Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013


 17:03

 Tăng giá xăng chặn đứng kích cầu, tăng hàng tồn kho

  xăng dầu tăng mạnh khiến cho sức ép tăng giá các mặt hàng khác. Người dân và DN lại tiếp tục tìm đủ cách để cắt giảm, tiết kiệm để đối phó.
 DN lo giá dồn giá
Việc tăng giá xăng trong thời điểm này chắc chắn sẽ tác động đến chi phí đầu vào của các DN. Việc chọn thời điểm CPI vừa tăng trưởng âm và dự báo trong tháng 4 cũng không thể tăng cao để điều chỉnh giá xăng dầu sẽ ít có tác động đến mặt bằng giá. Hơn nữa, tưng trong lúc nhu cầu thị trường yếu, tiêu thụ hàng hóa chậm thì DN khó có thể đẩy giá hàng hóa lên cao. Với giá hiện tại còn khó bán, tăng cao lại càng khó khăn hơn. Vì vậy phải cân nhắc và tác động lên mặt bằng gía không quá lớn.
Theo ông Nguyễn Văn Thanh, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, từ đầu năm 2013 giá cước vận tải đã tăng 1 lần do các DN phải nộp phí bảo trì đường bộ. Nay xăng dầu tăng giá khó tránh khỏi giá cước vận tải tăng.
Tuy nhiên nói như vậy cũng không phải là giá cước tăng ngay được. Sẽ còn một thời gian thăm dò thị trường, khách hàng cũng như các đối thủ cạnh tranh mới có thể đưa ra quyết định có tăng giá cước hay không và tăng bao nhiêu. Trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, nếu tự ý tăng giá rất dễ mất khách và như vậy có khi lại thiệt hại lớn hơn.
 giá xăng, tăng, dân, doanh nghiệp, bất ngờ, xăng dầu tăng giá, DN khó khăn, lạm phát, lãi suất, thiếu điện, thép ngừng sản xuất, thua lỗ.
Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, cán thép tiêu thụ dầu FO là chủ yếu, nên mỗi khi điều chỉnh giá dầu, đầu vào sẽ tăng mạnh.
Hiệp hội Thép tính toán, để sản xuất ra một tấn thép, doanh nghiệp mất khoảng 40 kg dầu FO. Vậy với mỗi mức tăng 807/kg dầu, chi phí đội lên khoảng 30.000 đồng/tấn. Mỗi năm ngành thép sản xuất khoảng 5,5 triệu tấn. Với mức tăng 30.000 đồng tăng thêm/ tấn, ngành thép sẽ bị tăng chi phí sản xuất lên tới 165 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, gá cước vận tải chắc chắn sẽ điều chỉnh theo, khiến chi phí vận tải cũng leo thang. Trong bối cảnh thép phế, phôi thép phải nhập khẩu nhiều thì việc xăng dầu tăng thì chi phí vận tải từ cảng về các nhà máy cũng phải tăng. Tiếp đó là vận chuyển thép thành phẩm đến các địa điểm tiêu thụ cũng tăng, trong khi giá thép bán ra không thể tăng bởi tiêu thụ chậm thì ngành thép sẽ lỗ nặng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết điện mùa khô đang thiếu và dự tính sẽ phải dùng dầu FO để phát điện khoảng 1,57 tỷ Kwh. Khi giá dầu chưa tăng, EVN đã tính sẽ lỗ khoảng 6.000-7.000 tỷ đồng và bóng gió về việc tăng giá điện để bù lỗ. Nay mỗi kg dầu lại tăng thêm 807 đồng thì thua lỗ càng cao và điện khó tránh khỏi tăng giá.
Điện tăng giá sẽ tác động mạnh đến đầu vào của tất cả các ngành sản xuất làm cho chi phí đầu vào tăng khiến giá cả tăng. Đây chính là điều mà nhiều người lo lắng nhất.
Cạn kiệt sức mua?
Ông Vũ Vinh Phú cho biết, ba tháng đầu năm sức mua quá yếu, mức lưu chuyển hàng hóa chỉ tăng 1% mà bình thường vào thời điểm cùng kỳ những năm trước phải tăng từ 8 – 10%. 
“Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn đình lạm. Người dân đều dồn tiền vào mua sữa cho con, đổ xăng xe, các mặt hàng thiết yếu sẽ bị được người dân cắt giảm dần đi để cân bằng cuộc sống. Theo đó sức mua kiệt quệ sẽ càng dồn doanh nghiệp vào thế khó chồng khó”, ông Phú nói.
Ông Nguyễn Trần Khởi, Giám đốc Công ty Taxi Hà Đông cho biết, hiện công ty vẫn giữ nguyên giá cước và chấp nhận bù lỗ. Sau này mới tính đến chuyện tăng giá cước, mà giá cước có tăng cũng chỉ thêm 500 đồng/km.
Theo ông Khởi, “không thể tăng giá cao vì thời gian này kinh tế khó khăn, lượng khách hàng sử dụng taxi đã giảm mạnh khoảng 30%-40%. Với giá cước hiện tại còn thiếu khách thì tăng giá chắc chắn sẽ ít khách đi hơn. Không tăng giá thì DN thua lỗ, tăng giá thì không có khách, kiểu nào cũng "chết".
Ông Phùng Văn Chính, Giám đốc một công ty sản xuất vật liệu xây dựng nói: “Giá xăng tăng kiểu này chẳng khác nào bít luôn đường sống của doanh nghiệp”.
Ông Chính cho biết, bất động sản đóng băng bao lâu nay chưa hồi phhục, thị trường vật liệu xây dựng hơn một năm qua cũng ốm theo. Mỗi lần tăng giá xăng là hàng loạt các nguyên liệu đầu vào có thể tăng trong khi giá thành đầu ra hầu như không tăng thêm đồng nào. Mà không tăng giá đầu ra, doanh nghiệp chỉ còn biết “buộc bụng” gồng mình gánh lỗ.
Theo nhiều doanh nghiệp, họ chưa kịp vui khi các chính sách đã trở nên mềm mỏng hơn đói với doanh nghiệp thì xăng tăng giá bất ngờ cũng đồng nghĩa đẩy họ lún sâu vào khó khăn. Mục tiêu giảm giá hàng hóa, kích cầu tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho coi như bị chặn đứng.
Doanh nghiệp tiếp tục đương đầu với khó khó khăn. Khó vẫn hoàn khó!.
(TuanVietNamnet) Trần Thủy - Bảo Hân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét