Sự hồ đồ của ủy ban Bảo vệ
ký giả quốc tế
QĐND - Đánh giá của ủy ban
Bảo vệ ký giả quốc tế (CPJ) trong báo cáo hằng năm về tình hình tự do báo chí
toàn cầu công bố ngày 14-2 cho rằng, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia cầm tù
nhiều ký giả nhất trên thế giới. Đó là sự đánh giá vô căn cư, bởi những lý lẽ
mà ủy ban này đưa ra không thuyết phục và không đúng với tình hình
chính trị, kinh tế, văn hóa và phong tục tập quán của ViệtNam.
Theo CPJ, “các nhà báo bị bỏ tù tại Việt Nam chủ yếu vì bị cáo buộc tội
“chống phá nhà nước”, một trong những tội danh mà Việt Nam thường dùng để
trấn áp những tiếng nói chỉ trích chính phủ”. Chỉ qua đó thôi đã cho thấy,
thứ nhất, CPJ đã nhập nhèm “đánh lận con đen” giữa nhà báo với blogger. ở
Việt Nam,
nhà báo hành nghề được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp thẻ hành nghề,
còn blogger viết ý kiến cá nhân, họ không phải là nhà báo. Thứ hai, ở Việt Nam không có
nhà báo nào bị bỏ tù chỉ vì họ hành nghề báo chí như CPJ cáo buộc. Điều đó
nói lên rằng, CPJ đã vu khống. Thứ ba, một số blogger bị phạt tù vì họ vi
phạm pháp luật Việt Nam.
Khi tòa án xét xử, họ đều có luật sư bào chữa nhưng với những chứng cứ phạm
tội rõ ràng, họ phải cúi đầu nhận tội. Luật sư bào chữa của họ cũng phải thừa
nhận phiên tòa xét xử đúng người đúng tội. Việt Nam không thể bỏ tù bất
kỳ ai một cách vô cớ và không bỏ tù ai chỉ vì họ “nói lên những gì nhà nước
không thích”, như CPJ nhận xét.
Việt Nam
đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi hoạt động của xã hội
được quản lý và điều chỉnh theo luật pháp. Nhà nước Việt Nam là nhà nước của
nhân dân, không phải của riêng cá nhân nào mà lại nói “thích” hay “không
thích”. Nếu cứ hành xử một cách tùy tiện, thì còn gì là luật pháp nữa. ở
Việt Nam,
mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nếu vi phạm pháp luật đều bị xử phạt
theo quy định của luật pháp; pháp luật phải được thượng tôn, không ai đứng
ngoài pháp luật, đứng trên pháp luật. Trên thực tế, ở Việt Nam không có
phóng viên hay nhà báo nào bị bỏ tù mà chỉ có người vi phạm pháp luật bị xử
phạt theo quy định của luật pháp.
CPJ đánh giá về tự do báo chí ở Việt Nam
mà không nghiên cứu kỹ luật pháp Việt Nam, tự đưa ra các đánh giá
sai lệch. Thật đáng tiếc! Cần thấy rằng, nước nào cũng có hệ thống luật pháp
riêng, không thể đem luật pháp nước này áp dụng cho nước khác được. Luật pháp
mỗi nước tùy thuộc vào các yếu tố: Kinh tế, chính trị, văn hóa, phong tục tập
quán, trình độ của nhân dân… Bởi thế, ngay mỗi luật hay bộ luật của một nước
cũng có sự điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với sự phát triển của
tình hình thực tế mỗi nước trong mỗi giai đoạn.
Không dừng ở đó, CPJ lại còn khuyến nghị với các tổ chức như Liên minh
châu âu, với các thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp
quốc, các công ty Internet và các công ty công nghệ quốc tế...
phải đưa vấn đề tự do báo chí, tự do Internet làm điều kiện để đặt
quan hệ hợp tác với Việt Nam.
Đến đây, người ta thấy rõ mục đích, động cơ chính trị không trong sáng
của CPJ. Họ hành động đâu phải vì người dân Việt Nam. Sự đánh
giá sai lệch với động cơ không trong sáng chứng tỏ CPJ là tổ chức không đáng
tin cậy, cho dù có khoác cái tên rất hay: “ủy ban Bảo vệ ký giả quốc tế”.
(Theo Quân đội nhân dân) NGUYỄN VĂN
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét