10:11
Quân
đội trung lập về chính trị:
Đừng
mơ hồ
QĐND - Trong lịch
sử nhân loại, quân đội chưa bao giờ là một lực lượng xã hội tự lập, đương
nhiên quân đội cũng không phải là một nhánh quyền lực. ở quốc gia nào cũng
vậy, quân đội luôn luôn gắn với lực lượng chính trị cầm quyền. Trong thời
bình và trong chiến tranh chống xâm lược, chức năng của quân đội, sứ mệnh của
quân đội là bảo vệ Tổ quốc (bao hàm cả bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội hiện
hữu), sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước. Để có thể làm tròn được
chức năng đó, quân đội phải đặt dưới sự lãnh đạo của lực lượng cầm quyền nhằm
bảo vệ chế độ, bảo vệ nhà nước và do đó cũng chính là bảo vệ lực lượng cầm
quyền.
Đối với dân tộc ta, Đảng Cộng sản Việt
Trong các xã hội hiện đại, không có
quốc gia nào không do một đảng chính trị lãnh đạo cầm quyền. Và không có quân
đội nào không gắn với đảng chính trị cầm quyền. ở một số quốc gia, quân đội
còn tuyên thệ trung thành với người đứng đầu nhà nước (đương nhiên cũng là
người đứng đầu đảng chính trị cầm quyền). Trong các cuộc khủng hoảng chính
trị, xã hội, quân đội luôn luôn là đối tượng của các lực lượng chính trị
tranh thủ, lôi kéo nhằm biến quân đội thành công cụ giành và giữ chính quyền.
ở nhiều quốc gia, khởi đầu của các cuộc đảo lộn xã hội là những cuộc binh
biến. Nếu đi sâu nghiên cứu thì ở các quốc gia đó, trong hoặc đằng sau quân
đội, lực lượng làm đảo chính vẫn là những tổ chức chính trị, những đảng chính
trị đang hoạt động... Tiếp đó là sự can thiệp của những lực lượng chính trị
từ bên ngoài vì lý do "dân chủ", “nhân quyền” chẳng hạn, nhằm định
hướng cuộc binh biến theo các giá trị mà người ta mong đợi. Đó là một mẫu
kịch bản đảo lộn chính trị hoặc cách mạng trong các xã hội hiện đại.
Trong thời đại ngày nay, các quốc gia -
dân tộc không chỉ đối diện với tình huống của những cuộc chiến tranh xâm lược
bằng lực lượng vũ trang chớp nhoáng từ bên ngoài mà còn phải đối diện với
những cuộc chiến tranh “không khói súng”, những cuộc chiến tranh tư tưởng
chính trị và cả pháp lý. Đó là thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” và chiến tranh kinh tế - giành giật “biên giới
mềm” của các thế lực thù địch phản động, kể cả những đối tác chuyển hóa thành
đối tượng đấu tranh. Đó là những cuộc chiến tranh không còn theo nghĩa đen mà
nhằm thay đổi chế độ xã hội hoặc thay đổi ê -kíp lãnh đạo, cầm quyền vì lợi
ích kinh tế, chiếm đoạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu
lửa… Chính vì vậy mà trong các cuộc khủng hoảng xã hội, bạo loạn lật đổ ở các
quốc gia ngày nay luôn có sự can thiệp của những lực lượng bên ngoài. Những
lực lượng can thiệp này thường câu kết với những nhóm chính trị “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa”, những tổ chức đối lập trong nước.
Ngày nay, chiến lược bảo vệ Tổ quốc
không chỉ là xây dựng quân đội tinh nhuệ, bảo đảm vũ khí, trang bị hiện
đại mà còn phải có Bộ tham mưu kiên định về chính trị, tuyệt đối trung thành
với dân tộc, có khả năng đánh giá đúng tình hình, phân tích tình huống, không
sa vào cạm bẫy, các thủ đoạn chính trị, quân sự xảo quyệt của đối phương.
Điều này càng nói lên rằng để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân ngày nay, quân
đội càng không thể nằm ngoài chính trị, không thể thoát ly sự lãnh đạo, chỉ
đạo trực tiếp của Đảng.
Không phải ngẫu nhiên, Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong bài nói chuyện nhân kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Quân đội nhân
dân Việt Nam đã nói: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng
chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm
vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh
thắng” [1].
Cũng trong bài nói chuyện này, Người
còn phân tích, sở dĩ quân đội ta phải trung với Đảng, hiếu với dân là vì quân
đội ta “là một quân đội nhân dân do Đảng ta xây dựng, Đảng ta lãnh đạo và
giáo dục” (tr. 345).
Đặt trong bối cảnh chính trị quốc tế và
trong nước hiện nay, Điều 70 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992 dựa trên nội dung chủ yếu câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
bài nói chuyện trên: “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành
với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và
trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ
nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế” là phù
hợp, hơn nữa là cần thiết.
Tất nhiên trong bối cảnh chính trị quốc
tế, khu vực và trong nước hiện nay, nội hàm sự trung thành có nội dung xác
thực hơn. Sự trung thành với Đảng lúc này không còn mang nội dung chung chung
nữa mà là trung thành với Cương lĩnh, đường lối của Đảng, kiên định mục tiêu
và con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, thực hiện đường lối đối
ngoại “độc lập tự chủ… giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát
triển” [2]. Trung thành với Đảng trong lúc này còn có nghĩa quân đội ủng hộ
và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, chống lợi ích nhóm.
Lợi dụng việc lấy ý kiến nhân dân góp ý
vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trên nhiều trang mạng hải ngoại,
người ta đang tác động hướng chế độ ta sang chế độ “dân chủ đa nguyên chính
trị, đa đảng đối lập”. Thậm chí có kẻ còn nói thẳng ra rằng: Góp ý kiến
không phải nhằm hoàn thiện văn bản mà là “một cơ hội” để tạo ra phong trào
đấu tranh nhằm chuyển hóa từ một xã hội “độc tài đảng trị” sang chế độ
"dân chủ”, “nhân quyền”... Trắng trợn hơn, có kẻ còn viết bài đặt câu
hỏi với cán bộ, chiến sĩ quân đội rằng: “Các anh còn ngủ đến bao giờ?”... Đây
thực chất là một lời kêu gọi lực lượng vũ trang ta phản loạn.
Những ai có đôi chút kinh nghiệm chính
trị hãy xem những ai, những tổ chức chính trị nào ở hải ngoại, cùng với các
phương tiện thông tin nào, chẳng hạn như BBC, VOA, RFI…- mà mọi người có
thể tiếp cận được, xem người ta đang cổ vũ cho việc xóa bỏ Điều 4 trong Hiến
pháp… để trả lời câu hỏi: Vì sao người ta muốn đưa Điều 4, nội dung cơ bản
Điều 70 ra ngoài Hiến pháp năm 1992 sửa đổi.
Cho dù xã hội ta còn nhiều vấn đề khiến
cho cán bộ, đảng viên, nhân dân không hài lòng, thậm chí là bức xúc như tình
trạng phân hóa giàu nghèo, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên như Hội nghị Trung
ương 4 của Đảng đã chỉ ra, nhưng nếu lấy đó để phủ nhận những
vấn đề có tính quy luật trong chính trị, cho rằng: “Lực lượng vũ trang phải
trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ
chức nào” hoặc “Quân đội là để bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc… không phải
bảo vệ bất cứ một đảng phái nào” là hoàn toàn sai lầm về nhận thức… Về khách
quan, điều đó, việc làm đó làm tổn hại đến lợi ích của đại đa số nhân dân,
đến sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc của quân đội ta.
Không phủ nhận rằng, Tổ quốc, đồng bào
là phần “cứng”, là cái tồn tại vĩnh hằng của một quốc gia, dân tộc. Nhưng thử
hỏi trên thế giới ngày nay, có tổ quốc nào, có dân tộc nào không tồn tại
trong những điều kiện lịch sử cụ thể? Nói Tổ quốc, nhân dân trừu tượng, chung
chung, thoát ly khỏi hoàn cảnh lịch sử cụ thể là thiếu hụt những kiến thức sơ
đẳng về xã hội. Trên thế giới ngày nay, không có tổ quốc nào, nhân dân nào
không gắn liền với một chế độ xã hội, một nhà nước cụ thể với một lực lượng
chính trị lãnh đạo, cầm quyền. Chính vì vậy, có thể khẳng định: Trên thế giới
ngày nay không có quân đội nào không đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền.
Không ít quốc gia ngày nay quân đội còn “tuyên thệ trung thành” với Tổng
thống, Chủ tịch nước, cũng chính là với lãnh tụ của đảng cầm quyền. Quan điểm
cho rằng quân đội chỉ “phải trung thành với Tổ quốc”, không gắn với sự lãnh
đạo của một đảng chính trị nào là mơ hồ, thoát ly thực tế, là xa lạ với lịch
sử thế giới hiện đại và của chính lịch sử cách mạng Việt Nam.
Thiết tưởng quan điểm trên, nếu không
phải là một sự ngây thơ về chính trị thì cũng là một sự ngụy biện, là sai lầm
về khoa học và nguy hại về chính trị. Chưa bao giờ quân đội trung lập về
chính trị được thực tiễn xác nhận. Sự khác nhau chỉ là ở chỗ người ta có nói
và viết ra điều đó công khai hay không mà thôi. Còn làm thế nào để có được
một chế độ xã hội, một đảng cầm quyền, một nhà nước thực sự là của dân, do
dân và vì dân lại là một chủ
(Theo QĐND) Lệ Chi - Vọng Đức
[1]- Hồ Chí Minh tuyển tập, NXB Sự
thật, Hà Nội -1980, tập II, tr.345.
[2] -Văn kiện Đại hội XI, NXB Chính
trị Quốc gia, 2011, tr.46
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét