Thượng cờ Thống
nhất non sông, ôn lại truyền thống hào hùng
Cập nhật lúc 21:15
VOV.VN
- Nhân dịp này, nhân dân Quảng Trị đã ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng
của quân và dân suốt 20 năm chống Mỹ...
Kỷ niệm 39 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải
phóng, thống nhất đất nước, sáng 30/4 tại Khu Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền
Lương - Bến Hải, UBND tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ “Thống
nhất non sông” và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với 2
di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và Thành Cổ Quảng Trị cùng những
địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị và thị xã Quảng
Trị năm 1972. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên
giáo Trung Đinh Thế Huynh dự và phát biểu tại buổi lễ.
Tại lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông”,
các đại biểu cùng nhân dân Quảng Trị đã ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng
của quân và dân ta trong suốt 20 năm chống Mỹ cứu nước, ý nghĩa của biểu
tượng lá cờ Tổ quốc tung bay trong bom đạn kẻ thù trên Kỳ đài Hiền Lương, thể
hiện khát vọng thống nhất non sông của dân tộc.
Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh khẳng định, việc công nhận Di tích lịch sử đôi bờ hiền Lương - Bến Hải, Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, thị xã Quảng Trị năm 1972 là sự kiện quan trọng, thể hiện sự biết ơn sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với sự cống hiến, hy sinh của đồng bào, chiến sỹ... đã không tiếc máu xương anh dũng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc; Đồng thời ghi nhận nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Trị trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị lịch sử- văn hóa truyền thống của các thế hệ trước.
Những giá trị
lịch sử văn hóa của hệ thống di tích ở tỉnh Quảng Trị nói chung cùng 2 Di
tích lịch sử vừa được xếp hạng là tài sản vô giá của dân tộc, của quê hương
Quảng Trị Anh hùng, cần tiếp tục bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị.
Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh, nhấn mạnh: "Đảng bộ chính quyền và nhân dân Quảng trị cần tiếp tục phát huy truyền thống quê hương phát triển kinh tế xã hội, phát triển du lịch, gắn kết chặt chẽ với bảo tồn di sản, góp phần gìn giữ, làm phong phú hơn và đưa hình ảnh Quảng Trị đến với đông đảo cán bộ và nhân dân trong nước, đến với đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế. Tiếp tục thực hiện tốt dự án phục hồi tôn tạo bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trên địa bàn".
Lễ Thượng cờ “Thống nhất non sông” tổ chức
vào dịp kỷ niệm 39 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất
nước, đặc biệt là đón nhận Đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt
đối với 2 di tích lịch sử Đôi bờ hiền Lương- Bến Hải, Thành cổ Quảng Trị và
những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm
1972 đã đáp ứng sự mong đợi của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người dân
ở 2 bờ Hiền Lương - Bến Hải.
Cựu chiến binh Hồ Văn Hóa, ở xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, bày tỏ: "Trước kia, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước rất ác liệt, được Bác Hồ khen ngợi là “đánh cho giặc Mỹ tan tành, năm châu khen ngợi Vĩnh Linh anh hùng''. Hôm nay, lại một lần nữa nhân dân Vĩnh Linh rất tự hào, vinh dự được đón nhận Di tích lịch sử của Đôi bờ Hiền Lương được Đảng nhà nước rất quan tâm. Cuộc sống của đồng bào Vĩnh Linh ngày nay đã đổi thay rất nhiều"./.
Đình
Thiệu/VOV - Miền Trung
|
Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014
Bộ Tài nguyên Môi
trường không muốn "nhả" đất vàng
Cập nhật lúc 20:04
(PLO) - Mặc dù Chính phủ đã chi hàng trăm tỷ
đồng để xây dựng tòa nhà 18 tầng trên diện tích đất 1,3ha thành nơi làm việc mới
của Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) nhưng bộ này vẫn không chịu
trả lại trụ sở cũ. Hơn thế lại còn tìm cách“loay hoay” xin cho những đơn vị
“con đẻ, con nuôi”vào “chiếm giữ”khiến cơ quan chức năng phải “lên tiếng”!
“Tham bát, tham cả mâm”
Thực hiện Quyết định số 09 (năm 2007) của Thủ tướng Chính
phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước, nhiều bộ,
ngành đã chi số tiền rất lớn để tiến hành xây dựng trụ sở mới và di dời ra
ngoài nội đô thành phố theo chủ trương nói trên. Theo đó, tính đến nay đã cói
8 bộ, ngành đã thực hiện chủ trương di dời, 11 bộ, ngành khác cũng đã được chấp
thuận chủ trương di dời ra khỏi khu vực nội đô thành phố.
Để thực hiện chủ trương đúng đắn này, UBND Tp. Hà Nội
cũng đã dành quỹ đất gần 100 ha để sử dụng cho mục đích xây dựng
trụ sở mới cho những cơ quan Bộ, ngành cần di dời.
Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù đã có trụ sở mới khang
trang, nhưng nhiều đơn vị vẫn “cố thủ” không chịu trả lại đất vàng cho cơ
quan quản lý.
Theo đó, ngày 10/2/2009,
Mặc dù đã chuyển về nơi mới, nhưng trụ sở cũ ở địa chỉ 83
Nguyễn Chí Thanh vẫn không được Bộ TN&MT bàn giao cho cơ quan quản lý,
ngược lai, bộ này lại giao cho doanh nghiệp trực thuộc là Tổng công ty Tài nguyên
và Môi trường Việt Nam sử dụng. Đến đầu tháng 4/2001, thực hiện ý kiến chỉ
đạo của bộ này, doanh nghiệp nói trên đã phải chuyển đi.
Quyết tâm không “nhả” đất vàng, sau khi “đuổi” Tổng công
ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam rời khỏi địa chỉ 83 Nguyễn Chí Thanh, Bộ
TN&MT đề xuất đưa Tổng cục biển và hải đảo Việt Nam vào sử dụng trụ sở
nói trên. Theo đó, trụ sở tại 83 Nguyễn Chí Thanh sẽ được cải tạo, sửa chữa
thành khu liên cơ quan cho Tổng cục biển và hải đảo Việt
Chính phủ cần sớm chấn chỉnh!
Trước ý định đưa Tổng cục biển và Hải đảo Việt Nam sử dụng
trụ sở cũ tại 83 Nguyễn Chí Thanh của Bộ TN&MT, Bộ Tài chính đã lên tiếng
phản bác.
Theo đó, ngày 11/4/2014, Bộ Tài chính đã có văn bản số
4721 gửi Văn phòng Chính phủ cho biết bộ này đã có văn bản số 3862 gửi Bộ TN&MT
đề nghị không thực hiện sửa chữa, cải tạo trụ sở cũ tại 83 Nguyễn Chí Thanh.
Đồng thời không bố trí cho các cơ quan, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ vào sử dụng
tại cơ sở nhà, đất này. Bộ Tài chính cũng yêu cầu
Chủ trương di dời trụ sở các bộ ra khỏi nội thành là chủ
trương đúng đắn, điều này góp phần quan trọng trong việc giảm áp lực cho hạ
tầng đô thị, đặc biệt là giải bài toán giao thông, đáp ứng nhiệm vụ quản lý,
sử dụng đất theo tinh thần Nghị quyết số 15 của Quốc hội (khóa XII) về mở
rộng địa giới hành chính Thủ đô và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, trên thực tế, mặc dù có trụ sở
mới khang trang nhưng các “tổ ấm” cũ của những đơn vị này vẫn chưa được bàn
giao lại cho UBND TP.Hà Nội quản lý như trường hợp của Bộ TN&MT được dẫn
trên.
Liên quan đến việc một số Bộ sau khi chuyển tới trụ sở mới
vẫn giữ trụ sở cũ, phía Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) cho hay đã có báo
cáo gửi Thủ tướng Chính phủ để xin chỉ đạo hướng giải quyết.
Việc một Bộ được Chính phủ giao cho nhiệm
vụ quản lý nhà nước về đất đai như Bộ TN-MT nhưng lại cố tình không thực hiện
nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ trong việc di dời trụ sở, trả lại nhà cho
nhà nước sẽ tạo tiền lệ xấu khiến chủ trương này bị “biến dạng”.
Đã đến lúc Chính phủ cần sớm vào cuộc
xem xét và xử lý dứt điểm sự việc này.
(Theo
PLVN) Việt Hưng
|
Thanh minh ở Nghĩa trang Bình An
Cập nhật lúc 15:01
Ông Lê Thành Ân,
Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ (trái) và ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ tịch Sáng lập Việt Mỹ
thắp hương tại Nghĩa trang Bình An
TP
- Hơn 40 năm sau, lại chạy xe ngang hông Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa nay là
Nghĩa trang nhân dân Bình An. Gặp tiết Thanh minh, người xe đến tảo mộ tấp
nập, ken dày. Từ xa đã thấy nhấp nhoáng hoa và vầng nhang khói bốc.
Hoang phế và tín hiệu hòa giải
…Những năm xa, cứ ngỡ xa lộ Biên Hòa, con đường huyết mạch nối
liền Sài Gòn với Biên Hòa do Hoa Kỳ xây dựng năm 1959 (khánh thành năm 1961) đổ
bê-tông, dài 31km, rộng 21m là một đường băng sân bay? Thời điểm ấy ít người
biết, mé bên phải xa lộ (từ Sài Gòn lên) có một nghĩa địa bề thế. Đó là Nghĩa
trang Quân đội Biên Hòa!
Lập ra từ năm 1965, Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa (NTQĐBH) có quy
hoạch chứa 30.000 mộ phần. May mắn là đến chung cuộc năm 1975, mới chỉ khoảng
16.000 binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng hòa (VNCH) an nghỉ nơi đây.
Riêng thời điểm Mậu Thân và mùa hè đỏ lửa 1972, hơn 10.000 quân
nhân tử trận đã được đưa về đây! NTQĐBH vốn là nơi an nghỉ không riêng gì tướng
lãnh, sĩ quan và binh sĩ mà còn là chỗ chôn cất các thành viên chính phủ
thuộc các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp VNCH.
Đến và nằm ở đây có 2 viên tướng. Một trong số họ là Đại tướng Đỗ
Cao Trí. Phần mộ ông đã được di dời về quê. Tháng 3/1975, Thủ tướng Trần Thiện
Khiêm lên thăm NTQĐBH và làm lễ đặt vòng hoa. Lúc ấy chẳng ai nghĩ đây là lần
viếng sau cùng của một viên chức cao cấp.
Thời ấy chạy xe ngang hông NTQĐBH, đậm trong trí nhớ là bức tượng
rất lớn người lính VNCH cầm súng trong tư thế ngồi canh gác bị kéo đổ nằm chỏng
chơ một thời gian dài. Tượng có tên là Thương tiếc.
NTQĐBH do điêu khắc gia Lê Văn Mậu sáng tác và tổ chức thi công
đã bước vào giai đoạn 2, kéo dài 6 năm, với ngân khoản 100 triệu đồng, tiền
VNCH năm 1973.
Chạnh nghĩ những năm xa, phần âm hoang phế này đâu có cái tên Nghĩa
trang nhân dân Bình An như bây giờ?
Mộ sụp. Bia vỡ. Cỏ dại lau lách mọc lan dày. Một tháp canh trơ
trọi.
Nhưng không phải hoàn toàn vắng quạnh?
Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến thăm Hoa Kỳ,
tháng 6/2007 đã phát biểu về Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa… sẽ không có di
dời đi nữa và sẽ đồng ý cho tất cả những người có thân nhân chôn cất ở trong
đó được phép tái tạo, sửa đổi, trùng tu lại để làm cho tốt đẹp hơn.
Thời điểm những năm đầu 80, có lúc
NTQĐBH đột nhiên tấp nập. Tấp nập là cách nói nhưng mà lén, vụng trộm. Cấm
xâm nhập cấm chụp hình. Bảng biển đã ghi rõ. Lại có bộ đội gác. Nhưng
hình như nhiều phiên gác, cánh vệ binh như có vẻ ngó lơ cho không ít thân
nhân của những người đương nằm dưới mộ kia- lặng lẽ đến nghĩa trang. Họ làm
gì vậy? Đốt nhang. Mang hoa trái đến cúng kiếng, hay đơn giản chỉ là đến khấn
khứa - cõi âm phần phù hộ cho người thân đi vượt biên trót lọt!
Rồi đầu những năm 90, đi lẻ có, theo tốp cũng có. Họ là các cựu
sĩ quan VNCH tìm đến nghĩa trang. Họ cũng năn nỉ để quân cảnh ngó lơ, lẻn vô
nghĩa trang. Họ đến từ biệt người thân dưới mộ để ra nước ngoài đoàn tụ với
người nhà theo diện HO.
Rồi cũng không ít những đoàn nhóm nhỏ người Việt từ hải ngoại về
cố quốc tự động đến nghĩa trang…
Nhưng rồi sự sống và đời sống tâm linh vẫn vận hành theo cái cách
của nó. Những năm giữa 90 gần 2000, một số đông Việt kiều vẫn về thăm viếng
NTQĐBH. Và chỉn chu lẫn hoành tráng hơn, họ xin tu sửa mồ mả hoặc bốc cốt...
…NTQĐBH ngày một xuống cấp.
Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại thành phố Hồ Chí Minh, mô tả:
“Một số mộ có bia trắng trong khi mộ khác chỉ là một gò đất với cục
gạch làm dấu. Nhiều ngôi mộ có vẻ như chưa từng được đụng tới kể từ năm 1975.
Những tượng đài đổ vỡ, đường đi chỉ là đất với sỏi... Bên ngoài nghĩa trang
cũng không khá hơn, cửa tiệm và nhà dân lấn đất nghĩa trang, cột đá và cầu
thang trước đây là lối đi vào nghĩa trang thì nay bị cây cối, dây leo quấn
hoàn toàn”.
Có một dạo ầm cả lên dư luận cho rằng, rồi cuối cùng trong việc
quản trị đất nước, nhà nước Việt
Người ta vẫn lén tới, vẫn năn nỉ xin được viếng, cất bốc… Trong
một cuộc gặp thân mật, ông Nguyễn Cao Kỳ, năm 2005 đã bộc bạch với Thủ tướng Phan
Văn Khải rằng nên hòa giải với người chết trước nghĩa là không xóa bỏ
NTQĐBH, không di dời khu mộ mà tạo điều kiện cho thân nhân người nằm dưới mộ
tới cúng kiếng chăm sóc phần mộ.
Mạch ngầm của đời sống tâm linh vẫn âm thầm vẫn nối mạch bằng
những nghĩa cử tử tế này khác…
Dân sự hóa
Ngày 27/6/2006 Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhậm chức Thủ tướng
Chính phủ, thì đến ngày 27/11/2006, đã ký Quyết định 1568/QĐ-TTg về việc
bàn giao đất khu vực Nghĩa địa Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
Cây hương chính ở
Nghĩa trang Bình An
Đồng ý chuyển mục đích sử dụng 58 ha
đất Khu nghĩa địa Bình An huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương do Quân khu 7 Bộ Quốc
Phòng đang sử dụng vào mục đích dân sự để phát triển KTXH tỉnh Bình Dương.
Đầu năm 2007, sau quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ít
ngày đã có một sự lạ diễn ra ở NTQĐBH khi ấy được đổi thành Nghĩa trang Bình
An là dân quanh Nghĩa trang tự động tổ chức phân lô khu nghĩa trang A, B, C,
D, F… theo cách của họ, rồi chia nhau làm công tác tự nguyện trông coi, rẩy
mả. Rồi họ lập danh sách những người được chôn cất ở đây để phòng khi thân
nhân tới viếng thăm thì dễ bề tìm kiếm. Họ sẵn sàng hướng dẫn cho thân nhân
dễ dàng tìm thăm mộ. Nếu thân nhân thông cảm và biếu cho họ chút đỉnh tiền
thì họ nhận, còn không có cũng không sao, họ vẫn niềm nở hướng dẫn.
…Lần ấy trong nhóm báo chí tháp tùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
trong chuyến thăm và làm việc ở Hoa Kỳ. Chặng bay xuyên đại dương dài dặc, nhóm
báo chí chúng tôi đã có cuộc tiếp xúc với Thủ tướng, hỏi về việc dân sự hóa
Nghĩa trang quân đội Biên Hòa.
Tôi nhớ có một đồng nghiệp hỏi Thủ tướng, thời điểm ông ký quyết
định chuyển NTQĐBH thành Nghĩa trang dân sự Bình An, Thủ tướng có tâm trạng gì?
Có bị hối thúc chi phối bởi sức ép gì không? Tôi nhớ Thủ tướng cười, cởi mở
rằng, không có một áp lực nào cả mà sự day dứt nhiều năm đã hối thúc mình.
Day dứt bởi chúng ta có hàng trăm ngàn liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc
chiến tranh giữ nước mà hiện vẫn chưa tìm thấy hài cốt hoặc có tìm thấy nhưng
không biết danh tính. Rồi Việt Nam nhiệt thành góp sức trong việc tìm kiếm
hài cốt lính Mỹ trong chương trình PAO/MIA tại sao chúng ta lại không nghĩ
đến những người lính VNCH từng một thời lầm lạc theo quân đội viễn chinh bắn
vào đồng bào đồng chí mình bị chết trong cuộc chiến, hài cốt còn vất vưởng
nghĩa địa này nghĩa trang khác mà dồn tụ là NTQĐBH?
Rồi các tâm trạng, các cung bậc tình cảm của thân nhân tử sĩ từng
hướng về hoặc từng đã luẩn quẩn trước hàng rào quân sự bao quanh hồn cốt người
lính đang nằm trong nghĩa trang? Họ từng chịu nỗi đau mất mát người thân giờ
lại dai dẳng chịu tiếp những mất mát day dứt về tinh thần?
Ông bà mình dạy lấy ân cởi oán chứ không lấy oán cởi oán càng
chất chồng thêm oán. Những gì làm được trong tầm tay của mình để góp phần xóa
bỏ hận thù, hòa hợp dân tộc hướng về tương lai phía trước tại sao lại phải
chần chừ?
Rồi cũng có ý kiến của một số cựu chiến binh không đồng tình với
việc Nhà nước lại tôn tạo, chăm sóc một nghĩa trang cho quân đội VNCH một cách
trang trọng như các nghĩa trang liệt sĩ ở khắp nơi trong nước.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, dịp đến Nghĩa trang
Bình An thắp hương đã bộc bạch trong một phỏng vấn vừa thẳng thắn vừa như nhắn
nhủ rằng? Tại sao tôi - quan chức cao cấp của Chính phủ Việt Nam, lại đến
viếng nghĩa trang của những người bên kia chiến tuyến trước đây của Quân đội
Nhân dân Việt Nam - những người đã cầm súng chống lại lực lượng Quân đội Nhân
dân Việt Nam, dựa vào sức mạnh của đế quốc Mỹ hòng xâm chiếm cả miền Bắc Việt
Nam?
Nhưng tôi tâm niệm rằng, những anh em của binh lính Việt
Cho nên bây giờ, thời gian đã qua đi, chúng ta đã là người chủ của
đất nước. Nhà nước Việt Nam hiện nay đang hội nhập với thế giới rất vững
vàng, vị thế và uy tín thì chúng ta không thể không nghĩ đến những người đã
khuất của cả hai phía.
Mạch nguồn tâm linh
Sau Quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, những gì đến đã
đến.
Nghĩa trang QĐ Biên Hòa năm 1970
Tỉnh Bình Dương đã khởi đầu một lộ
trình nghĩa tử nghĩa tận. Địa phương này đã lên quy hoạch và giao 32 trong số
58 hecta đất nghĩa trang cho huyện Dĩ An làm nghĩa trang nhân dân và ông Phó
Chủ tịch Bình Dương đã khẳng khái “Tỉnh Bình Dương ủng hộ việc bà con tiến
hành chỉnh trang, sửa sang lại những phần mộ ở đây để có một nghĩa trang nhân
dân đẹp đẽ”.
Dư luận còn khắc ghi điểm nhấn về hòa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù
trong cuộc trả lời phỏng vấn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt với Đài BBC ngày
17/4/2007. Ông đã nói rằng người Cộng sản không độc quyền yêu nước.
Trả lời về việc nghĩa trang Biên Hòa được dân sự hóa, cố Thủ
tướng chia sẻ: “Có những cái vô lý, người sống đố kỵ nhau nên nó khổ liên
quan đến người chết, trước đây coi như không thừa nhận nghĩa trang đó nên
quân sự hóa mấy chục năm. Bây giờ thấy nó vô lý. Có một quyết định tuy trễ
nhưng dù sao cũng rất tốt. Ông Nguyễn Tấn Dũng đã làm tốt cái đó, làm hơn tôi
cái đó, lúc tôi làm thì chưa làm được cái này, quyết định giao lại cho dân sự.
Tôi cho quyết định đó là đúng”.
Rồi sự hiện diện và các cuộc thăm viếng của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
Jim Webb (năm 2007). Rồi Tổng Lãnh sự Mỹ tại Saigon, ông Lê Thành Ân tại Nghĩa
trang Bình An. Ông Ân là một người gốc Việt, sang Hoa Kỳ từ năm 1965 lúc mới
10 tuổi, và có lẽ ông là người gốc Việt Nam đầu tiên hiện đang nắm chức vụ
cao trong ngành ngoại giao Hoa Kỳ.
Cùng đi trong phái đoàn của Tổng Lãnh sự Lê Thành Ân có ông
Nguyễn Đạc Thành, Chủ tịch Sáng Hội Việt Mỹ thành lập năm 2003 tại Hoa Kỳ
danh xưng chính thức là Vietnamese American Foundation- VAF) ông Thành
là cựu thiếu tá Quân lực VNCH. Và cũng chính ông Nguyễn Đạc Thành cùng với
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn tới thắp hương ở nghĩa trang Bình
An.
Những việc cùng sự kiện ấy nói lên điều gì, thông điệp gì ngoài
âm hưởng chủ đạo là hòa hợp, là xóa bỏ hận thù?
Một Việt kiều ở
Rất nhiều những tu bổ sửa sang lớn nhỏ, phần của nhà nước của địa
phương trong đó có sự góp sức của bà con Việt kiều. Đặc biệt là ông Lê Thành
Ân, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM và ông Nguyễn Đạc Thành, người khởi xướng
tổ chức Sáng Hội Việt Mỹ.
Phần đầu bài, tôi có nhắc đến bức tượng Thương tiếc từng bị kéo
đổ cuối năm 1975. Tác giả bức tượng ấy là Nguyễn Thanh Thu. Tượng được dựng ở
mặt tiền Nghĩa trang QĐBH năm 1966. Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu, quê Gia
Định, sinh 1934, nguyên là lính kiểng Sài Gòn. Năm 1987 vượt biên.
Năm 1992 về thăm quê nhà. Năm 2004, về việt
Tôi đã có dịp ghé cái cơ ngơi khá bề thế, bề bộn sân vườn tượng
đài của ông ở Gò Vấp. Tư gia ông Thu cũng là địa điểm thường xuyên hội tụ gặp
gỡ của giới trí thức văn nghệ sĩ thành phố.
Nghĩa trang Bình An đã vời vợi sau lưng…
Chợt cộm trong trí nhớ về một Nghĩa trang ở thủ đô nước Mỹ mà
mình từng ghé. Đó là Nghĩa trang Arlington ở Washington D.C nơi an nghỉ hàng vạn
binh sĩ của cả hai miền, của cả hai phía trong cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ
kéo dài từ năm 1861-1863.
Năm 1863, Tổng thống Mỹ Abraham Lincohn đã trực tiếp đến khánh
thành nghĩa trang Quốc gia Hoa Kỳ và ban dòng chữ sau
Tất cả những tử sĩ ở đây đều là đồng bào.
Tiết Thanh minh năm Ngọ
(Theo Tiền
phong) Xuân Ba
Theo tài liệu của UBND huyện Dĩ An (Bình Dương) trước 2006,
khu nghĩa địa dân sự xã Bình An (tức NTQĐBH trước đây) có đến 17 ngàn ngôi
mộ, một số còn giữ nguyên trạng ngôi mộ xây bằng xi-măng; đa phần còn lại, rất
nhiều ngôi mộ bị mất nắp xi măng có đến 12 ngàn ngôi mộ đã bị lấy mất nắp mộ.
Có khoảng 13 ngàn tử sĩ VNCH tạm thời còn giữ nguyên trạng mộ địa.
|
"Biên bản
chiến tranh 1-2-3-4.75” - Nhật ký ngày Hòa Bình
Cập nhật lúc 14:31
Nhà báo Trần Mai Hạnh (đeo kính) cùng các đồng
nghiệp TTXVN trước cửa ngõ Sài Gòn sáng sớm 30/4/1975 (Nguồn: Văn
Bảo/TTXVN-ảnh tư liệu)
Đúng
dịp kỷ niệm 39 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 -
30/4/2014), như một món nợ cần phải trả, sòng phẳng, nhà báo Trần Mai Hạnh đã
cho ra mắt cuốn sách "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” do Nhà
xuất bản chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản và phát hành.
"Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” là một tiểu thuyết tư liệu lịch sử do nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh, người đã có mặt trong những giờ phút thiêng liêng nhất của lịch sử dân tộc, chứng kiến sự sụp đổ hoàn toàn của một chế độ bù nhìn, tay sai của đế quốc-thực dân và cũng là giờ phút hòa bình, thống nhất của dân tộc Việt Nam. Tôi có thể nói là một trong những người đầu tiên có và được đọc cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử này khi nó đã là một cuốn sách hoàn chỉnh, được in ấn đẹp bởi một Nhà xuất bản tên tuổi và rất "kỹ tính." Tôi đọc một hơi hết 10 chương, và ngộp thở-đúng nghĩa đen của khái niệm đó. Và phải một ngày sau tôi mới lại dám đọc tiếp phần còn lại. Để rồi, không biết phải nói gì cho đủ xứng tầm về cuốn sách này. Không, nó không phải là cuốn sách, dù nó được viết như một dạng sách tư liệu - "biên bản" - như tên sách của tác giả. Bút pháp văn chương và báo chí cũng ở một tầm cao mà người đọc, như là bị cuốn theo một câu chuyện dã sử chương hồi, không thể dứt ra. Nó vừa mang đậm tính trinh thám, mà lại như một phóng sự - một loại hình báo chí được yêu thích nhưng không phải ai cũng thành công trong thể hiện. Và hơn tất cả, phóng sự đó đã được để gần 40 năm, mới đến với độc giả, sau bao nghiền ngẫm, sau bao thăng trầm của cuộc đời làm báo của tác giả từ khi ông cùng với đoàn quân giải phóng tiến vào Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh mùa hè năm 1975 với tư cách một phóng viên chiến trường.
Bìa cuốn sách "Biên bản Chiến trang 1-2-3-4.75"
của nhà báo Trần Mai Hạnh, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-Sự thật ấn hành.
Đã gần bốn thập kỷ trôi qua, kể từ giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975 lá cờ cách mạng được kéo lên trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu giờ phút toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, một ngày Thống nhất, Hòa bình trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam, non sông về một mối, bầu bí chung một dòng, dòng máu Lạc Hồng Rồng Tiên vể cùng một cội.
Gần 40 năm, nhưng những hồi ức về cuộc chiến tranh vẫn
chưa phai nhạt trong lòng người dân Việt
Cuốn sách ra đời vào thời điểm mà trên thế giới, tình hình
Ukraine đang vô cùng căng thẳng và Mỹ đã đưa quân sát biên giới Ukraine với
vai trò sen đầm quốc tế. Nhưng, có lẽ bài học chiến tranh Việt
Thời gian ngày càng lùi xa thì diễn biến những sự kiện lịch sử ngày ấy càng được sàng lọc, kiểm nghiệm và thông điệp của nó gửi lại càng sâu sắc hơn. Cuốn sách vì những lý do khách quan và chủ quan đã ra đời muộn hơn 10 năm so với dự định của tác giả, nhưng "Tái ông thất mã," nó lại có độ lùi, độ chiêm nghiệm... Có thời gian để nhà báo - một người có số phận và cuộc đời rất nhiều may mắn cũng như những biến cố trớ trêu của số phận - có mặt ở những thời khắc lịch sử của dân tộc nhưng lại phải mất gần 4 thập kỷ mới có thể ra mắt người đọc "phóng sự" lớn nhất của đời làm báo.
Khác như các cuốn sách, bài báo, nhìn nhận về cuộc chiến
thắng hào hùng tháng 4 năm 1975, "Biên bản chiến tranh
1-2-3-4.75" của nhà báo Trần Mai Hạnh đã từ những tư liệu thu lượm
được ở mùa hạ đỏ lửa đó để viết lên sự sụp đổ của chính quyền Sài gòn trong
chính thể Việt Nam Cộng hòa thời Tổng thống Thiệu.
Những màn kịch chính trị, những toan tính đầy tính cá nhân của cả một chế độ với những con người không hơn những con rối của quan thầy Mỹ và khi bị bỏ rơi, nó không còn có thể nhảy múa, mà về nguyên bản chất là một dúm vải vụn tả tơi...
Nhà báo Trần Mai Hạnh tại Dinh Độc Lập sáng 7/5/1975 sau
lễ mít tinh ra mắt của ủy ban Quân quản TP. Sài Gòn - Gia Định (Nguồn: Đinh
Quang Thành/TTXVN-ảnh tư liệu)
Cuốn sách được tác giả ấp ủ thực hiện ra đời sau gần 40 năm, kể từ giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975 ở Dinh Độc Lập khi mà ông may mắn được chứng kiến và viết bài tường thuật đầu tiên của giới báo chí Việt Nam về những giờ phút lịch sử trọng đại của dân tộc.
Từng là phóng viên chiến tranh của Thông tấn xã Việt Nam ở
chiến trường miền Nam, đầu năm 1975 tác giả được cử tham gia chiến dịch Hồ
Chí Minh lịch sử với nhiệm vụ là đặc phái viên Thông tấn xã Việt Nam đi trong
đoàn do đích thân Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt nam khi đó dẫn đầu.
Bám sát các binh đoàn chủ lực, tác giả đã theo các đoàn quân tiến vào giải phóng hầu hết các thành phố, thị xã suốt từ Huế tới Sài Gòn và may mắn có mặt, chứng kiến những giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập.
Những tài liệu nguyên bản thu được, những trang ghi chép
tại trận trong quá trình tham gia chiến dịch và trong trong những ngày tháng đầu
tiên của Sài Gòn giải phóng, đặc biệt những tư liệu quý giá từ phía chính
quyền Sài Gòn mà tác giả may mắn được các cơ quan có thẩm quyền trong và
ngoài quân đội cho phép tiếp xúc, khai thác đã giúp tác giả có những tư liệu
quý giá, xác thực trong nhiều năm lao động xây dựng nên cuốn sách.
Trên cơ sở những tài liệu nguyên bản, những tư liệu, sự kiện, sự việc có tính xác thực từ phía bên kia được dựng lại xuyên suốt và hệ thống, với một cái nhìn điềm tĩnh, khách quan, không thiên kiến, không chen bất cứ bình luận nhận xét cá nhân nào của tác giả, với độ lùi gần bốn thập kỷ sau khi chiến tranh kết thúc, "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" đã phác thảo trung thực, chi tiết, cụ thể nhưng lại rất toàn cục về sự sụp đổ của chế độ ngụy quân ngụy quyền, từ cương vị lớn nhất là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đến các thủ tướng, phó thủ tướng, các cố vấn, Tổng tham mưu quân đội, đến các tướng lĩnh từ cấp Phương diện quân, quân đoàn, sư đoàn... kế đó là các tổng thống kế nhiệm sau khi Thiệu đào tẩu là Minh Hương và Dương Văn Minh. Cuộc trường chinh thống nhất đất nước của dân tộc đã được nhìn nhận từ phía bên kia-thông qua các tư liệu có được trong khoảng thời gian bốn tháng cuối cùng của chiến tranh: Tháng 1, 2, 3 , 4/1975 (từ chiến thắng Phước Long - 1/1975 tới những giờ phút lịch sử trưa 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập). Cuốn sách dầy gần 500 trang, gồm 19 chương: 1- Lễ giáng sinh cuối cùng. 2- Sài Gòn nơm nớp đón Tết Ất Mão. 3- Nước cờ định mệnh. 4-Trên bốn phương trời đi tìm sự thật. 5- Chương bi thảm nhất của chiến tranh. 6-Người Mỹ nghĩ gì đây. 7- Huế ngợp thở. 8- Thiệu lên gân trong cô độc sợ hãi. 9-Đà Nẵng điên loạn và sụp đổ. 10- Nha Trang tắt thở. Quân đoàn II bị xoá sổ. 11- Sài Gòn bên bờ sụp đổ. Cuộc đấu với Uây-en. 12- Cuộc phòng thủ sinh tử. 13- Chính quyền bán đấu giá. 14- Thiệu như ngọn đèn trước gió. 15- Giờ tận số đã điểm. 16- Thiệu cuốn gói. 17- Sức kháng cự cuối cùng bị nghiền nát. Sài Gòn trống rỗng về chính trị. 18- Chiếc trực thăng cuối cùng. 19- Phút tắt thở của Bộ tổng tham mưu quân đội Sài Gòn và chính thể Việt Nam Cộng hòa. Cuối mỗi chương tác giả đã ghi chú rõ những tài liệu nguyên bản, bút tích và nguồn tài liệu để tác giả tái dựng nên chương sách đó. Người đọc như được chiếu sáng bởi một sự thật về một chính quyền tay sai bị "quan thầy" bỏ rơi và đã vơ vét tối đa có thể để "cuốn gói" bỏ lại cả đàn em, đệ tử, họ hàng... Và nhìn thấy một cách rõ ràng hơn về chiến lược quân sự của chúng ta, từ Hiệp định Chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ chỉ sau 55 ngày kể từ khi quân Giải phóng bắt đầu tấn công. Điều này cũng chứng minh cho căn bệnh mà chính quyền này đã bị nhiễm phải ngay từ khi thành lập là sự manh mún và ỷ nại vào chính trị, các lãnh đạo thiếu tầm nhìn, năng lực và chỉ có mục tiêu lớn nhất là tham nhũng, tạo nên một chính thể vô cùng yếu kém và hoàn toàn không có khả năng để tồn tại. Với những chứng cứ không thể bác bỏ, kể cả từ những cuốn hồi ký, tự truyện, sách của những tướng lĩnh bại trận tháng 4 năm 1975 như Phó Thủ tướng Trần Văn Đôn, Nguyễn Cao Kỳ, những lời nói, văn bản của Nguyễn Văn Thiệu, Cao Văn Viên...đã làm nổi bật chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân Việt Nam. Nổi bật là quyết định sáng suốt của Đảng, của Bộ Tư lệnh Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" được viết lên từ tư liệu dày công thu thập và một khả năng tài tình tiếp cận để đứng từ "phía bên kia" nhìn ra, chi tiết và đầy chân thực. Nó góp phần bác bỏ luận điệu sai trái của những kẻ muốn xuyên tạc lịch sử hòng bào chữa cho thất bại và mưu toan hạ thấp chiến thắng của dân tộc ta. Cuốn sách ra đời sau gần 40 năm chiến tranh kết thúc, Việt Nam và Hoa Kỳ đã vượt qua ranh giới cựu thù, đã bình thường hóa quan hệ, trở thành đối tác toàn diện của nhau. Nhiều người phía bên kia chiến tuyến đã từng tuyên bố "tử thủ," "không đội trời chung với cộng sản" đã "quay đầu về núi" để về quê cha đất tổ, không còn thù hằn và đã được Mẹ Tổ quốc mở rộng vòng tay như với những đứa con sai lầm đi xa nay trở về... Tôi vô cùng tâm đắc với lời phi lộ của nhà thơ, nhà báo Mai Linh: "Lịch sử không bao giờ cũ. Nếu có giá trị về sự thật, lịch sử càng cũ càng mới. Vô giá là đồ cổ!" Và tôi cũng đồng tình rằng, đây là một cuốn sách "rất đáng đọc." Bởi, "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" là một bài báo dài, không có một lời bình luận nhận xét, không xen bất cứ ý kiến chủ quan nào của tác giả. Nó phơi bày một sự thật trần trụi và không thể chối cãi, không có khái niệm Thắng-Thua. Mà là sự sụp đổ tất yếu của phi nghĩa và sự chiếm lĩnh đường hoàng, đĩnh đạc đầy tư thế của chính nghĩa, được viết lên từ chứng cứ lịch sử có thật bởi một nhà báo có tâm, có tài./.
(Theo Vietnam+) Đoàn Ngọc Thu
|
Ông Nguyễn
Bá Thanh lại "truy" lãnh đạo ở Đà Nẵng
Cập nhật lúc 13:53
(PetroTimes) - Tại buổi tiếp xúc cử trị quận Cẩm Lệ (Đà Nẵng) sáng nay,
sau khi nghe ý kiến phản ánh của cử tri, ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng ban Nội
chính Trung ương, ĐB Quốc hội đơn vị Đà Nẵng đã “truy đến cùng” việc lãnh đạo
quận Liên Chiểu vì không nắm rõ vấn đề để giải quyết thấu đáo nguyện vọng
chính đáng của người dân.
Ông Nguyễn Bá Thanh
tiếp xúc cử tri tại Đà Nẵng.
Ông Nguyễn Bá Thanh nói: “Trước đây, tôi về đây tiếp xúc
cử tri trên cương vị là Trưởng đoàn ĐB Quốc hội, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch
HĐND thành phố Đà Nẵng. Còn bây giờ, tôi tiếp xúc cử tri trên cương vị là ĐB Quốc
hội nên những vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh, tôi sẽ kiến nghị các cơ
quan Trung ương xem xét, giải quyết. Những vấn đề nhỏ lẻ ở địa phương thì
chúng tôi sẽ ghi nhận và yêu cầu lãnh đạo địa phương giải quyết, chứ tôi
không thể trực tiếp giải quyết như trước được. Tuy nhiên, là ĐB của dân,
chúng tôi sẽ giám sát chặt chẽ”.
Dân cần… nhưng “quan” chưa vội!
Cử tri Bùi Thị Bích (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) đã
làm “nóng” hội trường bằng một chi tiết không lạ nhưng rất đáng suy ngẫm:
“Các đồng chí cứ ra quán cà phê ngồi xem dân ở đây bức xúc đến mức nào. Môi trường
thì ô nhiễm, sinh viên ra trường không có việc làm rồi dẫn đến đua xe, xài ma
túy. Trong khi đó, cán bộ thì nhiều nhưng khi cần chẳng thấy đâu”.
Bà Bích nói tiếp, ở Đà Nẵng có đến hơn 6.000 cán bộ tổ dân
phố, chưa kể cán bộ phường, xã nữa thì ngót nghét cả triệu cán bộ. Tính trung
bình ra mỗi một mét vuông đất có đến 4 cán bộ. Điều bà Bích lo ngại là có nhiều
cán bộ ở tổ dân phố đã trên 80 tuổi, không còn minh mẫn để giải quyết công
việc cho dân.
Đồng tình với quan điểm trên, cử tri Bạch Ngọc Ích (phường
Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu) đưa ra dẫn chứng để chứng minh vẫn còn tình
trạng “dân cần nhưng quan chưa vội”, đó là: “Có lần cả xóm bức xúc bởi một quán
cà phê mở nhạc to quá mức cho phép, thậm chí tụ tập thanh niên choai choai
đánh lộn. Tôi gọi điện lên số điện thoại đường dây nóng của đoàn ĐB Quốc hội
và HĐND thành phố, họ hỏi tên, địa chỉ cụ thể của quán cà phê ấy. Tôi chỉ rõ
ràng nhưng có thấy mấy ông đó xử lý đâu”.
Nhiều cử tri khác cũng phàn nàn cán bộ cấp phường xã hiện
nay như những “ông trời con”, không sâu sát phục vụ nhân dân mà chỉ “săm soi”
xem có ai sai phạm không để xử lý?
Chủ tịch quận bị “truy” vì chưa sâu sát
Tại buổi tiếp xúc, cử tri Lê Thị Hay (trú phường Hòa Khánh
Bắc) bức xúc trình bày: "Gia đình tôi nghèo khó. Khi dự án Làng Vân mở
rộng triển khai thì gia đình tôi rơi vô diện giải tỏa. Tôi lên đoạn đường lên
Suối Lương mở cái quán tạm để buôn bán, kiếm sống qua ngày. Dù đã cam kết sẽ tháo
dỡ khi thành phố yêu cầu và cam kết không nhận tiền đền bù nhưng quận cũng
không cho. Trong khi đó, cũng ở khu vực đó, có một ông cán bộ cấp to, nghe
nói là to lắm ở Quảng Nam ấy, lại xây cái nhà to đùng đến 3 tầng mà chẳng
thấy quận, phường xử lý chi hết”.
Cử tri Thái Thanh Hùng cũng bức xúc cho hay, trên cùng địa
bàn quận nhưng ở phường này thì người dân có diện tích đất 50 mét vuông được chính
quyền cấp sổ đỏ, còn ở phường khác thì không và phải có diện tích 100 mét
vuông trở lên mới được cấp sổ đỏ.
“Tôi thấy dân kêu ca vụ này lâu lắm rồi nhưng không biết
quận áp dụng cái luật mô mà vô lý thế”, ông Hùng đặt câu hỏi với đoàn ĐB Quốc
hội.
Cử tri phản ánh
nhiều vấn đề bức xúc đến đoàn đại biểu Quốc hội.
Nghe bà Hay nói vậy, ông Thanh liền lên tiếng: "Anh
Thị (tức Dương Thành Thị - Chủ tịch quận Liêu Chiểu), nói nghe coi vụ ni là
thế nào?"
Ông Thị đứng lên ấp úng: "Dạ, thưa anh. Cái vị trí bà
Hay xin dựng quán tạm nằm trong vùng dự án Làng Vân mở rộng. Quận đã gửi văn
bản xin ý kiến nhưng Sở Xây dựng không đồng ý”.
Nghe ông Thị nói vậy, Phó Chủ tịch Đà Nẵng Phùng Tấn Viết
liền cắt ngang: "Anh (tức chỉ ông Thị) nói thế là không đúng. Quan điểm
của thành phố từ trước đến nay, từ thời anh Thanh (tức ông Nguyễn Bá Thanh)
còn làm Bí thư Thành ủy là tạo điều kiện cho người dân xây dựng nhà tạm, ổn định
cuộc sống với điều kiện phải có đơn cam kết không được lấn chiếm, không được
nhận tiền đền bù và phải tự động tháo dỡ khi dự án triển khai. Nếu Sở Xây
dựng không đồng ý thì anh phải có văn bản trình lên UBND thành phố để Chủ
tịch xem xét giải quyết chứ. Sao lại để cho dân bức xúc kêu ca vậy”.
Lập tức, ông Thanh “truy” lãnh đạo UBND quận Liên Chiểu:
"Anh nói miếng đất mà bà Hay xin làm quán tạm nằm trong dự án Làng Vân
là sai bét. Đó là nằm ở gần tuyến đường lên Suối Lương. Dự án Làng Vân mở
rộng đâu có kéo lên đến mãi trên chỗ đó. 5 năm, 10 năm nữa dự án này cũng
không mở rộng lên đến đó đâu".
“Anh đâu có nắm rõ được vụ ni. Làm việc như thế, dân kêu
ca là phải. Xem xét giải quyết chọ họ làm tạm cái quán để buôn bán ngay đi”,
ông Thanh nói nhưng cũng lưu ý các cử tri: "Mà tôi cũng nói trước, xin
làm quán tạm thì được chứ đừng có khi thành phố lấy lại đất lại nói đó là đất
của nhà mình rồi bắt thành phố đền bù nghe. Nhiều ông, khóc lóc xin xây cái
nhà, cái quán tạm trên đất của nhà nước, lãnh đạo thấy thương nên giải quyết.
Nhưng sau đó lại cãi cố, cãi cùn là đất đó của cha ông để lại”.
Liên quan đến vấn đề mà ông Thái Thanh Hùng nêu, ông Thanh
yêu cầu lãnh đạo thành phố và quận xem lại để chấm dứt ngay: “Quận tự đề ra
cái Luật nớ à?”.
Ông Thanh nhìn xuống bàn của lãnh đạo UBND quận Liên Chiểu
hỏi rồi nói tiếp: “Người ra có 50 hay 85 mét thì cũng phải làm sổ đỏ cho họ
chứ. Sao lại có cái quy định lạ lùng như vậy? Thành phố chỉ có quy định là
không cấp sổ đỏ cho những hộ tách thửa nhưng diện tích nhỏ. Vì tách như thế là
xé lẻ để mong kiếm lời từ việc đền bù."
“Không ai bỏ sót người tài đâu…”
Một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều cử tri đó là tình
trạng sinh viên ra trường không có việc làm. Cử tri Nguyễn Xê nêu ra thực
trạng mà theo ông ở đâu cũng có, đó là tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”. Mốt
“sính” bằng cấp là nguyên nhân khiến các trường đua nhau nâng cấp để đào tạo
đại học.
“Hậu quả nhãn tiền là hàng triệu sinh viên ra trường với
tấm bằng ĐH đỏ chót những vẫn không xin được việc làm. Trong khi đó, hiện xã
hội đang thiếu công nhân có tay nghề trầm trọng”, ông Xê nói.
Đồng tình với nhận định trên, cử tri Văn Thị Lam dẫn chứng
cụ thể để chứng minh: “Con gái tôi học trường ĐH Y tế II, bằng giỏi nhưng ra trường
đã 3 năm vẫn chưa xin được việc làm. Cháu phải xin vô làm không lương tại
Bệnh viện Đa Khoa. Hôm rồi nộp hồ sơ vô Bệnh viện Ung thư để xin việc nhưng
lãnh đạo bệnh viện nói cứ làm việc không lương đi, lúc mô có chỉ tiêu sẽ xem
xét”.
Cũng theo bà Lam, cùng học với con bà nhưng có những
trường hợp bằng trung bình nhưng vì là con “quan” nên ngay lập tức được nhận
vào làm ngay. Còn con bà và hàng vạn con em của dân nghèo khác thì đang bơ
vơ, thất nghiệp.
Ông Thanh ghi nhận những ý kiến phản ánh của cư tri và
thẳng thắn thừa nhận, vấn đề việc làm cho sinh viên ra trường đang nhức nhối
trong toàn xã hội. Theo ông Thanh, vấn đề này cũng đã và đang được các cơ
quan Trung ương tìm cách tháo gỡ.
“Còn vấn đề bà Lam nêu, đưa cho tôi bộ hồ sơ để tôi gửi
cho giám đốc Bệnh viện Ung thư xem sao. Nhưng cũng khó, vì quy mô hiện nay
của bệnh viện mới 400 giường bệnh nên đã tuyển đủ nhân sự. Mãi đến năm 2015,
bệnh viện mới phát triển lên 500, rồi 600 giường bệnh. Khi đó, bệnh viện sẽ tuyển,
nếu làm tốt thì họ sẽ tuyển dụng thôi. Bây giờ cứ làm tạm đó đi, cố gắng rèn
luyện chuyên môn, đạo đức rồi chờ cơ hội. Không ai bỏ sót người tài đâu”.
(Theo
Năng lượng mới) Đoàn Nguyên
|
Hình ảnh thành phố mang tên Bác sau 39 năm giải phóngCập nhật lúc 10:30(Dân trí) - Sau ngày giải phóng, chính quyền TPHCM dồn sức đầu tư cho hàng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, làm tiền đề cho nền kinh tế thành phố phát triển thần tốc. Những công trình ấy cũng định hình nên TPHCM hôm nay và định hướng phát triển trong tương lai.Xa lộ Hà Nội, cửa ngõ quan trọng nhất thành phố
Cửa ngõ lớn nhất thành phố
Xa
lộ Hà Nội vốn là con đường thiên lý nối đô thị Sài Gòn cũ với các tỉnh
phía Bắc có từ rất xa xưa. Từ ngày lập phố ở vùng đất này, tuyến đường
trên đã trở thành cửa ngõ đường bộ quan trọng bậc nhất giúp thành phố
giao thương với các vùng đất khác ở miền Đông, miền Trung, Tây Nguyên và
miền Bắc.
Đến
nay, cửa ngõ này vẫn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong các cửa ngõ
của thành phố, đảm nhận hàng trăm ngàn lượt xe cá nhân, hàng chục ngàn
lượt xe hàng hóa ra vào mỗi ngày. Chính vì lưu lượng giao thông quá lớn,
tuyến đường này liên tục được nâng cấp, mở rộng. Đến nay xa lộ đã rộng
80m với 12 làn xe, có đường song hành, tuyến cây xanh ven đường; nhiều
đoạn đang được mở rộng ra đến 120m, trở thành con đường quy mô nhất
thành phố.
Đại lộ Đông Tây, huyết mạch nối Đông và Tây
Đại lộ Đông Tây ôm sát kênh Bến Nghé – Tàu Hủ, băng xuyên qua trung tâm thành phố
Suốt
30 năm sau ngày giải phóng, quốc lộ 1 là tuyến đường duy nhất nối cửa
ngõ Đông Bắc và Tây Nam, giúp hàng hóa từ phía Bắc băng qua TPHCM để về
các tỉnh miền Tây. Qua thời gian, đoạn đường này ngày càng quá tải,
xuống cấp trầm trọng và liên tục xảy ra ùn tắc, tai nạn gây thiệt hại vô
kể cho xã hội. 1 tuyến đường huyết mạch khác băng qua thành phố là nhu
cầu bức thiết để TPHCM phát triển thêm một bước mới. Từ đó, đại lộ Đông
Tây ra đời.
Với
lộ trình nối từ cửa ngõ xa lộ Hà Nội chạy qua hàng loạt quận nội thành
rồi tiến về cửa ngõ phía Tây, đại lộ Đông Tây có thể nói là tuyến đường
mới quy mô lớn nhất mà TPHCM xây dựng cho đến thời điểm hiện nay. Công
trình này còn có 1 hạng mục rất nổi tiếng là đường hầm Thủ Thiêm băng
dưới sông Sài Gòn. Hiện đại lộ này được chia thành 3 phần: đường Mai Chí
Thọ, đường hầm vượt sông Sài Gòn và đường Võ Văn Kiệt.
Đại lộ Nguyễn Văn Linh, mở đường tiến về
Con đường này biến cả vùng đồng ruộng thành phố thị sầm uất
Nếu
đặt vào bối cảnh hiện nay thì đại lộ Nguyễn Văn Linh không lớn, cũng
không dài so với các tuyến đường mới mở của thành phố. Tuy nhiên, nếu
đặt vào bối cảnh cuối thế kỷ 20 thì đây gần như là 1 con đường kỳ tích
băng thẳng qua vùng đất lầy lội vốn là những cánh đồng bao la, hoang
vắng nằm ở phía Nam thành phố; kết nối trung tâm thành phố với quốc lộ
1, tiến về miền Tây.
Chính
nhờ con đường này, vùng biên phía Nam của khu vực đô thị TPHCM vốn chỉ
kéo đến quận 4 dần dần phát triển thêm về phía Nam, phát triển mạnh vùng
quận 7 và Bình Chánh trong thời gian gần 20 năm nay. Cũng trên tuyến
đường này, Phú Mỹ Hưng - một khu đô thị văn minh được quy hoạch bài bản
ngay từ đầu ra đời, trở thành 1 đô thị kiểu mẫu, biểu tượng cho sự phát
triển đô thị của TPHCM.
Cầu vượt, hầm chui – giải quyết bài toán khó
Những cây cầu vượt như cầu vượt Thủ Đức giúp giảm ùn tắc tại các giao lộ trọng điểm
Những
năm đầu thế kỷ 21, TPHCM liên tục xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông
nghiêm trọng. Diện tích mặt đường thiếu thốn là bài toán nan giải không
thể giải quyết ngày một ngày hai mà cần một chiến lược đầu tư dài hơi.
Lúc này, các chuyên gia giao thông bàn tính đến nhiều biện pháp hiệu quả
mà tài lực thành phố chịu được. Giải pháp nút giao khác mức được nhiều
chuyên gia nhắc tới.
Trong
giờ cao điểm, những điểm ùn tắc thường xuất phát ngay tại các giao lộ.
Lượng xe quá lớn, các dòng xe giao cắt tại giao lộ khiến thời gian hành
trình tăng cao tạo thành điểm ùn. Do đó, giải pháp xây dựng nút giao
khác mức được đề xuất để giảm giao cắt giữa các luồng xe.
Từ
đó, nhiều nút giao khác mức ra đời tại các giao lộ trọng điểm như cầu
vượt Cát Lái, hầm chui Tân Tạo, hầm chui Linh Trung, cầu vượt Trạm 2… đã
cho hiệu quả thấy rõ. Biện pháp này được mở rộng với hàng loạt cầu vượt
băng ngang quốc lộ 1A; cầu vượt bằng thép trong nội thị ở các giao lộ
trọng yếu như vòng xoay Hàng Xanh, ngã tư Thủ Đức, giao lộ Lăng Cha Cả,
vòng xoay Cây Gõ… Tình hình ùn tắc 3 năm nay tạm lắng một phần rất lớn
là nhờ vào những cây cầu vượt, hầm chui này.
Hai tuyến kênh xanh bao quanh thành phố
2 tuyến kênh xanh giúp tô điểm cho TPHCM thêm mỹ miều
Kênh
Nhiêu Lộc – Thị Nghè và Bến Nghé – Tàu Hủ ngày xưa vốn là 2 tuyến đường
thủy trọng yếu của Sài Gòn. Nhưng theo thời gian, 2 tuyến đường thủy
này mất đi tầm quan trọng vốn có; đặc biệt là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
đã mất hẳn chức năng giao thông kể từ những năm 1980, khi mà dòng kênh
bị lấn chiếm, ô nhiễm nghiêm trọng.
Đến
nay, hai dòng kênh này đã được thành phố cải tạo, bắt đầu hồi phục
nguồn nước đảm bảo cho cá tôm sống được, dự định phát triển thành 2
tuyến du lịch đường thủy trong tương lai. Nếu tính kỹ thì vai trò giao
thông của 2 tuyến kênh này không lớn, nhưng với hình thế bao bọc xung
quanh khu trung tâm thành phố, việc cải tạo 2 dòng kênh này giúp nâng
tầm TPHCM từ 1 đô thị phát triển nhếch nhác thành 1 đô thị văn minh,
sạch đẹp và đáng sống.
Cầu Phú Mỹ và Thủ Thiêm, mở phố về Đông
Với những cây cầu, bán đảo Thủ Thiêm sẽ trở nên hấp dẫn hơn với nhà đầu tư, tương lai phát triển thành phố Đông sẽ đến sớm hơn
Tính
về quy mô, trong 39 năm sau ngày giải phóng, TPHCM xây dựng khá nhiều
cây cầu dài, rộng và vốn lớn tương đương như cầu Phú Mỹ và cầu Thủ
Thiêm. Tuy nhiên, nếu tính về vị trí, 2 cây cầu này lại có vai trò đặc
biệt quan trọng vì nó sẽ giúp TPHCM phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong
thời gian sắp tới. Bởi 2 cây cầu này đều nối phần đô thị trung tâm hiện
hữu của thành phố với bán đảo Thủ Thiêm, Phố Đông của đô thị trung tâm
TPHCM.
Với
việc TPHCM quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm trở thành 1 phần của khu
trung tâm thành phố mới thì Thủ Thiêm tương lai chắc chắn sẽ được đầu tư
nhiều để phát triển. Nhưng muốn phát triển nhanh và mạnh, Thủ Thiêm cần
nhiều nguồn lực xã hội ủng hộ. Muốn có sự ủng hộ này, TPHCM phải phá
thế “ngăn sông” của bán đảo Thủ Thiêm. Cầu Phú Mỹ và cầu Thủ Thiêm cùng
với đường hầm vượt sông Sài Gòn chính là những công trình đảm nhận vai
trò đó. Nó góp phần giúp trung tâm thành phố tiến về phía Đông, xây dựng
Phố Đông trong tương lai.
“Chuyển mình” mạnh mẽ
39 năm sau ngày giải phóng, TP Hồ Chí Minh đã và
đang “chuyển mình” mạnh mẽ, là “đầu tầu” kinh tế của cả nước. TP những
năm qua tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa; năng động, sáng
tạo, huy động mọi nguồn lực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát
triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, làm tốt vai trò đầu tàu kinh tế của vùng
kinh tế trọng điểm phía nam, đóng góp ngày càng lớn cho cả nước...
Dòng kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè "hồi sinh" và trở nên thơ mộng
Khu vực được mệnh danh như "biểu tượng" của thành phố
Hầm Thủ Thiêm - Công trình hiện đại bậc nhất
Nhà thờ Đức Bà ngay giữa trung tâm thành phố
Một góc thành phố nhìn từ trên cao
Khu vực ngoại thành phát triển mạnh mẽ
Nhiều công trình đang mọc lên.
(Theo Dân trí) Tùng Nguyên - Trung Kiên
|
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)