13:29
Không ai có thể phủ
nhận vai trò của Ðảng Cộng sản Việt
Sau khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm
1992 được công bố và kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân được triển khai,
cho đến nay, nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc mang tính xây dựng của nhân dân cả
nước được công bố trên hệ thống truyền thông. Tuy nhiên, nhân cơ hội này, qua
một số diễn đàn trên internet, blog và cơ quan truyền thông nước ngoài, một
số cá nhân lại đưa ra ý kiến thiếu khách quan, thiện chí. Bức xúc trước thực
tế đó, ngày 18-2 vừa qua, bạn đọc Trung Thành - hiện sống tại Mỹ, đã
gửi bài viết này tới Báo Nhân Dân. Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc.
Hơn 10 năm trước, vì lý do gia đình,
tôi tới định cư tại nước Mỹ. Tuy sống xa quê hương, nhưng tôi vẫn luôn coi
mình là người Việt
Dù sống xa Tổ quốc, nhưng tôi
vẫn thường xuyên cập nhật tình hình quê nhà, nên không lạ gì ý kiến mà họ đưa
ra, dưới hình thức này hoặc hình thức khác, đó vẫn là sự phủ nhận vai trò
lãnh đạo của ÐCS Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Có bài viết
làm ra vẻ khách quan với vỏ bọc "đóng góp ý kiến", "lời nói
tâm huyết", như: bài học của tất cả các quốc gia trên thế giới không
phân biệt chế độ chính trị, nếu nhân dân mất lòng tin vào chính quyền sẽ mất
tất cả; Ðảng có công lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc và
thống nhất đất nước, nhưng hiện nay "đã hết vai trò lịch sử" nên
cần phải "trao lại cái quyền đó cho nhân dân" (?!)... Họ còn lớn
tiếng hô hào đòi bỏ Ðiều 4 của Hiến pháp quy định ÐCS Việt Nam là lực lượng
lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Lợi dụng việc ÐCS Việt Nam công khai tự phê bình
và phê bình, kiên quyết đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng và các hiện
tượng tiêu cực khác, họ tìm mọi cách tô vẽ, thổi phồng những sai lầm, khuyết
điểm, gieo rắc hoài nghi, tâm lý bất mãn, bất bình trong nhân dân, với mục
đích gây mâu thuẫn, chia rẽ nhân dân với Ðảng. Núp dưới chiêu bài đấu tranh
cho "dân chủ", "tự do", "công bằng xã hội", họ
còn thành lập tổ chức trên internet để tập hợp, lôi kéo, phát triển lực lượng
để chống lại Ðảng và Nhà nước Việt Nam.
Từ một số viện dẫn, lập luận
trên, tôi thấy họ đã cố tình "đánh lận con đen". Họ không thấy
rằng, trong tất cả các nền dân chủ hiện đại bao giờ cũng có đảng chính trị
lãnh đạo, cầm quyền. Sự khác nhau chỉ là ở mục tiêu, phương thức lãnh đạo mà
thôi. Ở Mỹ, Ðảng Dân chủ và Ðảng Cộng hòa thay nhau lãnh đạo. Ở Cộng hòa liên
bang Ðức cũng như vậy, Ðảng dân chủ Thiên chúa và Ðảng dân chủ xã hội thay
nhau cầm quyền. Còn ở
Hiệu quả hoạt động của chính
quyền chính là thước đo hiệu quả sự lãnh đạo của Ðảng. Ðiều lệ ÐCS Việt Nam
khẳng định: "Ðảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào nhân
dân để xây dựng Ðảng; đoàn kết và lãnh đạo nhân dân tiến hành sự nghiệp cách
mạng. Ðảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống
ấy. Ðảng lãnh đạo, tôn trọng và phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc Việt
Lập luận của họ đưa ra có thể
làm phân tâm, gây hoài nghi đối với một số người còn thiếu thông tin, chưa
hiểu biết nhiều, còn với tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân, bản chất của vấn
đề vẫn luôn được nhận thức đúng đắn. Rốt cuộc, điều mà những người đang lớn
tiếng kia chỉ là muốn loại trừ vai trò lãnh đạo của ÐCS Việt Nam mà thôi, và
không cần phải phân tích những nội dung sai trái trong từng lập luận của họ
cũng thấy rõ ý kiến của họ là gì. Bởi vì, mọi người có thể thấy rõ tất cả
những lập luận trên chỉ là thứ tư duy chính trị dân chủ đa nguyên mà mấy chục
năm qua, các phần tử "hành nghề chống cộng cực đoan" sử dụng ở
ngoài nước, như ở nước Mỹ. Tôi biết quan niệm của ÐCS Việt Nam và Nhà nước
Việt Nam về dân chủ khác biệt về bản chất so với quan điểm của "các nhà
dân chủ", "người yêu nước" theo lập trường phương Tây. Dân chủ
của nhân dân Việt Nam là dân chủ XHCN, thuộc về nhân dân lao động, dưới sự
lãnh đạo của ÐCS Việt Nam - đại diện chân chính cho quyền lợi của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam. Hơn 80 năm qua, ÐCS Việt
Nam đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác,
nhưng trong Cương lĩnh của mình, Ðảng cũng khẳng định rõ, Ðảng không có lợi
ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân lao động và toàn xã hội. Thử hỏi nếu
không có ÐCS Việt Nam, những người đang lớn tiếng kêu gọi "bỏ Ðiều
4 ra khỏi Hiến pháp" đã trưởng thành từ đâu, được đào tạo dưới chế độ xã
hội nào, khi nói lên ý kiến như vậy, họ không thấy bứt rứt trong lương tâm
hay sao?
Dưới sự lãnh đạo của ÐCS Việt
Nam, sự nghiệp đổi mới đất nước hướng tới mục tiêu "dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh" đã giúp cho mọi người dân thuộc các thành
phần kinh tế đều được tạo điều kiện phát huy quyền làm chủ của mình thông qua
Nhà nước pháp quyền XHCN - nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cho nên hoàn
toàn không cần tới cơ chế "đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập".
Lý luận và thực tiễn đều bác bỏ những vu cáo, bịa đặt về vai trò lãnh đạo của
ÐCS Việt Nam, đồng thời cũng trực tiếp khẳng định các luận điệu tuyên truyền
"đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập" ở Việt Nam thực chất chỉ
nhằm thực hiện mục tiêu chính trị đen tối của các thế lực đang có tham vọng
đi ngược lại xu thế phát triển tất yếu của đất nước. Sự thật trước sau vẫn là
sự thật. Không ai có thể phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt
TRUNG THÀNH
Hoa Kỳ - ngày 18-2-2013 (Theo NDĐT) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét