15:05
Tổ chức Theo dõi nhân quyền HRW
Cách nhìn lỗi
thời, sai lệch
QĐND - Ngày
31-1, Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW) có trụ sở tại New York đã công bố bản
báo cáo tình hình thế giới dày 660 trang, trong đó phần báo cáo về Việt Nam
dài 8 trang.
Một lần nữa, phần nội dung chính trong 8
trang liên quan đến Việt Nam này lại là kết quả của cách nhìn méo mó, thiên
kiến và đơn giản là sự sắp xếp, tập hợp những thông tin cắt xén, bịa đặt của
các tác giả báo cáo HRW.
Với ngôn từ như trong những bản cáo trạng,
các tác giả báo cáo của HRW cao giọng: “Chính phủ Việt Nam đàn áp một cách có
hệ thống các quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn hòa và trấn áp
những người lên tiếng chất vấn chính sách nhà nước, vạch trần quan chức tham
nhũng hoặc kêu gọi thay đổi chế độ độc đảng bằng các giải pháp dân chủ. Công
an sách nhiễu, đe dọa các nhà hoạt động và người thân của họ. Nhà cầm quyền
tùy tiện bắt bớ các nhà hoạt động, giam giữ biệt lập trong thời gian dài,
không cho họ gặp gỡ gia đình hoặc tiếp cận với các nguồn trợ giúp pháp lý,
tra tấn và truy tố họ ra trước các tòa án bị chính trị tác động, áp đặt các
mức án tù thật nặng với các tội danh mơ hồ về xâm phạm an ninh quốc gia”!
Đây quả thật là đỉnh cao óc tưởng tượng
lệch lạc của những người viết báo cáo HRW!
Gần như ngay lập tức, những người có lương
tri, hiểu lẽ phải đã có những ý kiến phản hồi, cho thấy tính không chính xác
trong những điều mà báo cáo của HRW nêu ra liên quan đến ViệtNam.
Trang BBC tiếng Việt thứ sáu, ngày 1-2 đưa
tin một số nhà nghiên cứu về Việt
Trang này dẫn lời ông Ben Kerkvliet, một
học giả nổi tiếng từ Đại học Quốc gia Australia, khẳng định rằng những nhận
định của HRW không giống tư liệu ông thu thập được ở Việt Nam: “Nhiều nhà chỉ
trích không bị đàn áp, nhiều cuộc biểu tình diễn ra mà không bị công an can
thiệp”; “Công nhân, nông dân thường xuyên biểu tình chống tham nhũng, điều
kiện làm việc, thu hồi đất… mà không bị sách nhiễu, đánh đập, tạm giữ, bắt
giữ hay vào tù”.
Tiến sĩ Thomas Jandl từ Đại học Hoa Kỳ cho
rằng, ở Việt Nam, phê phán chính sách thông qua các tổ chức phi chính phủ là
điều được cho phép. Lẽ dĩ nhiên, những phê phán đó phải mang tính xây dựng,
không làm tổn hại đến lợi ích của quốc gia.
Mặc dù cố tình bóp méo trên hầu hết các nội
dung về quyền con người ở Việt Nam nhưng các tác giả bản báo cáo của HRW cũng
không thể chối bỏ nổi một thực tế hiển nhiên là quyền tự do ngôn luận ở Việt
Nam đã được tôn trọng khi phải thừa nhận ngay trong báo cáo rằng: “Quyền ngôn
luận cá nhân, báo chí công và thậm chí ngôn luận chính trị ở Việt Nam có
những dấu hiệu cho thấy được tự do hơn”.
Báo cáo HRW phải dẫn ra một ví dụ về ý kiến
thẳng thắn được đưa ra trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam họp hồi tháng 11-2012
để thừa nhận điều này, dù cố vớt vát bằng một câu quy chụp khá vô duyên và
không có cơ sở rằng “vẫn tồn tại làn sóng ngầm của bàn tay đàn áp có chủ
trương nhằm vào những người có phát ngôn đi quá giới hạn”!
Mang danh một báo cáo về nhân quyền, thế
nhưng báo cáo của HRW lại có những chi tiết cứ như báo cáo của cơ quan cảnh
sát, rằng “sau hàng loạt vụ bắt giữ các quan chức doanh nghiệp nhà nước và
các đại gia nhiều vây cánh” (thực tế, những người này vi phạm pháp luật Việt
Nam và bị bắt), rồi suy diễn ra một cách rất hồ đồ rằng (ở Việt Nam), các
“phe phái” đang “tranh nhau giành quyền kiểm soát bộ máy kinh tế chính trị,
dẫn đến một cuộc tranh giành quyền lực hiện vẫn đang tiếp diễn”!
Thật là nực cười cho đầu óc tưởng tượng của
các vị “tác giả” báo cáo HRW!
Liên quan đến vấn đề tôn giáo ở Việt Nam,
báo cáo HRW, như thường lệ, vẫn bóp méo thực tế, đưa ra đánh giá bịa đặt
rằng: “Chính quyền hạn chế tự do tôn giáo bằng các quy định pháp luật, quy
định đăng ký hoạt động, đồng thời sách nhiễu và đe dọa các nhóm tôn giáo
không được công nhận…”.
Phụ họa cho luận điệu sai trái này, ra vẻ
bám sát thực tế, báo cáo HRW dẫn ra một số trường hợp, trong đó có vụ án
“hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” ở tỉnh Phú Yên, như sau: “Trong
tháng Hai và tháng Ba (năm 2012-TG), Công an tỉnh Phú Yên bắt giữ ít nhất 18
thành viên của một chi phái tín ngưỡng có gốc Phật giáo, tự đặt tên là Hội
đồng Công luật Công án Bia Sơn”.
Hỡi ôi! Có cái gọi là “chi phái tín ngưỡng”
nào lại dự kiến hành động lật đổ chính quyền (để thành lập nhà nước Đại Nam
Kinh), rồi lập ra cả một bộ máy chính quyền trung ương, có cả quốc kỳ, quốc
ca, thủ đô, thậm chí sắc phong cho 72 tướng lĩnh!
Chính sách tự do tôn giáo ở Việt
Không giới hạn ở quan điểm chủ trương, tự
do và phát triển tôn giáo đã được cụ thể hóa trên thực tế. Hiện cả nước Việt
Nam có 12 tôn giáo với trên 22 triệu tín đồ, 80 nghìn chức sắc tôn giáo, nhà
tu hành, 32 tổ chức và trên 25.000 nơi thờ tự. Việc xây dựng mới, tôn tạo, tu
bổ nơi thờ tự được tạo điều kiện thuận lợi diễn ra khắp nơi trên đất nước.
Các dịp lễ trọng, sinh hoạt tôn giáo trở thành ngày hội chung của toàn dân,
lôi kéo hàng vạn người tham gia…
Chính sách tự do tôn giáo của Việt
Những thực tế hiển nhiên đó bác bỏ mạnh mẽ
những luận điệu xằng bậy về tôn giáo ở ViệtNam trong báo cáo của HRW!
Một trong những nội dung chính luôn lặp đi
lặp lại trong các báo cáo của HRW là tố cáo Việt Nam “đàn áp” các nhà hoạt
động nhân quyền và báo cáo lần này cũng không phải là ngoại lệ. Báo cáo đã cố
tình xuyên tạc hành động của các cá nhân, tổ chức có hoạt động vi phạm pháp
luật Việt
Nhưng có một thực tế khác mà báo cáo đã lờ
đi, đó là Việt
Trên tinh thần nhân đạo, mới đây Việt
Tất cả những lý lẽ cũng như dẫn chứng nêu
trên cho thấy Báo cáo tình hình thế giới 2013 của HRW, phần liên quan đến
Việt Nam, hoàn toàn không chính xác, là một sự xúc phạm nhân dân Việt Nam. Đó
là cách đánh giá lỗi thời, sai lệch và cần phải bị lên án.
(Theo QĐND) TƯỜNG MINH
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét