Ông Trần Công Trục:
'Trung Quốc đang triển khai mọi lực lượng để xâm lăng'
Cập nhật lúc 20:40
"Chúng
ta đang ở trong một thời kỳ cực kỳ nguy hiểm, thậm chí như là đang trong thời
chiến vì cuộc chiến tranh này không tiếng súng nhưng đã gây tác hại cho chúng
ta ở tất cả các mặt", ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới
Chính phủ trả lời VnExpress.
- Trung Quốc ngày càng hung hăng khi sử dụng cùng lúc
nhiều tàu đâm húc vào tàu thực thi pháp luật của Việt
- Từ khi hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc duy trì hàng trăm tàu, máy
bay trong đó có cả tàu và máy bay quân sự hộ tống. Họ liên tục đâm va, phun vòi
rồng vào tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt
Điều này chứng tỏ Trung Quốc quyết tâm triển khai cuộc xâm
lăng kiểu mới. Họ không thể biện hộ cho việc này bởi mọi hành vi đều thể hiện
đó là một cuộc xâm lược mềm. Trung Quốc dùng mọi biện pháp buộc Việt
Quyết tâm của Trung Quốc là không bao giờ thay đổi. Trung
Quốc đang tìm cách lợi dụng tình thế quốc tế và khu vực, những khó khăn của
Việt
- Giàn khoan Nam Hải 09 đã được Trung Quốc điều đến vùng
cửa vịnh Bắc Bộ - vùng biển chưa phân định, hành động này làm gia tăng căng
thẳng như thế nào thưa ông?
- Một giàn khoan Hải Dương 981 đã gây nhiều phản ứng của
Việt Nam, quốc tế và khu vực, giờ Trung Quốc lại đưa thêm giàn khoan vào vùng
chồng lấn, nơi hai bên đang thỏa thuận, có cơ chế đàm phán để giải quyết vấn đề.
Đó là hành vi coi thường luật pháp quốc tế bởi theo công ước Luật biển 1982,
ở vùng chồng lấn hai bên phải ngồi lại đàm phán với nhau, trong quá trình đó,
không bên nào được làm tổn hại đến lợi ích của bên đang đàm phán với mình.
Hành động này của Trung Quốc không chỉ làm gia tăng căng
thẳng trên Biển Đông mà còn thể hiện sự bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp
những thỏa thuận đã đạt được giữa Việt
- Gần đây Trung Quốc đã phát hành hàng loạt bản đồ trong
đó thể hiện đường lưỡi bò bao trùm lên Biển Đông trong đó Hoàng Sa, Trường Sa
của Việt Nam cũng được họ đưa vào hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất mới. Vậy
giá trị pháp lý của những bản đồ này như thế nào?
- Việc đưa đường lưỡi bò vào bản đồ không phải bây giờ Trung
Quốc mới làm mà họ đã đưa vào nhiều bản đồ, từ sơ đồ đơn giản nhất đến những
bản đồ chuyên ngành như hành chính, địa hình, địa vật, tự nhiên... Trước đây,
họ làm bản đồ chiều ngang thì có dùng phụ đồ để vẽ đường lưỡi bò. Nhưng gần
đây họ thể hiện bản đồ theo chiều dọc để thể hiện luôn đường lưỡi bò gắn liền
mà không cần chia tách.
Trong những bản đồ mới phát hành, có một điểm không thay
đổi so với trước là đường lưỡi bò. Khi mới ra đời, bản đồ đường lưỡi bò có 11
đoạn, sau đó bỏ đi 2 còn 9 đoạn và bây giờ là 10 đoạn. Bản đồ này không có giá
trị pháp lý nào vì đường lưỡi bò không căn cứ vào bất cứ một quy định nào của
luật pháp quốc tế đặc biệt là công ước Luật biển 1982 mà họ là thành
viên.
Việc liên tục xuất bản bản đồ là một trong những biện pháp
để Trung Quốc tạo ra nhận thức đặc biệt đối với người dân của họ. Nhà cầm
quyền Trung Quốc muốn làm điều này để người dân trong nước tin rằng họ có quyền
ở vùng biển mà họ gọi là Nam Hải, rằng việc Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan
tác nghiệp là việc hoàn toàn bình thường trong vùng biển thuộc chủ quyền của
họ như bản đồ đã vẽ. Đó chính là biện pháp tuyên truyền nhồi sọ mà Trung Quốc
đã sử dụng nhiều năm qua. Trong lịch sử nhân loại, các thế lực cường quyền
gây ra cuộc chiến tranh đã từng sử dụng biện pháp này.
Nhiều học giả thế giới cho rằng đây là kiểu chiến tranh
xâm lược bằng bản đồ của Trung Quốc. Họ vẽ ra bản đồ một cách tùy tiện, liên
tục, tự xác định lãnh thổ với tư duy áp đặt, phi khoa học, bất chấp luật pháp
quốc tế. Nhiều học giả Trung Quốc cũng đã phản đối rằng nếu việc vẽ bản đồ
một cách tùy tiện thế này thì bất cứ một nước nào cũng có thể đưa những vùng
họ thấy có lợi vào bản đồ nước mình.
Bản đồ mới của Trung Quốc đã có Mỹ phản đối. Việt
- Bất chấp luật pháp Quốc tế là cụm từ được lặp lại khá
nhiều về nhiều hành động của Trung Quốc thời gian này. Theo ông, Trung Quốc
sẽ đối mặt vấn đề này như thế nào?
- Bất kể nước nào khi bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp
thỏa thuận với các quốc gia thì sẽ bị cô lập. Trên thực tế, Trung Quốc đã bị
cô lập rồi. Riêng chuyện đường lưỡi bò, trên bất kỳ diễn đàn nào Trung Quốc cũng
đều bị chất vấn và họ rất lúng túng. Thậm chí ngay trong những văn bản luật
pháp của Trung Quốc có những lập luận rất kỳ quặc như đây là con đường ra đời
trước công ước Luật biển nên không bị chi phối. Đây là điều vô cùng sai trái,
thế giới sẽ bóc trần tất cả những thủ đoạn của Trung Quốc.
- Với những gì đang diễn ra, ông dự đoán thế nào về diễn
biến trên thực địa trong những ngày tới?
- Trung Quốc đang tính toán đến bước đi gây ra cuộc chiến
tranh xâm lược mềm thì không bao giờ dừng lại. Chúng ta phải ngăn chặn bước
đi này và không mắc mưu Trung Quốc - đó là những cái bẫy về mặt pháp lý,
chính trị ngoại giao, kinh tế, hành động trên thực địa.
Trung Quốc đã mưu toan tính toán mọi thứ. Đây là chiến
dịch xâm lăng kiểu mới, không chỉ ở giàn khoan 981 mà còn mũi tiến công nguy
hiểm hơn là sân bay Gạc Ma, giàn khoan Nam Hải 09. Lúc đầu còn có nhiều băn khoăn,
phải chăng Trung Quốc có động thái như vậy là để thăm dò, nhằm mục đích quân
sự chính trị? Thế nhưng Trung Quốc ngày càng chứng tỏ hành động này còn nhằm
vào mục tiêu kinh tế, khai thác, vơ vét nguồn tài nguyên dầu khí trên Biển
Đông.
Họ nhắm vào những nơi Việt Nam, Indonesia, Philippines...
đang khai thác dầu khí, tạo ra sự tranh chấp, để các quốc gia nếu phản ứng
yếu ớt, không giải quyết tận gốc thì họ sẽ cùng khai thác.
Đối với Việt
- Theo ông, Việt
- Chúng ta đã và đang đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, không
chỉ dừng ở công hàm gửi cho Trung Quốc mà còn gửi lên Liên Hợp Quốc. Hiện
nay, sự việc đã không chỉ còn là hai nước mà đã liên quan đến cả thế giới, vì
vậy Việt
Để người dân nhận thức rõ bước đi, hành động của Trung
Quốc, truyền thông cần phải tuyên truyền mạnh mẽ; chỉ đạo phải thống nhất,
không để các lực lượng khác lợi dụng, kích động, tạo báo động không cần thiết
làm giảm uy tín và hiệu suất của cuộc đấu tranh. Cần làm cho nhân dân Việt
Việt Nam cũng nên nhờ đến các cơ quan tài phán quốc tế
trong những nội dung có thể thực hiện đơn phương, không nên kéo dài hơn nữa
vì càng để lâu Trung Quốc càng có thời gian thực hiện mưu đồ. Và khi câu
chuyện đến mức khó có thể đẩy lùi được thì rất nguy hiểm. Việc này cần phải
tính toán nhưng không cần thiết phải tính toán quá lâu, để sự việc đi quá xa.
Lúc đó chúng ta phải bị động, chạy theo thì rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, mỗi người dân phải ý thức rằng chúng ta đang
trong thời kỳ nguy hiểm, vận mệnh, lợi ích quốc gia đang bị đe dọa nghiêm
trọng, cần phải có tiếng nói thống nhất. Việt
(Theo
VnExpress) Hoàng Thùy thực hiện
|
Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét