cả Biển Đông".
Ông Lee Yunglung, Học viện Biển Đông
(Trung Quốc), nhận xét rằng Trung Quốc dùng bản đồ mới này để kiểm tra phản ứng
từ các nước láng giềng, vốn có tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh trên Biển
Đông.
Theo ông Lee, động thái công bố bản đồ
mang lại nhiều lợi ích cho chính quyền Trung Quốc.
"Bản đồ này được một nhà xuất bản
nội địa in ấn giúp Bắc Kinh tránh được sự phản ứng dữ dội từ các nước láng
giềng", ông Lee nói. Nếu không có nước nào phản ứng gay gắt, đây sẽ là
cơ hội để chính quyền Trung Quốc chính thức hợp pháp hóa bản đồ này, theo ông
Lee.
"Ở trong nước, bản đồ này sẽ giúp
tăng cường ý thức dân Trung Quốc về vấn đề biển đảo. Và nó sẽ trở thành một
bằng chứng để tăng cường và củng cố những tuyên bố chủ quyền của Trung
Quốc", ông Lee nhận định.
Trên bình diện quốc tế, bản đồ thể hiện
với các nước láng giềng rằng Trung Quốc xem trọng lãnh thổ trên biển tương tự
như trên đất liền, ngụ ý Bắc Kinh sẽ phản ứng lại những vụ tranh chấp lãnh
thổ trên Biển Đông.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc
đã lên tiếng cho rằng, các nước không nên đưa ra những suy đoán xung quanh
việc Bắc Kinh phát hành bản đồ mới.
Phát biểu trước báo giới trong cuộc họp
báo hàng ngày của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Trung Quốc bà Hoa Xuân Oánh ngụy biện: “Mục đích phát hành bản đồ mới là
để phục vụ công chúng Trung Quốc… Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển
Đông là phù hợp và rõ ràng. Lập trường của chúng tôi không hề thay đổi”.
Cách đây không lâu, thẩm phán Antonio
Carpio thuộc Tòa án Tối cao Philippines cũng chỉ rõ ra rằng các bản đồ truyền
thống của Trung Quốc, dù do người Trung Quốc hay người nước ngoài vẽ, đều
không hề có quần đảo Trường Sa hay Hoàng Sa trên Biển Đông.
Các bản đồ cũ của Trung Quốc đều cho
thấy đảo Hải
(Theo
Đất Việt) Lan Phương tổng hợp
Trung Quốc có thể vẽ lại bản đồ nước họ bao gồm cả hành
tinh này, đó là quyền của họ. Tuy nhiên những tấm bản đồ đó chỉ có ý nghĩa
với nước họ, còn với nước khác và cả thế giới, nó vô giá trị. Luật pháp quốc
tế không bao giờ chấp nhận những tấm bản độ “tự xưng” này. Các nước khác,
nhất là các quốc gia láng giềng TQ sẽ chẳng bao giờ chấp nhận sự ngang ngược,
sai trái đó.
Thương
Giang
|
Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét