21:15
Trung Quốc
"ngày càng coi thường láng giềng"
(NLĐO) - Sức mạnh
đang lên của Trung Quốc khiến nước này không hề do dự khi gây xích mích với
các nước láng giềng, theo một nghiên cứu do chính phủ Nhật tài trợ được công
bố hôm 29-3.
Báo
cáo Chiến lược Đông Á 2013 do Viện Nghiên cứu quốc phòng Nhật Bản (NIDS) công
bố có đoạn: “Trung Quốc, trên cơ sở sức mạnh quốc gia đang gia tăng và tiến
bộ quân sự, ngày càng có các hành động gây xích mích với các nước láng giềng
mà không hề e dè”.
Theo
báo cáo được Bộ Quốc phòng Nhật tài trợ soạn thảo này, quan hệ giữa Bắc Kinh
và Tokyo xấu đi kể từ tháng 9-2012 khi Nhật quốc hữu hóa một phần quần đảo
Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông. Tuy nhiên, báo cáo cho rằng thực ra Trung
Quốc đã chuẩn bị cho việc đòi chủ quyền Senkaku từ lâu. Cụ thể, ngay từ
tháng 1-2012, Trung Quốc đã phân loại quần đảo này là “lợi ích cốt
lõi”, xếp ngang với Tây Tạng và Đài Loan về khía cạnh không bao giờ nhượng bộ.
Tàu Nhật Bản và Trung Quốc thường xuyên kè sát nhau gần Senkaku. Ảnh: AP
“Các
hành động mà Trung Quốc thực hiện sau đó cho thấy rõ ràng họ đã lên kế hoạch
tỉ mỉ các biện pháp thúc đẩy yêu sách chủ quyền tại quần đảo Senkaku. Trung
Quốc sử dụng cùng cách tiếp cận như tại biển Đông và không hề do dự trong
việc va chạm với láng giềng” - báo cáo viết.
Cũng
theo báo cáo, không chỉ có quan hệ Trung - Nhật trở nên phức tạp mà cả Nga,
một đối tác chiến lược theo vẻ bề ngoài, cũng không yên tâm trước sự trỗi dậy
của Bắc Kinh. Dù tân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chọn Nga là điểm đến
trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên, “quan hệ đối tác chiến lược Nga -
Trung phức tạp hơn nhiều so với vẻ bề ngoài”, theo báo cáo.
“Quan
hệ bình đẳng khó mà duy trì khi GDP của Trung Quốc gấp bốn lần Nga. Điều này
khiến Moscow chống đỡ bằng cách nghiêng về quan hệ vốn cũng sóng
gió với Nhật. Tại các hội nghị thượng đỉnh và cấp ngoại trưởng song phương
gần đây, Nga đã kiên trì yêu cầu Tokyo hợp tác trong lĩnh vực an ninh, đặc
biệt là an ninh hàng hải” - báo cáo viết.
Báo
cáo nói thêm: “Nhận thấy hoạt động hàng hải của Trung Quốc sẽ bành trướng lên
phía bắc trong tương lai gần là yếu tố khiến Nga muốn bắt tay hợp tác với
Nhật và Mỹ”.
Quan
hệ không cân xứng giữa Trung Quốc và Ấn Độ cũng được đề cập. Theo đánh giá
của NIDS, hoạt động hàng hải là lĩnh vực duy nhất mà Ấn Độ còn nhỉnh hơn
Trung Quốc. Do đó,
Hải Ngọc (Theo PTI,
Nước Đức không lớn nhưng khi chủ nghĩa dân tộc cực đoan
nổi lên với thủ lĩnh Hít le thế giới đã phải chịu một thảm họa khủng khiếp.
Điều gì sẽ xảy ra một khi Trung Quốc – một nước lớn nhất nhì thế giới, chủ
nghĩa dân tộc cực đoan nổi lên? Có thể chẳng ai có thể hình dung ra thảm họa
đó nếu nó xảy ra!
Thương
Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét