19:56
Đào tạo tiến sĩ ở
Việt
Kỳ 1: Dân không trọng, quốc tế không công nhận
SGTT.VN - Học vị tiến sĩ là văn bằng cao nhất trong hệ thống đại
học phương Tây. Ở ta, từ cả ngàn năm trước, người đỗ tiến sĩ được xem như
những ông nghè, là giới tinh hoa học thuật của nước nhà, do đó hệ thống đào
tạo tiến sĩ được thiết lập rất chặt chẽ và nghiêm chỉnh.
Thế nhưng ở Việt
Nhận thức sai
Cách đây khoảng hai năm, Hà Nội đề ra chiến lược đến năm 2012
thành phố sẽ có 50% công chức khối chính quyền có bằng tiến sĩ, và đến năm
2020, 100% công chức diện thành phố quản lý (cấp chi cục trưởng và chi cục
phó) có bằng tiến sĩ. Đó là một suy nghĩ rất lạ lùng.
Hà Nội không phải là trường hợp cá biệt với tư duy tiến sĩ hoá công chức như trên; các nơi khác cũng có những chính sách bất thành văn về việc bổ nhiệm cán bộ công nhân viên dựa vào bằng tiến sĩ. Ngày nay, để được đề bạt vào các chức vụ trưởng, giám đốc sở, trưởng khoa ở đại học… thì ứng viên phải có bằng tiến sĩ. Có trường hợp người ta bổ nhiệm nhân sự rồi, và tìm cách “hợp thức hoá” (tức kiếm bằng tiến sĩ cho họ). Văn bằng tiến sĩ không còn mang tính học thuật, mà là một phương tiện đạt được cứu cánh làm quan.
Nhận thức về bằng tiến sĩ như trên là một sai lầm. Có thể nói
ngắn gọn rằng chương trình đào tạo tiến sĩ là để cung cấp cho xã hội những
nhà khoa học chuyên nghiệp và giáo sư đại học tương lai. Văn bằng tiến sĩ có thể
ví von là một “giấy thông hành” của nhà khoa học. Mục tiêu số một của chương
trình học tiến sĩ là đào tạo các nhà khoa học chuyên nghiệp, những người am
hiểu chuyên sâu một lĩnh vực nào đó, có khả năng phát hiện, thiết kế thí
nghiệm hay nghiên cứu giải quyết vấn đề, có khả năng phân tích và diễn giải
kết quả nghiên cứu, có khả năng truyền đạt kết quả nghiên cứu đến đồng nghiệp
trong chuyên ngành và công chúng. Không phải nhà khoa học chuyên nghiệp nào
cũng cần bằng tiến sĩ (vì người không có bằng tiến sĩ vẫn có thể là những nhà
khoa học rất tốt), nhưng người có bằng tiến sĩ thường chỉ theo đuổi sự nghiệp
nghiên cứu khoa học.
Văn bằng tiến sĩ thường thích hợp cho những người muốn theo đuổi
sự nghiệp khoa bảng, ở đây được hiểu là giảng dạy đại học và nghiên cứu khoa
học. Cố nhiên, ở nhiều đại học phương Tây, vẫn có người có thể trở thành giáo
sư dù không có học vị tiến sĩ, nhưng những trường hợp như thế ngày càng hiếm.
Phần lớn giáo sư đại học có học vị tiến sĩ, nhưng chỉ một số rất ít người có
bằng tiến sĩ có thể trở thành giáo sư.
Nhận thức không đúng về ý nghĩa và mục tiêu đào tạo tiến sĩ dẫn
đến một vấn đề lớn hơn: chất lượng đào tạo. Ngoại trừ một số ít chương trình
đào tạo nghiêm túc, ấn tượng chung là cách thức đào tạo tiến sĩ ở Việt
Cơ cấu và mô hình đào tạo
Thứ nhất là vấn đề liên quan người hướng dẫn nghiên cứu. Ở Việt
Lại có quy định với chức danh phó giáo sư hay giáo sư thì đủ tư
cách hướng dẫn nghiên cứu sinh tiến sĩ. Trong thực tế, những người có tư cách
hướng dẫn nghiên cứu sinh không chỉ cần có chuyên môn cao, có tên tuổi trong
chuyên ngành (qua công bố quốc tế), mà còn phải có chương trình nghiên cứu
riêng. Không có chương trình nghiên cứu riêng, nghiên cứu sinh chẳng khác gì
người lang thang trong rừng khoa học, mất định hướng nghiên cứu, loay hoay
với những đề tài mang tính “me too” (bắt chước người khác một cách máy móc),
không xứng với luận án tiến sĩ.
Thứ hai là mô hình và thời gian đào tạo. Đại đa số các chương
trình đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài là theo “mô hình tập trung”, nghiên cứu
sinh phải dành toàn thời gian cho nghiên cứu tại một trung tâm khoa học.
Nhưng ở Việt
Thời gian đào tạo một tiến sĩ thường tốn khoảng bốn năm. Ở Úc,
nếu học bán thời gian (số này rất ít) phải tốn từ 5 – 6 năm. Thế nhưng ở Việt
(Theo Sài Gòn tiếp thị) NGUYỄN VĂN TUẤN
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét