09:09
Nhan nhản sữa nghèo đạm trên thị
trường:
Nhiều nhà sản
xuất sữa gian dối, lừa người tiêu dùng
Cơ quan chức năng đang thanh tra sữa nghèo độ đạm tại TPHCM.
Thông tin sữa trên thị trường lập lờ nghèo độ đạm đã khiến cho
người tiêu dùng đặc biệt quan tâm, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ.
Đến thời điểm này, các chuyên gia vẫn chưa
thống nhất được tỉ lệ độ đạm trong sữa công thức tại Việt
Công bố một đằng, chất lượng một nẻo Không phải khi 6.000 lon Danlait được phát hiện tại Hà Nội người tiêu dùng mới biết đến khái niệm sữa thiếu độ đạm và chất dinh dưỡng chỉ ngang với... bột mì. Trước đó, vấn đề ăn gian độ đạm trong sữa đã từng được Thanh tra Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh phát hiện và cảnh báo cho người tiêu dùng. Cụ thể, qua kiểm tra 4 cơ sở sản xuất sữa công thức là: Cơ sở Như Trang (quận Tân Bình), Hoàng Khang (huyện Bình Chánh), Tuấn Cường Phát (Bình Tân) và Đài Hoa (quận 6) có nhiều mẫu bột sữa hàm lượng đạm thấp hơn tiêu chuẩn công bố trên bao bì. Cụ thể, mẫu bột sữa Maylac của cơ sở Như Trang, hàm lượng đạm là 14,97%, công bố trên bao bì 34%. Bốn mẫu sữa của Cty Tuấn Cường Phát qua kiểm nghiệm có kết quả: Milk Power, hàm lượng đạm 7,37% (công bố 10%). Mẫu sữa bột bổ sung canxi và chất sắt Holland Gold có hàm lượng đạm thực tế 6,96% (công bố 20%). Hàm lượng đạm trong mẫu sữa bột dinh dưỡng Cách đây không lâu, tại khu vực Nam Bộ, đoàn thanh tra liên ngành tỉnh Tiền Giang đã kiểm tra kho sữa của Cty TT tại huyện Châu Thành, phát hiện hơn 1.000 hộp sữa Dinamilk với kết quả xét nghiệm cho thấy, lượng đạm trong lô sữa niêm phong chỉ đạt trên 8%, trong khi nhà sản xuất công bố trên nhãn là 26,99% đạm. Một số trường mẫu giáo tại huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) đã chọn loại sữa này cho học sinh sử dụng trong cả năm học qua và dự định ký tiếp hợp đồng trong năm học sau. Điều đáng nói, Cty này có trụ sở tại quận Tân Phú (TPHCM) và qua kiểm tra nơi sản xuất toàn bộ quy trình không đảm bảo tiêu chuẩn và Thanh tra Sở Y tế đã ra quyết định đình chỉ sản xuất đối với cơ sở này. Theo TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia - đạm có vai trò quan trọng trong việc phát triển của cơ thể. Đạm tham gia quá trình cấu tạo tế bào, cơ bắp, hệ thống miễn dịch và các hormone trong cơ thể. Các tế bào, cơ quan, tổ chức của cơ thể sống đều cần cung cấp độ đạm. “Tù mù” ngưỡng độ đạm Vậy, tỉ lệ độ đạm trong sản phẩm sữa bao nhiêu là đúng tiêu chuẩn? Theo các chuyên gia, tỉ lệ độ đạm trong 1kg sữa bột phải trên 30% mới đảm bảo đủ tiêu chuẩn dinh dưỡng. Cụ thể, theo PGS-TS Trần Đáng - nguyên Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế - sữa bột phải đảm bảo tỉ lệ đạm 34% trở lên, chất béo 26-42% mới đảm bảo tiêu chuẩn sữa cho trẻ em. Trên thực tế, sữa mẹ, trong những ngày đầu sau sinh có hàm lượng dinh dưỡng về độ đạm và dưỡng chất rất cao. Trong khi đó, qua khảo sát nhiều loại sữa công thức trên thị trường, hầu hết công bố trên nhãn mác với tỉ lệ độ đạm đều ở dưới ngưỡng 20%. Đối với nhóm trẻ 0-12 tháng tuổi, tỉ lệ đạm trong sữa theo tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) dao động 11-18%, nhóm trẻ tuổi lớn hơn tỉ lệ đạm yêu cầu cao hơn, như sữa công thức cho trẻ 12-36 tháng yêu cầu 18-34%. Vậy trẻ sử dụng sữa thiếu đạm sẽ ảnh hưởng như thế nào? BS Đỗ Thị Ngọc Diệp - Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM - cho biết: Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần 1,5 đến 2,5gr đạm/kg cân nặng/ngày; trẻ từ 1-3 tuổi cần 35 đến 44gr đạm/ngày; trẻ từ 4-6 tuổi cần 44 đến 55gr đạm/ngày và trẻ từ 7-10 tuổi cần 55 đến 64gr đạm/ngày. Sữa là thực phẩm chính của trẻ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi và nếu sữa không đảm bảo chất đạm khiến trẻ em còi cọc. Về nguyên tắc, đạm giúp xây dựng cấu trúc cho cơ thể như não, thần kinh, nội tiết tố, cơ, xương... Đối với trẻ, đạm rất quan trọng cho các tế bào hoạt động và phát triển. Võ Tuấn (Báo Lao Động)
Cơ
quan chức năng cần tăng cường tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân
từ chất lượng đến giá thành sữa. Hiện có nhiều cách nói nên người tiêu dùng
không biết đâu là sữa đạt tiêu chuẩn. Chẳng hạn theo BS Đỗ Thị Ngọc Diệp -
Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM giải thích như trên thì chỉ giới chuyên
môn mới hiểu được. Giả sử hộp sữa 1 kg (1000gram), độ đạm là 18%, như vậy 01
gram sữa chỉ có 0,018gr đạm tức là trẻ phải ăn 100 gr sữa mới đạt 1,8gr đạm.
Như vậy trẻ 4-6 tuổi cứ 3-4 ngày ăn 1 hộp sữa 1000 gr thì mới đủ dinh dưỡng.
Với giá thành sữa hiện nay thì người có thu nhập trung bình khó có đủ tiền
mua sữa cho con!
Về giá thành, có lẽ
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) đã bất lực trong việc kiểm soát. Các hãng sữa
muốn tăng lúc nào, tăng bao nhiêu là quyền của họ. Xin đề xuất, nếu không
quản lý được giá sữa thì Cục Quản lý giá cũng nên công khai thông tin giá
thành sữa nhập về của các loại sữa trên trang thông tin điện tử của Cục để
người dân biết và lựa chọn. Đừng để tình trạng như sữa dê Pháp của Cty Mạnh
Cầm (giá nhập 80.000 đ mà bán tới hơn 400.000,đ).
Thương Giang
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét