07:15
Chất lượng sữa Danlait chỉ ngang... bột mì !
Chỉ khi lực lượng QLTT vào cuộc thì mới lộ ra sản phẩm Danlait chỉ
được xác nhận là “thực phẩm bổ sung”, trong khi doanh nghiệp vẫn quảng bá là
sữa.
Theo ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm: “Sản
phẩm sữa bột phải đạt hàm lượng đạm từ 34% trở lên, dưới tiêu chuẩn này chỉ
là thực phẩm bổ sung”. Tuy nhiên, Cục An toàn thực phẩm lại không minh bạch
khi trong Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm cấp cho Danlait do ông Lê Văn
Giang, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm ký lại ghi “Thực phẩm bổ sung:
Sữa dê Danlait”. Một chuyên gia cấp phép nhìn nhận: “Chứng nhận như vậy đã
tạo cơ hội cho nhà nhập khẩu lợi dụng để quảng bá sữa, mà đáng ra phải ghi rõ
ràng “Thực phẩm bổ sung nhãn hiệu Danlait”.
Ông Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, cho rằng
sản phẩm sữa đạm thấp thì phải khẳng định đó là sữa kém chất lượng chứ không
phải là thực phẩm bổ sung. Cách chứng nhận cho sữa kém chất lượng trở thành
“thực phẩm bổ sung” chính là “giấy thông hành” cho sản phẩm kém chất lượng
lưu hành hợp pháp.
Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cho
hay với độ đạm từ 11-20%, sữa Danlait chỉ nhỉnh hơn bột ngô (từ 9-11%) và
ngang với bột mì (10-14%). Ông Vang nói: “Bỏ gần nửa triệu đồng mua loại thực
phẩm thông thường có độ đạm chỉ ngang với bột mì là quá đắt. Sữa trẻ em là
mặt hàng đặc biệt liên quan đến sức khỏe con người nên nhà nước đã ban hành
quy chuẩn riêng. Lợi dụng lòng tin của người tiêu dùng, làm sai lệch nhãn mác
để bán với giá đắt gấp 5 lần là vi phạm pháp luật. Với một thị trường bát
nháo như ở Việt
Ông Đáng còn cho rằng qua sự cố sữa “nghèo” đạm này cho thấy cái
đáng phê phán hơn nữa là sự yếu kém về năng lực của cơ quan quản lý, chỉ cấp
phép trên hồ sơ, giấy tờ mà hầu như không có kiểm soát thực chất bằng kiểm
nghiệm chất lượng. “Việc mập mờ giữa sữa kém chất lượng với các sản phẩm dành
cho trẻ nhỏ gây thiệt hại rất lớn cho người sử dụng. Tại nhiều quốc gia, một
số loại sữa chất lượng thấp thậm chí chỉ dùng cho chăn nuôi, phải chuyển đổi
mục đích sử dụng chứ không thể là thức ăn chủ yếu hằng ngày”, ông Đáng bức
xúc.
(Theo Thanh niên) L.Châu - T.Hằng
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét