Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

 18:05

 Ông Bùi Quang Ngọc trở thành Tổng giám đốc FPT

 

Tập đoàn FPT đã bổ nhiệm ông Bùi Quang Ngọc làm Tổng giám đốc, thay thế ông Trương Gia Bình...                                    

 Ông Bùi Quang Ngọc trở thành Tổng giám đốc FPT
Ông Ngọc từng cùng học phổ thông chuyên toán với ông Trương Gia Bình, tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Tổng hợp Kishinhov (Cộng hòa Moldova) năm 1979 và bảo vệ luận án tiến sỹ về cơ sở dữ liệu tại Đại học Grenoble (Pháp) năm 1986.

Theo nguồn tin của VnEconomy, Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT vừa thông qua nghị quyết bổ nhiệm ông Bùi Quang Ngọc làm Tổng Giám đốc FPT, thay thế ông Trương Gia Bình.

Ông Ngọc là một trong các thành viên sáng lập và hiện là Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT.

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT cho biết, việc bổ nhiệm Tổng giám đốc mới là nhằm tách bạch chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc theo chuẩn mực quản trị và giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

"Hội đồng Quản trị đã quyết định lựa chọn một người am hiểu sâu sắc FPT, có năng lực quản trị và tổ chức triển khai như ông Bùi Quang Ngọc đảm nhận vị trí Tổng giám đốc", ông Bình nói.

Ông Bùi Quang Ngọc là người đầu tiên phụ trách bộ phận tin học của FPT, tiền thân của các công ty thành viên quan trọng như FPT IS, FPT Software, FPT Telecom, FPT Trading. Nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại FPT trong 25 năm qua, ông Ngọc cũng là một trong số 13 người đầu tiên lập ra FPT, và được coi là một trong những nhà quản trị xuất sắc của FPT.

Sinh ngày 12/3/1956, nguyên quán tại tỉnh Hải Hưng (cũ), ông Ngọc từng cùng học phổ thông chuyên toán với ông Trương Gia Bình, tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Tổng hợp Kishinhov (Cộng hòa Moldova) năm 1979 và bảo vệ luận án tiến sỹ về cơ sở dữ liệu tại Đại học Grenoble (Pháp) năm 1986.

Hiện ông Ngọc nắm gần 10,2 triệu cổ phiếu FPT, tương đương 3,7% số cổ phiếu đang lưu hành. Với mức giá giao dịch khoảng 43.000 đồng/cổ phiếu hôm 31/7, thì giá trị vốn hóa số cổ phiếu FTP ông Ngọc nắm giữ khoảng 337 tỷ đồng.
(Theo VnEconomy) M.Chung
 17:51

 Thủy Tiên tung ảnh nội y, "nóng rực" đánh bật Ngọc Trinh


Dân Việt - Lần đầu tiên đồng ý nhận lời chụp quảng cáo nội y cho một thương hiệu có tiếng, "gái một con" Thủy Tiên khiến nhiều người ngạc nhiên vì sở hữu ba vòng quá chuẩn, "đánh bật" cả nữ hoàng nội y Ngọc Trinh.

 











Bộ ảnh được thực hiện dưới sự trợ giúp của Stylist: Đỗ Long. Làm tóc: Jz. Photo: Lê Thiện Viễn.
Vân Nga - CL
 14:45

Một chiến thắng cần thiết
QĐND - Đúng như dự đoán, cuộc bầu cử tại Cam-pu-chia đã kết thúc với chiến thắng thuộc về Đảng nhân dân Cam-pu-chia CPP với 68 ghế trong tổng số 123 ghế Quốc hội khóa V.
Trong tuyên bố đưa ra đêm 28-7, CPP khẳng định: "Theo kết quả sơ bộ, Đảng Nhân dân Cam-pu-chia đã giành đa số tuyệt đối, đủ số ghế để đảng tiếp tục lãnh đạo đất nước 5 năm nữa". Tuyên bố cũng kêu gọi người dân duy trì ổn định, an ninh và trật tự sau bầu cử.
Kết quả này phản ánh một thực tế trong đời sống chính trị Cam-pu-chia: Đảng Nhân dân Cam-pu-chia vẫn là chính đảng giành được sự ủng hộ cao nhất của người dân. Đây là một chiến thắng cần thiết để bảo đảm Cam-pu-chia tiếp tục đi theo con đường ổn định chính trị, phát triển mạnh về kinh tế và tiếp tục hội nhập sâu vào đời sống chính trị khu vực cũng như quốc tế.
Sau khi chế độ diệt chủng Pôn Pốt bị cả loài người lên án buộc phải chấm dứt sự cai trị tàn khốc trên đất nước Cam-pu-chia vào tháng giêng năm 1979, đất nước Chùa Tháp bước vào cuộc hồi sinh mạnh mẽ, trong khi tàn quân của Khơ-me Đỏ vẫn tiếp tục quấy rối đời sống hòa bình của người dân ở những vùng biên giới Cam-pu-chia.
Trải qua những năm tháng dài xung đột khắc nghiệt, đến tháng 10-1991, với sự trung gian của Liên hợp quốc (LHQ), Hội nghị quốc tế Pa-ri về Cam-pu-chia đã thông qua một thỏa thuận cho phép LHQ giám sát ngừng bắn, hồi hương người tị nạn dọc biên giới với Thái Lan, tiến tới một cuộc bầu cử dưới sự giám sát của LHQ.
Tháng 6-1993, cuộc bầu cử Quốc hội gồm 120 ghế đã diễn ra tại Cam-pu-chia. Ước chừng khoảng 4 triệu người, chiếm 90% số người trong độ tuổi đi bầu cử, đã tham gia bỏ phiếu. Đảng FUNCINPEC của Hoàng thân Ranariddh nhận được nhiều phiếu nhất; Đảng Nhân dân Cam-pu-chia CPP về thứ hai trong cuộc bầu cử. FUNCINPEC liên minh với CPP; Hoàng thân Ranariddh và ông Hun Xen trở thành Thủ tướng thứ nhất và Thủ tướng thứ hai trong Chính phủ Hoàng gia Cam-pu-chia.
Kể từ cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên dưới sự giám sát của LHQ năm 1993 đó cho tới cuộc bầu cử thứ năm vừa diễn ra ngày 28-7 vừa qua, Đảng Nhân dân Cam-pu-chia CPP đã từng bước củng cố uy tín chính trị, giành được thiện cảm của đa số người dân Cam-pu-chia và xác lập một vị thế vững chắc trên chính trường Cam-pu-chia.
Cũng tương tự như khi người ta dự đoán được kết quả bầu cử sẽ nghiêng về phía Đảng Nhân dân Cam-pu-chia, không khó để dự đoán rằng, đảng đối lập chính của CPP là Đảng Cứu nguy dân tộc Cam-pu-chia CNRP không dễ dàng chấp nhận kết quả bầu cử, cho dù họ đã giành được kết quả vượt mong đợi ban đầu.
Đảng Cứu nguy dân tộc CNRP ngày 29-7 đã bác tuyên bố thắng cử của CPP, cho rằng có “các vụ gian lận tràn lan trong cuộc bầu cử hôm 28-7. Trong một tuyên bố, CNRP khẳng định: "CNRP không thể chấp nhận kết quả cuộc bầu cử quốc hội lần thứ năm do CNRP đã phát hiện rất nhiều trường hợp gian lận nghiêm trọng".
Thế nhưng một ngày sau khi cuộc bầu cử Quốc hội khóa 5 tại Cam-pu-chia kết thúc, một cuộc họp báo với sự tham dự của nhóm quan sát viên quốc tế (ICAPP), Hàn Quốc, A-déc-bai-gian, Hung-ga-ri và đại diện Ủy ban bầu cử quốc gia Cam-pu-chia (NEC), được tổ chức tại Phnôm Pênh sáng 29-7, đã đưa ra tuyên bố cuộc bầu cử Quốc hội khóa 5 ở Cam-pu-chia ngày 28-7 đã diễn ra tự do, công bằng, chính xác, minh bạch, không bạo lực.
Trong cuộc họp báo này, ông Jose Devenecia, Chủ tịch  Hiệp hội các đảng dân chủ châu Á - Thái Bình Dương (CAPDI) nhấn mạnh hoạt động giám sát bầu cử cho thấy cuộc bầu cử Quốc hội Cam-pu-chia khóa 5 đã thành công, kết quả bầu cử phản ánh ý nguyện của cử tri, cho thấy dân chủ ở Cam-pu-chia đã được củng cố.
Trước đó, chiều 28-7, nhóm quan sát viên ASEAN cũng tổ chức họp báo đánh giá cuộc bầu cử Quốc hội Cam-pu-chia khóa 5 đã diễn ra tốt đẹp.
Giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Quốc hội ngày 28-7, nhưng CPP và cá nhân Thủ tướng Hun Xen đang đứng trước những thách thức to lớn. Cần phải nhớ rằng cách đây 5 năm, trong cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ tư năm 2008, CPP giành được tới 90 ghế trong Quốc hội, trong khi đảng SRP của thủ lĩnh Sam Rainsy giành 26 ghế, đảng Nhân quyền (HRP) giành 3 ghế, đảng FUNCINPEC giành 2 ghế và đảng Norodom Ranariddh (NRP) giành 2 ghế. Sau đó, đến năm 2012, hai đảng SRP và HRP sáp nhập lại thành đảng Cứu nguy dân tộc CNRP và tổng cộng có được 29 ghế trong Quốc hội.
Trong cuộc bầu cử lần này, đảng CPP giành được 68 ghế, đủ để có thể tiếp tục lãnh đạo đất nước (vượt qua số ghế tối thiểu phải có là 63 ghế), nhưng CNRP đã giành được tới 55 ghế. Sự thu hẹp khoảng cách này là một thách thức đối với CPP, đòi hỏi đảng này phải nỗ lực rất nhiều trong việc củng cố uy tín trên chính trường Cam-pu-chia, mà trước mắt là cải thiện đời sống người dân, phát triển kinh tế.
Không thể phủ nhận một thực tế hiển nhiên là dưới sự lãnh đạo của CPP trong những năm qua, từ một đất nước bị chiến tranh tàn phá, Cam-pu-chia đã trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh vào bậc nhất Đông Nam Á, trung bình 7%/năm (trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 là 10%/năm). Cam-pu-chia đã hội nhập mạnh mẽ vào cộng đồng quốc tế, có quan hệ sâu rộng với các nước, các tổ chức khu vực cũng như quốc tế.
Tuy nhiên, thách thức đặt ra trước CPP là phải bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, giảm bớt khoảng cách phát triển giữa vùng thành thị và nông thôn, nơi tập trung đến 90% dân số.
Đó là những nhiệm vụ nặng nề mà CPP phải thực hiện trong thời gian tới. Chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 28-7 vừa qua là thực sự cần thiết để đảng CPP có thể đáp ứng được những nguyện vọng cũng như mong mỏi mà cử tri Cam-pu-chia giao phó, thông qua sự lựa chọn bằng lá phiếu của mình.
(Theo QĐND) VĂN YÊN
Campuchia đã có bài học cay đắng trong quá khứ với thảm họa diệt chủng. Một trong những nguyên nhân của thảm họa này bị tác động từ nước ngoài. Một thể chế quái thai đã tự triệt hạ tàn khốc hàng triệu mạng người của dân tộc mình. Bài học đó chưa xa nhưng gần đây có vẻ yếu tố kinh tế từ nước ngoài đã tác động lên đường lối chính trị của CPC. Không phải ngẫu nhiên Trung Quốc lại vươn lên hàng đầu về đầu tư nước ngoài tại CPC. Một trong những dấu hiệu tác động đó thể hiện trong Hội nghị ASEAN (về biển Đông) khi CPC làm chủ tịch, đó là sự không thống nhất của một tổ chức vốn coi nguyên tắc đồng thuận là hàng đầu. Nếu mất lòng dân, Đảng CPP sẽ mất dần vị trí lãnh đạo.
Thương Giang
 14:17

 Chuyện vui trại tù VN:
Sau Cù Huy Hà Vũ lại đến Nguyễn Văn Hải tuyệt thực  

Thông tin cho rằng Hải tuyệt thực từ ngày 24/6, tính đến nay (29/7) là hơn một tháng. Thế nhưng khi gặp Hải, tôi vẫn thấy ông ta đi lại bình thường, dù dáng vẻ hơi gầy (là tạng người vốn dĩ xưa nay của Hải); Hải vẫn nói năng hoạt bát nhưng hễ có người lạ, nhất là cán bộ ngành Kiểm sát, thì lập tức tỏ ra lệt bệt, thở không ra hơi…
Những ngày gần đây, một vài thông tin trên mạng có nêu việc Nguyễn Văn Hải đã “tuyệt thực” và “đang trong tình trạng nguy cấp”. Nhân đó, một số người vốn đã quen với việc kích động tụ tập khiếu kiện, bèn tập hợp nhau tới các cơ quan công quyền đưa yêu cầu can thiệp khẩn cấp.
Trong chuyến công tác tại Trại giam số 6 (huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An), chúng tôi đã tìm hiểu và thấy chuyện tuyệt thực của Hải chỉ là một màn kịch vụng về, nhằm thu hút dư luận đúng dịp lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta đi thăm một số nước, trong đó có Hoa Kỳ.
Thông tin cho rằng Hải tuyệt thực từ ngày 24/6, tính đến nay (29/7) là hơn một tháng. Thế nhưng khi gặp Hải, tôi vẫn thấy ông ta đi lại bình thường, dù dáng vẻ hơi gầy (là tạng người vốn dĩ xưa nay của Hải); Hải vẫn nói năng hoạt bát nhưng hễ có người lạ, nhất là cán bộ ngành Kiểm sát, thì lập tức tỏ ra lệt bệt, thở không ra hơi…
Nguyễn Văn Hải trong buổi khám sức khỏe định kỳ (ngày 26/7) và nhận khẩu phần ăn từ cán bộ trại (ngày 28/7).
Lẽ thường, một người mà tuyệt thực tới hơn 30 ngày thì chỉ còn da bọc xương, không thể gượng ngồi dậy được và chắc chắn là trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Chúng tôi được xem một số biên bản kiểm tra sức khoẻ gần nhất (ngày 26/7) của Hải, các kết quả đều ghi nhận sức khoẻ bình thường.
Một bác sĩ tại Bệnh xá Trại giam số 6 cho hay: “Qua thăm khám định kì, chúng tôi kết luận phạm nhân Nguyễn Văn Hải đủ sức khỏe để chấp hành án. Đây là kết luận chuyên môn, chúng tôi chịu trách nhiệm về kết luận của mình”. Một phạm nhân cùng buồng giam với Hải kể: “Chú Hải có dùng cơm với tôi. Ngoài ra, chú còn có đồ ăn của gia đình gửi vào và mua theo quy định của Trại”…
Tuy đang “tuyệt thực”, nhưng Hải vẫn nhận đủ đồ ăn thức uống do gia đình gửi vào gồm: cháo gà gói, ruốc bông, mực khô, cà phê hoà tan, sữa hộp… Bởi vậy mà Hải vẫn có đủ sức khoẻ để diễn tiếp màn kịch vụng về “tuyệt thực”. Chúng tôi chợt nhớ lại việc Cù Huy Hà Vũ cũng dùng chiêu “tuyệt thực” hồi đầu tháng 6 vừa qua để gây chú ý dư luận.
Nguyễn Văn Hải (61 tuổi), bị Toà án nhân dân TP Hồ Chí Minh tuyên án 12 năm tù giam và 5 năm quản chế vì tội tuyên truyền chống nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện Nguyễn Văn Hải đang chấp hành án tại Trại giam số 6, Phân trại K1, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
Sau khi báo chí đưa tin gặp Vũ trong trại, đăng cả ảnh chụp biên bản nhận quà của gia đình cũng có cháo gà, nước sốt gà hầm và nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác, thì dư luận đã rõ việc “tuyệt thực” là gì. Có lẽ cũng vì thế, sau khi báo chí lên tiếng vài ngày, thì Cù Huy Hà Vũ bẽ bàng gỡ gạc tuyên bố “chấm dứt tuyệt thực”.
Thiết nghĩ, Nguyễn Văn Hải cũng nên lấy chuyện của Cù Huy Hà Vũ làm bài học mà sớm ăn uống công khai trở lại.
Theo CAND, tựa của Kinh Bắc
 13:11

 “Tàng Keangnam” và chuyến hàng 265 bánh heroin

ANTĐ - “Siêu trùm” trong giới buôn ma túy vùng biên - Tráng A Tàng (SN 1982) trú tại xã Loóng Luông, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vừa bị lực lượng nghiệp vụ Bộ Công an bắt giữ khi trực tiếp vận chuyển 265 bánh heroin, trị giá khoảng 40 tỷ đồng.
Trùm ma túy Tráng A Tàng và 265 bánh heroin cất giấu trong xe bán tải
Nhắc đến Tráng A Tàng, hay “Tàng Keangnam”, những ông trùm buôn “hàng trắng” khét tiếng ở các tỉnh phía Bắc không ai không biết. Gia đình Tàng thuộc loại giàu có bậc nhất xã Loóng Luông, với ngôi nhà sang trọng và xe ô tô đắt tiền. Cách đây khoảng 3 năm, Tàng động thổ xây dựng ngôi nhà cao 7 tầng ở trung tâm thị trấn Nông trường Mộc Châu (tỉnh Sơn La), và tuyên bố sẽ biến tòa nhà này thành một khách sạn sang trọng nhất nhì tỉnh. Tọa lạc bên những dãy núi đá đen sừng sững, tòa nhà thuộc “tốp” cao nhất thị trấn Nông trường Mộc Châu được người dân nơi đây ví như Keangnam ở vùng núi phía Bắc. Biệt danh “Tàng Keangnam” được nhiều người biết và quen gọi từ đó.

Sau nhiều năm xây dựng, tòa nhà 7 tầng vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Trước khi bị bắt, trùm ma túy đang ở cùng người thân tại xã Loóng Luông. Do buôn “hàng trắng” số lượng lớn, để tiện giao dịch, làm ăn, địa điểm mà “Tàng Keangnam” thường xuyên qua đêm là khu vực biên giới, gần cửa khẩu Lóng Sập - giáp ranh với nước bạn Lào. 

“Mua gốc, bán ngọn” là phương châm làm ăn của ông trùm này, vừa để thu lời cao, vừa tránh bị lộ lọt thông tin. Để tránh bị cơ quan công an phát hiện trong những phi vụ làm ăn “khủng”, Tàng không bao giờ “bắt mối” với những đối tác lạ. Hơn nữa, những chiếc xe ô tô dùng để vận chuyển “hàng trắng” luôn được Tàng “thửa” thiết kế riêng từ Lào, với những khoang, ngăn cất giấu “độc nhất vô nhị”, mỗi xe mỗi kiểu. 

Hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ma túy số lượng lớn từ Tây Bắc về Hà Nội, để chuyển lên Lạng Sơn tiêu thụ của Tráng A Tàng đã lọt vào “tầm ngắm” của Cục CSĐT tội phạm về ma túy - Bộ Công an khá lâu. Việc bắt giữ đối tượng này cũng được nhiều đơn vị thuộc Cục, công an một số địa phương xác lập chuyên án, tuy nhiên, quá trình giám sát di biến động của đối tượng gặp rất nhiều khó khăn. Không kể đến số lượng nhà, biệt thự mà Tàng sở hữu ở Mộc Châu, chỉ riêng tại Hà Nội và các tỉnh dọc tuyến QL1A lên Lạng Sơn, ông trùm này sở hữu hoặc thuê gần chục căn nhà sang trọng, đây thường là nơi “hạ hàng” hoặc “giao dịch”. 

Rạng sáng 26-7, trinh sát Cục CSĐT tội phạm về ma túy nhận được thông tin, Tàng đã chỉ đạo “đàn em” vận chuyển lượng heroin cực lớn trên xe ô tô, vừa rời Sơn La hướng về Hà Nội. Tuy nhiên, do có tới 2 chiếc xe cùng rời hang ổ, việc xác định “hàng” trên xe nào gần như không thể. Bám sát 2 chiếc xe trên, trinh sát phát hiện chúng dừng lại bên một ngôi nhà tại quận Hà Đông, Hà Nội. Lúc này, “ông trùm” ma túy Tráng A Tàng mới xuất đầu lộ diện. Hắn trực tiếp lái chiếc Toyota Land Cruiser mới tinh dẫn đường, theo sau là chiếc xe bán tải. 

Kế hoạch chặn bắt lúc này mới được Cục CSĐT tội phạm về ma túy - Bộ Công an thông tin tới Công an tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang và đề nghị 2 đơn vị cùng phối hợp. 10h30 ngày 26-7, trinh sát phát hiện 2 chiếc xe ô tô gầm cao dừng đỗ ở khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh Bắc Ninh - Bắc Giang và bất ngờ đổi lái. Tráng A Tàng khi đó đổi sang lái chiếc xe bán tải. Chớp thời cơ các đối tượng sơ hở, trinh sát Cục CSĐT tội phạm về ma túy, phối hợp với Công an tỉnh Bắc Ninh... ập vào quật ngã, bắt giữ. 

Đối tượng cùng đi với Tàng được làm rõ là Tráng A Nếnh (SN 1991), trú tại Loóng Luông, Mộc Châu, Sơn La. Đi trên xe Tàng lúc đó còn có vợ của đối tượng là Giàng Thị Sua (SN 1989). Ba đối tượng cùng 2 ô tô nghi vấn được đưa về trụ sở Công an tỉnh Bắc Ninh để làm rõ. 
Theo An ninh Thủ đô
Tập trung lực lượng khám xét 2 chiếc ô tô, cảnh sát phát hiện 77 bánh heroin được giấu trong hốc 4 cánh cửa chiếc xe bán tải. Sau thùng chiếc xe ô tô này, lực lượng công an phát hiện tiếp 188 bánh heroin được giấu dưới sàn xe 2 lớp. Sàn xe 2 lớp được thiết kế khá tinh vi, dùng kích để nâng hạ, lần đầu ghi nhận tại Việt Nam. 

Theo thông tin chúng tôi ghi nhận được, đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy do Tàng cầm đầu thuộc “top” lớn nhất từ trước đến nay bị triệt xóa. Tổng số 265 bánh heroin được thu giữ trị giá khoảng 40 tỷ đồng. Hiện chuyên án đang tiếp tục được điều tra làm rõ.
12:25

Các bác sành điệu thật!
(PetroTimes) - Hình ảnh mà không ít các báo ghi được tại kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh Quảng Bình, vừa diễn ra trong các ngày từ 16 đến 18/7, là một minh chứng đầy thuyết phục về sự lãng phí của dự án trang bị máy tính bảng cho đại biểu HĐND trong tỉnh.
Cách đây hơn một năm, khi Hà Nội quyết định trang bị cho mỗi đại biểu HĐND thành phố một máy tính xách tay, dư luận ghi nhận quyết tâm đổi mới toàn diện, đặc biệt về phương thức tiếp cận thông tin dành cho các vị đại diện cho dân của Hà Nội. Để rồi, không chỉ các tỉnh, thành phố bạn mong tìm được những “kinh nghiệm quý báu” từ Hà Nội; mà quan trọng hơn, mỗi người dân thủ đô sẽ được hy vọng nhiều hơn, khi chính các vị đại diện của họ đã có điều kiện nâng cao khả năng tiếp cận thông tin, từ đó đổi mới dần phương pháp làm việc, đem lại hiêu quả tích cực trong quá trình giải quyết các công việc liên quan đến lợi ích của dân.
Và sau Hà Nội, đã có thêm Quảng Bình, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng rút hầu bao, xoàng cỡ 20 triệu cho mỗi đại biểu; để ngân sách tỉnh nào ít cũng dành 1,4 tỉ đồng cho dự án trang bị iPad hay máy tính xách tay cho đại biểu HĐND cấp tỉnh. 
Các vị đại diện cho dân ở cơ sở được chăm chút chu đáo thế, làm gì các vị ấy chả dành thêm nhiều thời gian truy cập ngay vào mạng để tìm hiểu xem những người đã bỏ phiếu bầu mình giờ họ đang “hạnh phúc” thế nào?
Thế nên, những người ủng hộ kế hoạch cần trang bị máy tính xách tay cho các vị đại biểu của dân lên tiếng khẳng định ngay: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện diện khắp nơi trong đời sống xã hội, chuyện mọi người sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng trở nên phổ biến thì việc những vị đại diện cho dân không thể không biết sử dụng phương tiện này. Bởi, với khả năng tích hợp lớn, mỗi máy tính ấy sẽ như một kho dữ liệu quan trọng giúp mỗi đại biểu nâng cao khả năng tổng hợp vấn đề, xử lý nhanh các tình huống, đặc biệt là làm giảm các chi phí không cần thiết trong khâu chuẩn bị tài liệu cho mỗi kỳ họp. Thêm nữa, với những đại biểu luôn đề cao trách nhiệm là người đại diện cho dân, họ sẽ càng có thêm nhiều điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin để từ đó họ không chỉ tìm ra đúng bản chất của vấn đề, mà còn đánh giá đúng hiệu ứng xã hội trước các vấn đề ấy.
Tuy nhiên, không phải không có ý kiến cho rằng, các vị ấy làm thế, có vẻ “chơi hơi bị sang”. Bởi, khi mà mặt bằng chung của đời sống người dân ở đây chưa phải đã cao, thì việc mỗi vị đại biểu được dành tới cả chục triệu mua máy tính xách tay, xem ra không phù hợp. Bởi, không thể thấy thành phố này, tỉnh kia vừa chi vài tỉ cho dự án này, chả lẽ tỉnh mình các đại biểu có kém gì ai, mình lại không dám chi?
Thậm chí, không ít ý kiến của một số người am hiểu về lĩnh vực công nghệ thông tin còn đặt câu hỏi về góc độ chuyên môn, nếu nghe đã thấy có chút gờn gợn. Nếu các thiết bị hệ thống ấy lại được mua của mấy công ty mà hiện đang bị vài nước mở cuộc điều tra về việc gắn chíp nghe trộm, phục vụ hoạt động gián điệp thì chuyện bí mật nào chẳng bị phơi ra? Vì thế, đến mức mà gần đây, Chính phủ Nga còn phải ra lệnh sử dụng lại các máy chữ vốn được coi là đồ cổ, để tránh tình trạng lộ bí mật?
Hơn nữa, iPad hay máy tính xách tay không phải là một chiếc máy đánh chữ đơn thuần hay chứa đựng một tệp tài liệu, những trang báo cần có... vì thế, để sử dụng được nó ở mức gọi là mở được máy, đọc được tài liệu, cũng đòi hỏi phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ, chứ đừng nói đến thực hiện những thao tác khó hơn.
Hình ảnh mà không ít các báo ghi được tại kỳ họp thứ 16 HĐND tỉnh Quảng Bình, vừa diễn ra trong các ngày từ 16 đến 18/7, là một minh chứng đầy thuyết phục về sự lãng phí của dự án trang bị máy tính bảng cho đại biểu HĐND trong tỉnh.
Tại kỳ họp ấy, hàng trăm trang tài liệu vẫn được photo gửi đến từng đại biểu. Và, ngay trên mặt bàn mỗi đại biểu tham dự kỳ họp, vẫn có bút, sổ tay, tài liệu kỳ họp; để mỗi đại biểu khi cần lưu ý điều gì, vẫn cặm cụi ghi chép như chưa hề biết rằng, mình đã từng được trang bị một máy tính bảng, trị giá đến... 20 triệu đồng! Nhưng, xin đừng vội trách họ thích oai. Họ chỉ là người được thừa hưởng một dự án mang bước “đột phá” của tỉnh, thành nơi họ đang công tác. Chỉ tiếc, sự đột phá ấy đâu dễ đem lại cho họ một tư duy làm việc mới, khi mà bản thân họ chưa kịp trang bị cho mình những gì cần thiết cho sự đổi mới ấy.
Nhưng, cũng đừng coi dư luận chỉ là việc riêng của dư luận! Vẫn biết, sau sự việc này, khi mà HĐND các tỉnh, thành phố khác nhóm họp, chắc chắn ở những tỉnh, thành phố mà mỗi vị đại diện cho dân đã may mắn được trang bị các phương tiện làm việc hiện đại như iPad hay máy tính xách tay, sẽ không có vị đại biểu nào dại mà “bỏ quên” chúng ở nhà. Và, hình ảnh trên mỗi trang báo cũng sẽ rất đẹp với những hàng iPad hay máy tính xách tay xếp đều nhau tăm tắp; để mọi người dân, ai có dịp được ngắm cái không khí làm việc của các vị đại biểu ấy trên báo, chắc đều phải đồng thanh tán thưởng rằng: Các bác ấy sành điệu thật!
(Theo Petrotimes) N.H.B
11:46

 Ngọc Trinh du học 3 tháng sẽ có bằng Bộ Giáo dục


Chớp lấy cơ hội này, Ngọc Trinh nên đi du học ngoại ngữ Tiếng Anh bên Singapore 3 tháng như cô đã từng chia sẻ trước đó sau đó đi lên Bộ giáo dục và Đào tạo đóng tiền và chứng nhận như thế Ngọc Trinh đã có bằng nước ngoài danh giá chẳng kém gì ai. 

Để giúp đỡ gia đình, Ngọc Trinh quyết định nghỉ học giữa chừng lên Sài Gòn lập nghiệp khi vừa bước vào cái tuổi trăng tròn. 

Từ một cô gái đi phục vụ quán bida, sau đó trở thành nữ hoàng nội y, hoa hậu toàn cầu giờ đây Ngọc Trinh trở thành một cái tên hàng đầu trong showbiz Việt. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, hình ảnh về Ngọc Trinh luôn chiếm vị trí số 1 và có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội. Những hình ảnh và thông tin của cô luôn được khán giả tìm đọc. Không chỉ nổi tiếng trong nước, hình ảnh của Ngọc Trinh đã vượt qua ngoài biên giới. Cô nổi tiếng ở Hàn Quốc, Thái Lan và được truyền thông các nước này săn đón.

Hiện nay, ngoài việc tham dự những event quan trọng, những buổi trình diễn thời trang quy mô, Ngọc Trinh đều dành phần lớn thời gian cho công việc kinh doanh của mình. Khi các tiệm spa đã ổn định, cô tiếp tục kinh doanh sang lĩnh vực thời trang. Chuỗi cửa hàng thời trang của cô không chỉ ở Sài Gòn mà còn có chi nhánh ở nhiều địa phương khác như Đà Nẵng, Hà Nội… Sắp tới cô còn ra thương hiệu mỹ phẩm riêng của mình.

Thành công và nổi tiếng như vậy nhưng Ngọc Trinh luôn bị gắn mắc “hoa hậu ao làng”, “Chân dài não ngắn”…  

Ngọc Trinh chỉ cần du học Singapore 3 tháng để có bằng danh giá

Mới đây, Bộ GD&ĐT vừa ban hành Quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, trong đó đang chú ý có quy định, người đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải nộp phí theo quy định của Bộ Tài chính. Quy định có hiệu lực từ ngày 30/8/2013.

Có lẽ chớp lấy cơ hội này, Ngọc Trinh nên đi du học ngoại ngữ Tiếng Anh bên Singapore 3 tháng như cô đã từng chia sẻ trước đó sau đó đi lên Bộ giáo dục và Đào tạo đóng tiền và chứng nhận như thế Ngọc Trinh đã có bằng nước ngoài danh giá chẳng kém gì ai. Ngọc Trinh có thể tự hào về mình và xóa tiếng chân dài não ngắn mà mọi người từng gán cho cô. Ngọc Trinh cũng không phải xấu hổ và bị ai coi thường như trước nữa. 
 Ngắm thêm những “thành quả” trong sự nghiệp của Ngọc Trinh:





(Theo Sao Việt)

 10:46

Vô tư chết từ từ nhờ... lãng phí
(Cộng đồng Việt)- Mới chỉ ra soát ở 43 tỉnh thành, Bảo hiểm xã hội VN đã phát hiện hơn 700.000 thẻ bị cấp trùng gây lãng phí lên tới hàng trăm tỷ đồng. Thành Đoàn Hà Nội huy động 1.000 thanh niên tình nguyện để làm 700m đường nông thôn. Đó là hai thông tin khiến người đọc cười ra nước mắt trên báo chí ngày hôm qua.



a
Thanh niên tình nguyện đứng đông nghẹt trên con đường xã Phùng Xá (ảnh báo Tuổi trẻ)
Ngày 29/7, Báo Thanh Niên dẫn nguồn tin từ từ Bảo hiểm xã hội VN cho biết, trong các tháng qua, việc rà soát cấp thẻ bảo hiểm y tế đã phát hiện 739.079 thẻ cấp trùng tại 43 địa phương. Con số này ước có thể lên đến cả triệu sau khi rà soát tại tất cả 63 tỉnh, thành.
Lấy ví dụ một địa phương cụ thể như tại Quảng Ngãi, số lượng thẻ bị cấp trùng đến nay vẫn chưa được thống nhất. Ban đầu, Bảo hiểm xã hội tỉnh tạm đưa ra con số gần 10.000 thẻ bị trùng. Sau đó, Sở Tài chính lại đưa ra một con số khác lên đến trên 40.000 thẻ. Với quy định trích 4,5% lương tối thiểu cho một thẻ, thì với 10.000 thẻ bị trùng, ngân sách nhà nước đã bị “rót” nhầm gần 5 tỉ đồng trong 2 năm; còn nếu con số lên đến 40.000 thẻ thì số tiền bị “rót” nhầm gần 20 tỉ đồng.
Ông Phạm Văn Lệ- Trưởng phòng thu Bảo hiểm xã hội Quảng Ngãi giải thích hệ thống phần mềm máy tính chưa đủ “thông minh” để phát hiện ra các trường hợp trùng (cùng tên, ngày sinh và địa chỉ).
Tôi đọc những thông tin này vừa thấy khôi hài và xót ruột, chỉ một địa phương như Quảng Ngãi, với hơn 40.000 thẻ bị cấp trùng, ngân sách nhà nước đã rót nhầm gần 20 tỷ đồng. Nếu nhân với số lượng hơn 700.000 thẻ đã bị hơn 43 tỉnh thành cấp nhầm, ấy là chưa có một thống kê đầy đủ trên toàn quốc, hàng trăm tỷ đồng đã lãng phí, đã thất thoát, tiêu hao. Vậy mà cuối cùng chỉ có một lời giải thích xuê xoa: “Do phần mềm máy tính chưa đủ “thông minh”.
Ô hay, thế cứ đổ hết lỗi cho phần mềm máy tính là xong chuyện hay sao, vậy thì bộ não của hàng ngàn nhân viên ngành bảo hiểm xã hội được giao trọng trách thực hiện việc cấp thẻ cho người dân thì dùng vào việc gì? Nếu vậy, họ chẳng đã hóa thành hàng loạt những “bộ máy người” ỷ lại vào một phần mềm máy tính vô tri vô giác?
Nghĩ mà thấy kinh hãi, những sai sót, thất thoát này ở lĩnh vực ngành nghề nào cũng có, lỗ nhỏ có, lỗ vừa vừa có, lỗ to cũng lại càng có, ngân sách nhà nước vốn đã eo hẹp, lại cứ rò rỉ hay thậm chí chảy ào ào qua những cái lỗ dế này, bảo sao chúng ta mỗi ngày không nghèo đi.
Trong 2 năm 2011-2012, ngân sách nhà nước đã bố trí gần 24.000 tỷ đồng để hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên. Chưa một ai thống kê nổi, trong số 24.000 tỷ đồng này, bao nhiêu phần trăm đã được sử dụng đúng mục đích.
Liên hệ việc thất thoát này với vụ vắc xin thế hệ cũ trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đang gây tai biến cho gần 20 đứa trẻ trong hai năm qua mới thấy,  giá như chỗ tiền thất thoát lãng phí vì cấp nhầm thẻ này được chuyển sang để nâng cao chất lượng vắc xin, có lẽ nhiều đứa bé đã không phải ra đi oan uổng khi vừa lọt lòng mẹ.
Đó là lãng phí tiền của, còn câu chuyện dưới đây lại khiến nhiều người cười méo cả miệng vì sự lãng phí sức người. Báo Tuổi trẻ cho biết, sáng 13/7 tại địa bàn xã Phùng Xá (huyện Thạch Thất, Hà Nội) Thành đoàn Hà Nội huy động tới 1.000 thanh niên tình nguyện chỉ để thi công một đoạn đường giao thông nông thôn... 700m. Quy cách đoạn “đường thanh niên” dài 700m, rộng 5m, tổng giá trị công trình 1,5 tỉ đồng.
Theo Thành đoàn Hà Nội, lực lượng huy động gồm thanh niên tình nguyện và các chiến sĩ Bộ tư lệnh Thủ đô. Công việc chủ yếu của lực lượng tình nguyện là xúc cát, sỏi, ximăng đổ vào máy trộn, sau đó chuyển bêtông đã trộn đến điểm để san phẳng tráng bề mặt. Trước đó chủ đầu tư (UBND huyện Thạch Thất) đã hoàn thiện các công đoạn quan trọng với khối lượng công việc khá lớn gồm thi công cốt đường (nền) và hệ thống thoát nước. Công trình có chi phí đầu tư 3 tỉ đồng.
Nhìn vào bức ảnh có thể thấy, trên một đoạn đường ngắn, 1.000 người chen nhau ken đặc, có lẽ chỉ riêng việc di chuyển thế nào để khỏi dẫm vào chân nhau đã khó, nói gì đến chuyện phải làm việc nọ việc kia. Tuy nhiên báo dẫn lời ông Chu Văn Bảy - Chủ tịch UBND xã Phùng Xá cho biết: “Ở đây là vấn đề tinh thần”. Và bà Nguyễn Thị Ngà - Bí thư Thành đoàn Hà Nội - giải thích trên báo: “Có thể giá trị ngày công lao động không phải là quá lớn nhưng thể hiện tinh thần của người trẻ với nhiệm vụ chính trị của địa phương. Thành đoàn muốn tạo ra hiệu ứng lan tỏa, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ”.
Chao ôi, thời buổi này là thời nào rồi mà một vị thủ lĩnh Đoàn Thanh niên vẫn còn đề cao vấn đề “tạo ra hiệu ứng lan tỏa, phát huy tinh thần xung kích của tuổi trẻ” tới nỗi huy động hàng ngàn con người ra thị uy lực lượng trên con đường bé tý teo như vậy?
Từ trước tới nay, chúng ta luôn bị mê mải với các phong trào tên kêu như chuông nhưng thực chất hiệu quả công việc ra sao thì bị lờ tịt đi, đây chính là một minh chứng cụ thể cho điều đó. Tôi tự hỏi, hàng ngàn thanh niên tình nguyện đã có mặt trên con đường đó, trong buổi “ra quân làm đường thanh niên” ấy sẽ nhận được bài học gì từ chủ trương này?
 Bệnh hình thức đã ăn mòn nếp suy nghĩ của nhiều người, từ đó mới ra đời những quyết sách phơi phới xa rời hiện thực chỉ để thị uy, để làm oai, và sự lãng phí sức người, vật lực của toàn xã hội sinh ra từ đó. 
Lãng phí là một tội ác, với một đất nước đang trong giai đoạn kinh tế khó khăn như Việt Nam, những con số lãng phí này lại càng là một tội ác lớn hơn gấp bội phần, nếu chúng ta hàng ngày nhìn thấy trên mặt báo những đứa trẻ vùng cao đến trường với cơm và muối trắng, thấy những người bệnh thập tử nhất sinh không tiền chạy chữa phải xin ra viện về nhà để chết. Họ có quyền có một đời sống tốt hơn, nếu các nguồn lực trong xã hội không bị phung phí một cách vô lương như vậy.
Nhưng ai là người thấy đau trước những con số lãng phí khổng lồ đang vô tư nhấn chìm chúng ta một cách từ từ vào vũng xoáy của sự kiệt quệ?
  • (Theo Cộng đồng Việt) Mi An
10:11

 Câu chuyện lãng phí ở Hà Nội:
Cung Thể thao Quần Ngựa cần chục tỷ đồng chống xuống cấp
TP - Xung quanh việc huyện Hoài Đức xây sân vận động, chúng tôi đã đi tìm hiểu thêm một số thông tin liên quan. Thêm một chuyện bất ngờ đến từ Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa (Hà Nội).
Bên ngoài Cung thể thao Quần Ngựa 
Bên ngoài Cung thể thao Quần Ngựa.
Cả chục tỷ đồng sửa chữa nâng cấp điều hòa
Chúng tôi trở lại Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa nằm trên phố Văn Cao vào sáng qua. Không gian khá yên ắng phần do khuôn viên của Cung khá rộng, phần do không phải ngày diễn ra sự kiện lớn. Bên ngoài Cung, nhiều mảng tường bong tróc lộ ra hai màu xanh và trắng đục. Ông Trần Bá Kiểm, Trưởng Ban Quản lý Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa, cho biết, tổng diện tích Cung thể thao theo phê duyệt là hơn 5,3 ha, tuy nhiên vẫn chưa giải phóng mặt bằng hết.
5 năm qua Cung đã đề nghị cấp tiền sửa mái nhà, sơn tường nhiều lần nhưng chưa được. 12 năm qua không hề sơn lại bên trong nhà. Điều hòa cháy cũng chưa có tiền để sửa. Trong 8 tổ máy điều hoà thì hỏng mất 3 tổ máy. “Nếu sửa cả 3 tổ máy thì mất tiền tỷ ngay. Chúng tôi đã đưa vào chương trình chống xuống cấp”-ông Kiểm nói.
Cũng theo ông Kiểm, cán bộ nhân viên của Cung đã hết sức giữ gìn cơ sở vật chất nhưng có những nguyên nhân bất khả kháng nên một số thiết bị vẫn bị xuống cấp, hư hỏng. Ngay như sàn tập của nhà thi đấu 12 năm rồi vẫn đảm bảo bóng do thường xuyên được che bạt bảo vệ. Ông Kiểm ước tính, nếu sửa sang đầy đủ toàn bộ Cung thể thao phải cần vài chục tỷ thì mới có thể tổ chức thi đấu quốc tế, đảm bảo đồng bộ các hạng mục hạ tầng bên ngoài, sân vườn, sơn tường, đèn chiếu sáng, điều hòa... Riêng hệ thống điều hòa để đảm bảo thi đấu chất lượng tốt thì phải được đầu tư, độ chiếu sáng của đèn cũng phải tăng, phải sửa hệ thống màn hình LED. Nếu chuẩn bị cho ASIAD năm 2019 cũng phải chuẩn bị từ ngay bây giờ. Nặng nhất là hệ thống điều hòa, phải cần cả chục tỷ đồng để sửa chữa, nâng cấp, bổ sung thêm máy điều hòa.
“Bó” nhiều thứ
PV Tiền Phong đặt câu hỏi: Vậy tại sao Cung không làm thêm dịch vụ vừa có thêm nguồn thu và khai thác hiệu quả hơn? Ông Kiểm cho rằng: Vấn đề hiện nay đặt ra là cơ chế vận hành, khai thác Cung thể thao chưa thật sự hợp lý. Cung thể thao không phải là đơn vị sự nghiệp mà là đơn vị trực thuộc nên rất “bó” về phần tài chính.
Cung đang hoạt động như một bộ môn của Trung tâm huấn luyện. Ví dụ thu 100 đồng rồi chuyển thẳng về Trung tâm huấn luyện, rồi lại làm tờ trình kê lên xin bồi dưỡng nhân công; còn tiền điện, nước hết bao nhiêu Trung tâm thanh toán... Giả sử nhân viên đi kéo hợp đồng về cho Cung thì cũng chỉ được bồi dưỡng chút ít chứ không có thỏa thuận hoa hồng theo hướng khuyến khích người làm.
Trường hợp nếu cho người tập ở trình độ thấp vào Cung thể thao tiêu chuẩn cao như Cung Thể thao Quần Ngựa thì không khác gì một kiểu phá hoại vì ý thức của những người này kém hơn vận động viên chuyên nghiệp.
Trước đây Cung đã tổ chức làm độc lập trong 5 năm theo cơ chế tự chủ. Về doanh thu thời điểm năm 2008 trung bình đạt 3 tỷ đồng/năm, trừ chi phí rồi Cung nộp ngân sách gần 1 tỷ đồng, thu nhập cho cán bộ nhân viên gấp 2 lần hiện nay. Hiện nay doanh thu chỉ đạt 30% so với trước đây. Năm 2012 chỉ thu được khoảng 2 tỷ đồng.
Cán bộ, nhân viên của Cung đã rất cố gắng khuấy động, thu hút các sự kiện nhưng do kinh tế khó khăn nên trung bình 1 tháng tổ chức khoảng 2-3 sự kiện, mỗi sự kiện cần từ 4-5 ngày vừa để chuẩn bị, tập luyện, vừa để tổ chức. Trong đó chỉ một phần là sự kiện thể thao, còn lại là các sự kiện văn hoá, thương mại khác. “Cái khó về cơ chế vận hành, khai thác thì diễn ra tại nhiều nhà thi đấu chứ không phải là chỉ tại Cung thể thao Quần Ngựa. Với nhiều nhà thi đấu khác, tình hình còn khó khăn hơn”-đại diện lãnh đạo Cung cho hay.
Để phục vụ cho Sea Games 22 năm 2003, có nhiều nhà thi đấu quy mô lớn được xây dựng tại Hà Nội gồm: Cung thể thao Quần Ngựa, Nhà thi đấu Gia Lâm, Nhà thi đấu Hoàng Mai... Trong đó, riêng Cung thể thao Quần Ngựa đã có vốn đầu tư 79 tỷ đồng, trong đó có hơn 20 tỷ đồng chi giải phóng mặt bằng.
(Theo Tiền phong) Minh Tuấn
 09:12

BĐS bắt đầu đổ vỡ
(ĐVO) - Hàng loạt các doanh nghiệp BĐS phá sản, hàng loạt các ông chủ phải vào tù. Kéo theo đó là tiền bạc của biết bao người đứng trước nguy cơ mất trắng. Dường như, tất cả đều diễn ra đúng như kịch bản mà Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành đã từng dự báo: đổ vỡ BĐS chỉ mới bắt đầu.


Chỉ còn nhân viên và chó
Từ ngày 26 đến ngày 28/7/2013, hàng chục khách hàng, theo hứa hẹn của ông Edward Chi (Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Minh Việt - chủ đầu tư dự án Tricon Tower - Bắc An Khánh, Hà Nội), đã kéo tới trụ sở tại tòa nhà C1, D6 Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) để đòi tiền và bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên, khi người dân đến trụ sở Công ty Minh Việt chỉ còn lại vài con chó với một cô gái nhận là nhân viên của Công ty Minh Việt đến cho chó ăn.
Người dân căng băng rôn tại trụ sở Công ty Minh Việt.
Người dân căng băng rôn tại trụ sở Công ty Minh Việt.
Theo một cán bộ Công an phường Dịch Vọng, ông chủ của Công ty Minh Việt là người nước ngoài, họ đã về nước, người dân có bức xúc gì thì gửi đơn đến cơ quan chức năng. 
Được biết một số hộ dân đã ký hợp đồng đóng tiền mua nhà cho Công ty CP Đầu tư Minh Việt từ tháng 11/2009.
Trong hợp đồng mua bán nhà ghi rõ, Công ty CP Đầu tư Minh Việt sẽ phải giao nhà cho khách hàng vào ngày 31/12/2011, muộn nhất là ngày 30/6/2012. Tuy nhiên đến nay, dự án này mới chỉ xong phần móng và đã “đắp chiếu” từ nhiều tháng qua.
Trước đó, hàng loạt ông chủ của các công ty BĐS đã bị bắt vì những sai phạm liên quan đến hợp đồng mua bán nhà, nhận tiền đặt cọc nhưng không thực hiện cam kết giao nhà đúng hạn cho người dân.
Mới đây nhất là vụ việc ông Nguyễn Hoàng Long - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH kinh doanh nhà Vĩnh Hưng, Chủ tịch Công ty Vina Megastar, chủ đầu tư của rất nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội đã bị bắt giữ về hành vi "lừa đảo, chiếm đoạt tài sản".
Theo đó, để có tiền đầu tư vào các dự án lớn của Công ty mình, ông Long đã thế chấp các dự án cho các ngân hàng lớn để vay vốn; đồng thời, huy động hàng trăm tỉ đồng từ khách hàng trong khi dự án không tiến triển. Khách hàng đầu tư vào dự án này đang đứng trước nguy cơ mất trắng.
Ngày 28/6/2013, Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên phạt Nguyễn Chu Ngọc 16 năm tù giam về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Nguyễn Chu Ngọc được biết đến như một đại gia kinh doanh nhà hàng, bất động sản khét tiếng ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
Trong thời gian từ tháng 12/2009 đến tháng 1/2011, Ngọc đã chỉ đạo cho thuộc cấp ở công ty lập hồ sơ vay của Eximbank Vinh 15,6 tỉ đồng. Tài sản thế chấp là 5 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Hà Tĩnh. Trong số này, có 2 sổ đỏ được Ngọc làm giả để đi vay tiền.
Tháng 9/2011, khi vỡ bong bóng bất động sản ở thành phố Vinh, Ngọc cũng vỡ nợ và bỏ trốn ra Hà Nội. Cuối tháng đó, Ngọc bị cảnh sát bắt.
Hay, vào ngày 26/9/2012, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội đã bắt giữ Trần Ứng Thanh, tổng giám đốc Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xuất nhập khẩu Hồng Hà (Công ty Hồng Hà) để điều tra về tội lừa đảo hàng trăm khách hàng chiếm đoạt gần 200 tỉ đồng với danh nghĩa bán căn hộ tại dự án giãn dân phố cổ.
Theo đó, Công ty Hồng Hà được mua 50 căn hộ chung cư và UBND Q.Hoàn Kiếm cũng đồng ý về nguyên tắc cho Công ty Hồng Hà sử dụng để kinh doanh 15% căn hộ trên tổng dự án mà công ty bỏ vốn đầu tư. Ngay sau đó, công ty này đã sử dụng các văn bản trên để rao bán căn hộ tại dự án trên mạng Internet và tại các sàn giao dịch bất động sản.
Bất động sản chỉ mới bắt đầu đổ vỡ
Đánh giá về tình trạng khó khăn của BĐS, trước đó ông Nguyễn Văn Đực - Phó GĐ Công ty Địa ốc Đất Lành đã từng khẳng định: Hiệu ứng BĐS đổ vỡ mới chỉ bắt đầu.
Thực tế thị trường BĐS hiện nay đang diễn ra đúng như kịch bản mà ông Nguyễn Văn Đực đã từng dự báo.
Thực tế thị trường BĐS hiện nay đang diễn ra đúng như kịch bản mà ông Nguyễn Văn Đực đã từng dự báo.
"Nguy cơ đổ vỡ cực kỳ của các DN BĐS lớn là đã có. Rất nhiều DN không thể hoàn thiện được công trình, thậm chí nhiều chủ đầu tư đã bỏ chạy, hoặc là họ bán, sang nhượng cho nhiều chủ đầu tư khác. 
Một bài toán mà tôi đã nói cách đây 2 năm nay rồi, nhưng nhiều người không nghe và không tin. Ví dụ như một dự án mà chủ đầu tư chỉ có 200 tỉ thôi, và trong quá trình thi công xây dựng, người ta vay mượn từ nhiều nguồn gốc đất, hoặc chính nguồn gốc đất mà đang xây dựng này được thêm một vài trăm tỉ nữa.
Người ta có thể mời nhà thầu thi công sau đó mua thiếu vật liệu một vài trăm tỉ nữa. Người ta có thể nhận của khách hàng một vài trăm tỉ. Tổng cộng cái gói đó thành một nồi lẩu thập cẩm là 600 - 700 tỉ. Nhưng cuối cùng cái nồi này không hình thành được, không sử dụng được.
Và khi thị trường đóng băng, DN không có tiền để tiếp tục đầu tư còn người dân thì số mua không nhiều, không đủ số lượng mua nhiều để đóng tiền. Từ đó dẫn đến ngưng thi công. Có thể là ngưng 6 tháng, ngưng 2 năm.
Trong thời gian ngưng thì DN vẫn phải thu xếp một số tiền để trả lãi cho ngân hàng. Rồi đến một lúc nào đó DN không còn tiền mặt nữa và buông xuôi luôn công trình. Khả năng là ngân hàng sẽ tịch thu để bán cho người khác hoặc chính DN sẽ bán cho người khác.
Họ chấp nhận bán lỗ hẳn so với số tiền ban đầu. Và khổ nhất chính là những khách hàng đã đặt tiền rồi, không có cách gì lấy được. Mà không lấy được và cũng không có sản phẩm sẽ đi đến việc kiện tụng rất lớn, mất an ninh, an sinh.
Trong trường hợp này, tôi cũng xin khuyến cáo là người dân nên liên kết với nhau lại thành một nhóm để đi khiếu kiện. Để hô to lên cho mọi người biết, để DN không thể bán được hoặc ngân hàng cũng không phát mãi được.
Tình hình hiện nay là rất, rất nhiều dự án như vậy. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng lừa đảo. Ban đầu DN không biết lừa đảo, nhưng đến khi bị như vậy rồi thì bỏ chạy luôn. Đã có một số DN ở TP. HCM bỏ chạy ra nước ngoài như vậy" - ông Đực cho biết.
Cũng theo ông Đực, cội nguồn của nguy cơ hàng loạt DN BĐS đổ vỡ chính là vì sản phẩm không bán được, dẫn đến tìn trạng đóng băng và đưa đến tồn kho một lượng lớn BĐS.
"Đau xót khi thấy một thế hệ doanh nhân non trẻ đầy nhiệt huyết, tạo dựng được tài sản, góp phần vận hành đất nước trong một thời gian dài bỗng chốc sụp đổ. Bạn bè có người phải trốn tránh, tù đày…
Liệu khối doanh nhân có tồn tại nổi hay không? Nếu tài sản cứ từ từ ra đi, một ngày cũng tới phiên mình, phải buông tay khi đã trải qua chinh chiến dài ngày, chấp nhận bán mình vì sức tàn lực kiệt, không cạnh tranh nổi với những tài phiệt mới.
Mỗi người một cảnh, nhiều đại gia bất động sản khá tên tuổi cũng đi vào chung cư ở, mà thực chất không biết căn hộ ấy có phải của ông ta không nữa. Như thế còn hơn phải lừa đảo, phạm pháp.
Nhưng không phải lúc nào tài sản cũng bán được, dự án bồi thường dở dang, xây dựng dở dang bán không ai mua, lúc ấy thì điên đầu. Trong hội thảo “Gặp bão và vượt bão”, tôi đã đưa ra kế sách “Tẩu thế nào để tránh tổn hại”
Làm sao doanh nhân Việt Nam có thể chống đỡ lại doanh nhân nước ngoài, giới tài phiệt lớn? Sau cơn sóng thần, không ai không thiệt hại, kể cả người dân. Điều tôi lo nhất là doanh nhân không gượng dậy nổi sau cơn hồng thuỷ này" - Ông Đực tâm sự.
(Theo Đất Việt) Duyên Duyên
 08:37

TPP Từ Góc Nhìn Của Alan

Bất hạnh giúp ta thử thách tình bạn và nhận diện kẻ thù (Misfortune tests friends and detect enemies) Proverb
Trong những buổi nói chuyện của tôi gần đây, câu hỏi “hot” nhất của mọi doanh nhân từ Việt, ASEAN…đến Mỹ và Trung Quốc…là chuyện gia nhập của Việt Nam vào Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 10 quốc gia và 2 đại cường kinh tế, Mỹ Nhật. GDP của các hội viên TPP chiếm đến 40% GDP toàn cầu. Nhiều chuyên gia cho rằng TPP là một sách lược kinh tế của Mỹ để chống sự bành trướng kinh tế của Trung Quốc.
Căn bản của quyền lợi
Trước khi đi sâu về phân tích, tôi xin nói rõ là tôi không có một thông tin nào ngoài những tin tức bình luận trên các mạng truyền thông. Và tôi cũng không thể bàn sâu vào góc cạnh chính trị của sự kiện quan trọng này vì lý do đơn giản là “pháp luật” của Việt Nam không cho phép.


Trước hết, theo kinh nghiệm làm ăn và các cuộc thương thuyết trong lịch sử, hay chỉ đơn giản giữa 2 người “dân đen”, bất cứ một giao dịch thành công nào cũng đòi hỏi sự thỏa mãn tối thiểu giữa hai bện hay nhiều bên. Thuận mua vừa bán. Sự đổi chác về quyền hay lợi đều dựa trên căn bản: tôi được gì và mất gì trong giao dịch này? Dù có thể một bên thiếu xuy sét và hoang ưởng trong kỳ vọng (gọi là ngu xuẩn) nhưng vào thời điểm giao dịch, họ đều thương lượng gay gắt để đạt được điều mình muốn.
Do đó, muốn hiểu rõ hơn về sự gia nhập của Viêt Nam vào TPP, ta phải trở lại vấn đề căn bản: Việt Nam muốn gì và Mỹ muốn gì? Dĩ nhiên 10 nước còn lại cũng có những lợi ích quốc gia riêng của họ, nhưng với sự chi phối và với vai trò đầu đàn, Mỹ có thể “thuyết phục” họ khá dễ dàng.
Một sinh viên trẻ cũng có thể đọc báo để thấyViệt Nam muốn gì từ TPP:  thị trường béo bở và rông mở của 2 quốc gia Mỹ Nhật.  Hiện nay, Viêt Nam đang xuất khẩu hơn 20 tỷ USD qua thị trường Mỹ và 9 tỷ USD qua thị trường Nhật (khoảng 25% của GDP). Xuất siêu từ Mỹ lên đến 15 tỷ USD mỗi năm. Nếu được hưởng hàng rào thuế quan ưu đãi dành cho hội viên (gần bằng 0% cho phần lớn mặt hàng), lượng xuất khẩu Việt Nam qua TPP sẽ tăng gấp 2 lần, chỉ cần nhờ vào lợi thế cạnh tranh duy nhất này.
Những suy đoán sai lầm
Nhiều nhà phân tích cho rằng Việt Nam cũng muốn tìm các đồng minh chiến lược mới, nhất là Mỹ, để hóa giải ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc về chánh trị và quân sự tại Biển Đông và sự áp đặt về cơ chế. Tôi không tin điều này. Việt Nam đã liên tục khẳng định “16 chữ vàng và 6 cái tốt” trong 80 năm lịch sử và gần đây nhất là vào 10 văn kiện vừa ký kết trong tháng 6 năm nay.
Trái với những suy đoán trước đây, tôi cho rằng thực sự Trung Quốc đang đứng sau và khuyến khích Việt Nam gia nhập TPP để họ có thể hưởng lợi gián tiếp từ khía cạnh kinh tế (sau khi đã nắm kỹ các yếu tố khác về đồng minh Việt).
Ba năm trước, tôi có tham dự nhiều buổi “trình diễn” (road show) tại Trung Quốc do các quỹ tư nhân ASEAN tìm nhà đầu tư vào Việt Nam. Phần lớn “không quan tâm” là câu trả lời. Trung Quốc đang xuất khẩu qua Việt Nam 29 tỷ USD mỗi năm (nhập siêu là 18 tỷ USD) chiếm đến 25% của GDP Việt mà không tốn sức lắm. Nhận xét chung của các doanh nhân Trung Quốc là việc đầu tư vào Việt Nam là một việc làm “thừa thãi”.
Tuy nhiên, 6 tháng vừa qua, tôi nhận liên tiếp những cuộc gọi và viếng thăm của doanh nhân Trung Quốc. Họ bắt đầu quan tâm đến việc thiết lập nhà máy tại Việt Nam để hưởng lợi từ TPP. Chẳng hạn hàng may mặc xuất từ Trung Quốc vào Mỹ phải chịu thuế hải quan là 20% đến 40%. Với TPP, nhà máy tại Việt Nam sẽ thâu lợi ngay khoản chi phí này và các quyền lợi khác mà Việt Nam thường ưu đãi cho các dự án FDI. Tôi nghĩ chánh phủ Trung Quốc rất thú vị nếu dùng được bàn đạp Việt trong trận chiến kinh tế với Mỹ. Với hơn 80% sản phẩm Việt xuất khẩu phải tùy thuộc vào linh kiện và nguyên liệu từ Trung Quốc, mối lợi cho Trung Quốc sẽ tăng lũy tiến với TPP. Có thể nói, Trung Quốc sẽ hưởng lợi từ TPP nhiều hơn là Việt Nam.


Nhìn từ phía Mỹ
Dĩ nhiên, các chuyên gia Mỹ không ngu gì mà không biết những gì Trung Quốc và Việt Nam sẽ hưởng từ TPP. Tuy nhiên, cái gót chân Achilles của nước Mỹ luôn luôn là các chính trị gia và những nhóm lợi ích quyền lực, nhất là nhóm tài phiệt Mỹ (gốc Do Thái).
Trước hết, nhóm tư bản tài chánh của Mỹ không bao giờ quan tâm đến quyền lợi quốc gia. Với họ, toàn cầu hóa và lợi nhuận tối đa là mục tiêu chính. Những yếu tố khác như chánh trị hay quân sự là chuyện “người khác”. Vì sự hấp dẫn của thị trường 1.3 tỷ dân mà họ đã lao đầu không suy nghĩ vào Trung Quốc. Cho đến nay, qua các nguồn tài trợ, họ đã giúp Trung Quốc cất cánh và trở thành một đối thủ đáng quan ngại của Mỹ. Vì số lượng khủng của petrodollars (tiền thâu nhập từ dầu khí) mà giới tài chánh Wall Street ủng hộ các vương quốc và chế độ độc tài (kể cả việc đẩy Mỹ vào trận chiến Iraq). TPP là một miếng mồi ngon cho các tập đoàn này.
Ngay sau đó là phe chính trị “tả phái” của Mỹ, hiện bao gồm những trí thức tháp ngà và các nhà hoạt động xã hội trẻ (hơi dư thừa lý tưởng). Phe tả luôn thích ra tay “giúp” người nghèo hay nước nghèo qua OPM (tiền người khác). Với lá phiếu của thành phần “hưởng đủ mọi phúc lợi của xã hội mà không đóng thuế” đang chiếm đến 53% số cử tri, phe tả đang nằm trong thời kỳ vàng son của đủ mọi chương trình OPM. Lãnh đạo số 1 và tiêu biểu cho phe tả là ngài Barrack Obama.
Có thể nói Obama là một chuyên gia cao cấp về OPM. Sinh ra trong một gia đình hưởng nhiều phúc lợi (welfare benefits) vì cha mẹ nghèo, Obama đã hiểu ngay từ thời thơ ấu về sự hấp dẫn của OPM. Sau khi tốt nghiệp luật sư, chàng Obama chọn làm một nhà tổ chức cộng đồng (community organizer) hoàn toàn sống nhờ vào các chương trình xã hội từ tiền ngân sách của các chánh phủ liên bang và địa phương. Có thể nói, Obama và phe nhóm đã dùng OPM để leo lên tuyệt đỉnh của danh vọng.
Việc Obama tung chút tiền vào cá cược TPP cho Việt Nam cũng là một điều dễ hiểu. Các lãnh đạo Việt Nam đã thuyết phục Obama với ngôn ngữ OPM và chủ nghĩa xã hội mà Obama rất am hiểu. Thực ra, nếu nói về OPM, quan chức Việt Nam phải là sư phụ của Obama. Thay vì qua Việt Nam thăm viếng, tôi nghe đồn là Obama định dự một khóa tu nghiệp dài hạn về OPM tại Hà Nội sau khi thôi làm Tổng Thống Mỹ.
Cuối cùng, giới quân sự của Mỹ luôn luôn “yêu” chiến tranh, nơi sự nghiệp và quyền lợi của họ gắn liền vào cái gọi là “an ninh quốc gia” và “cảnh sát quốc tế”. Dù họ biết thừa về khả năng rủi ro khi đổ quân vào các xứ lạ, họ cũng biết là không có một cuộc chiến nào mà không đem thêm quyền lực và tiền bạc cho phe nhóm (dĩ nhiên cũng là OPM). Mộng ước biến Việt Nam thành một đồng minh chiến lược có lẽ sẽ tan theo mây khói khi Mỹ thực sự đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông; nhưng đối với những phí tổn đang phung phí toàn cầu, thì cái giá phải trả cho tư duy sai lầm này của phe quân sự Mỹ sẽ rất nhỏ và có thể xếp vào loại “thử và sai” (trial and error).
Rào cản còn lại
Ba nhóm trên đã bắt tay để bỏ qua quyền lợi kinh tế của quốc gia để theo đuổi một chánh sách nhiều “hoang tưởng”, nhất là khi nghĩ rằng Việt Nam sẽ thành một con cờ để “cân bằng” Trung Quốc trong địa chánh trị toàn cầu.
Nhiều người cho rằng vấn đề nhân quyền và dân chủ sẽ là một rào cản ngăn Việt Nam gia nhập TPP. Phe nhóm Obama sẽ cố “vận động dư luận” để thỏa mãn phần nào đòi hỏi của phe hữu và khối cử tri Việt Kiều về vấn đề này. Nhưng trong cốt lũy của các nhóm lợi ích này, “nhân quyền hay dân chủ” không bao giờ là mục tiêu, mà chỉ là “miệng lưỡi đầu môi” (lip service). Trong khi đó, phần lớn cử tri Mỹ khác sẽ không quan tâm vì đây là chuyện quá nhỏ trong đời sống bình nhật của người dân Mỹ. Nếu có cuộc khảo sát về TPP, tôi chắc là 90% dân Mỹ sẽ nghĩ nó là chữ viết tắt cho một hiệp hội quần vợt mới của Mỹ.
Do đó, trong bản thông cáo chung của ông Obama và ông Sang, hai bên cam kết là sẽ hoàn tất việc Việt Nam gia nhập TPP vào cuối năm. Nếu đúng vậy, đây sẽ là thắng lợi lớn lao cho quan chức Việt Nam, Trung Quốc và vài ba nhóm lợi ích của Mỹ.
May vẫn hơn hay
Tuy nhiên, nó cũng sẽ giúp sự hồi phục của nền kinh tế Việt sớm hơn dự đoán nhờ sự gia tăng về xuất khẩu và đầu tư FDI từ nhiều nơi, nhất là Trung Quốc. Trong tình thế gần như tuyệt vọng của nền kinh tế Việt, TPP sẽ là một phép mầu và ân sủng từ Thượng Đế. Lá số tử vi của quan chức Việt và Tàu quả thật là đầy sao may mắn.
Về phía Mỹ, sự thất vọng gần như chắc chắn trong 5 năm sắp tới khi các nhà tư bản Mỹ nhận ra là những số liệu thống kê và báo cáo tài chánh của các đối tác Việt Nam còn tệ hơn tiểu thuyết; và các nhà chính trị quân sự thấm hiểu lời khuyên về việc “đừng nghe những gì họ nói”…
Kẻ cắp khi gặp bà già …thì cũng phải bó tay.
Theo Alan Phan