Những
câu hỏi "khó" từ nước Nhật
Cập nhật lúc 08:04
TTCT
- LTS: Vừa trở về từ Nhật sau khi dự lễ khai mạc triển lãm ảnh tư liệu về
chiến tranh Việt Nam của phóng viên chiến trường kỳ cựu người Nhật Ishikawa
Bunyo, bà Huỳnh Ngọc Vân - giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh - đã kể
lại những câu hỏi bất ngờ bà nhận từ đất Nhật.
1. Từng đi Nhật nhiều
lần trong những chuyến làm việc liên quan đến đề tài chiến tranh Việt Nam và
di chứng chất độc da cam trên đất nước chúng ta, từng thuyết trình những đề
tài này, từng được cử tọa đặt nhiều câu hỏi về chiến tranh ở Việt Nam, về hậu
quả, cách khắc phục, nhưng ít khi nào có những câu hỏi làm tôi “bối rối”. Cho
đến chuyến đi lần này...
Với tư cách là đơn vị từng nhiều năm
giới thiệu, trưng bày các tác phẩm báo chí của nhà báo ảnh Ishikawa Bunyo,
năm nay khi nhà báo kỳ cựu này tổ chức cuộc triển lãm lưu động mang tên “50
năm chiến tranh và hòa bình”, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã được ông mời
dự với tư cách một đơn vị đồng hành của những tác phẩm này.
Bộ ảnh triển lãm lần này bao gồm những
bức ảnh Ishikawa Bunyo chụp ở Việt
Cuộc triển lãm lưu động này được nhà báo
ảnh kỳ cựu tổ chức ở các thành phố:
Dù ở Tokyo, Okinawa hay Nagano, cánh nhà
báo, đài truyền hình sau những câu hỏi về bộ ảnh tư liệu của Ishikawa, về hậu
quả chiến tranh ở Việt Nam đều đặt thêm những câu hỏi: “Bà nghĩ gì về tình hình
biển Đông hiện nay?”, “Làm thế nào Việt Nam giải quyết xung đột với Trung
Quốc trên biển Đông?”.
Trước khi đi tôi đã tìm đọc nhiều tài
liệu của Chính phủ, của ASEAN, nhưng chỉ một câu trả lời thôi mà giải quyết
tất cả vấn đề quả là không dễ dàng...
Tại Tokyo trong ngày đầu tiên của triển
lãm lưu động, các nhà báo và quan khách đến rất đông. Khá nhiều người nổi
tiếng, như giáo sư - nhà nhiếp ảnh Goro Nakamura, các giáo sư ở các đại học
quanh
Ông Hida Harumitsu, nguyên tổng lãnh sự
Nhật tại TP.HCM, cũng cùng phu nhân tới dự. Các phương tiện truyền thông có
thể kể đại diện NHK, Kyodo, Okinawa Times, Ashahi Shimbun, TTXVN...
Họ hỏi rất nhiều, không ít câu hỏi “nặng
ký”: “Đặc điểm lớn nhất của ảnh chiến tranh Việt Nam do Ishikawa chụp là
gì?”, “Những phẩm chất nào ở Ishikawa Bunyo là tiêu biểu cho phóng viên chiến
trường?”, “Nếu có một thông điệp gửi cho nhân dân Nhật Bản, đặc biệt là giới
trẻ, thì bà sẽ nói gì?”...
Nhưng rồi dần dần các câu hỏi bắt đầu
“chệch” hướng. Cử tọa bắt đầu hỏi về vấn đề thời sự nhất: tình hình biển
Đông. Đáp lại những câu hỏi về việc Việt
2. Ngày 23-5, chúng
tôi tới Fukushima, nơi ông Ishikawa Bunyo mong muốn cuộc triển lãm tranh
thiếu nhi Việt Nam như một lời thăm hỏi, động viên người dân Nhật tại đây sau
cơn động đất sóng thần kinh hoàng năm 2011. Tôi đã gửi sang
Buổi tọa đàm tiếp sau triển lãm diễn ra
trên một nhà hàng nằm ở tầng cao nhất của một trung tâm mua sắm, như thể
người dân Fukushima muốn giới thiệu cuộc sống đã trở lại bình thường, kể cả
nhu cầu cao cấp. Khi tôi kể về việc nhân dân Việt Nam quyên góp ủng hộ người dân
Fukushima, về việc các cháu khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam làm hoa anh
đào bán để ủng hộ nạn nhân Fukushima, có người đã khóc.
Tại trường quay của QAB (Ryukyu Asashi
Broadcasting) của Okinawa sáng 26-5, những câu hỏi đã khác hẳn: “Bà nghĩ gì
về việc một phụ nữ Việt
Đó là một cách thể hiện dù làm cho công
chúng bàng hoàng, đau lòng. Và tôi tin rằng thế giới, đặc biệt là các nước
ASEAN, Nhật Bản sẽ ủng hộ Việt Nam vì chúng tôi cần hòa bình để khắc phục hậu
quả chiến tranh, để xây dựng đất nước... Phóng viên Natsuko Shimabukuro rơm
rớm nước mắt khi cảm ơn tôi đã trả lời câu hỏi...
3. Cuộc nói chuyện
về triển lãm tại Okinawa, quê nhà của Ishikawa Bunyo, được tổ chức ở Bảo tàng
Mỹ thuật Naha. Bảo tàng mới xây được ba năm nay, trên chính vùng đất vốn là
căn cứ của Mỹ mới được đòi trả lại. Kiến trúc hết sức độc đáo. Cử tọa cũng
rất đông, tới 200 người. Họ hỏi rất nhiều: về hậu quả bom mìn, về cách giáo
dục một lớp trẻ yêu hòa bình ra sao.
Thế rồi đột nhiên không khí bảo tàng
bỗng “nóng” lên bởi câu hỏi của một thanh niên mang theo một lá cờ đỏ sao
vàng bên mình: “Vì sao mà không ai nói đến việc Trung Quốc đang tấn công Việt
Những người lớn tuổi ngăn cậu lại, không
muốn cậu làm tôi bối rối. Ban tổ chức thì bảo: “Chúng ta đang nói về một cuộc
chiến tranh đã qua. Bà Vân không cần trả lời cậu ấy!”. Nhưng tôi vẫn xin phép
lên bục để cảm ơn cậu thanh niên ấy và những người bạn Nhật Bản khác đã yêu
mến và “nóng ruột” cho Việt Nam. Vì tôi hiểu năm xưa cũng chính những người
dân Okinawa đã kịch liệt biểu tình phản đối máy bay B.52 từ đây sang Việt
Họ cũng đã “nóng ruột” đến xô sập hàng
rào căn cứ quân sự của Mỹ kia mà! Tôi trấn an chàng trai trẻ ấy và những
người đang xôn xao dưới hội trường rằng trong mối quan hệ với Trung Quốc,
Việt
Người nghe vỗ tay mãi không dứt... Còn
cậu thanh niên “hừng hực” kia thì lao lên sân khấu, ôm lấy tôi, nói bằng một
thứ tiếng Anh hoàn hảo rằng cậu ấy yêu quý Việt Nam, lo lắng cho Việt Nam quá
đi mà Trung Quốc thì ngang ngược quá mức ở biển Đông, kể cả với Nhật Bản ở
Senkaku...
Tại Nagano, một thành phố nhỏ nhắn tuyệt
vời xinh đẹp, lần đầu tiên tôi nói chuyện ở hội trường của một bệnh viện! Đó
là Bệnh viện phụ sản TP Suwa -
Đêm khá lạnh, mưa rả rích mà người nghe
vẫn đến. Và bao nhiêu là người nghe còn mặc đồng phục bác sĩ, điều dưỡng vừa
tan ca đã vội vã chạy vào tham dự.
Bác sĩ Yahiro Netsu - giám đốc bệnh
viện, cũng là giám đốc Bảo tàng Netsu, nơi đang triển lãm ảnh tư liệu của
Ishikawa tại Nagano - hết sức dịu dàng, nhẹ nhàng động viên: nhân dân Việt
Nam vừa chịu đựng hậu quả chất độc da cam chưa dứt, nay lại còn xung đột ở
biển Đông, mọi người hãy chia sẻ, hãy giúp đỡ...
Rời nước Nhật, trong tôi cứ có cảm giác
lạ lùng. Lạ lùng là bởi tôi đi kể về một cuộc chiến tranh, về việc khắc phục
hậu quả đau thương của nó, để lại nghe bao lo âu về một xung đột mới đang có mầm
mống của chiến tranh. Nhưng bên tai tôi vẫn còn nghe lời của ông Hida
Harumitsu, nguyên tổng lãnh sự Nhật Bản tại TP.HCM, vừa nghỉ hưu tháng 3-2014
đã đến gặp tôi tại phòng triển lãm ở Tokyo, cùng đi ăn tối để có dịp dặn dò:
“Việt Nam nên hết sức bình tĩnh, cố gắng
đấu tranh bằng luật pháp, cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN,
Nhật Bản và Mỹ về vấn đề xung đột ở biển Đông. Tôi lo lắng cho Việt
Ít ra, chúng ta không cô đơn.
|
Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét