09:30
Phí bảo trì đường bộ:
Cứ thu rồi sửa
Tại Hội nghị triển khai Nghị định 18/2012 của Chính phủ và Thông tư
197/2012/TT-BTC về thu phí bảo trì đường bộ ở TP.HCM sáng 19.12, Hiệp hội Vận
tải hàng hóa TP một lần nữa phản ánh các bất cập trong việc thực hiện chủ
trương này.
Tham dự hội nghị có đại diện Sở GTVT các tỉnh, thành từ Đà Nẵng
trở vào, cùng các hiệp hội vận tải (HHVT) và một số doanh nghiệp (DN). Thứ
trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết ngân sách nhà nước hằng năm chỉ
đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu bảo trì đường bộ (BTĐB). Đối với hệ thống
đường bộ do địa phương quản lý, tỷ lệ này chỉ đạt khoảng 20 - 30%. Đó là lý
do khiến hệ thống đường bộ xuống cấp nhanh chóng. Giờ đã đến lúc phải thu phí
BTĐB vì càng để chậm đường càng xuống cấp.
Không nên chiếm dụng tiền
Ông Đinh Nam Dinh, Phó chủ tịch HHVT hàng hóa TP.HCM tiếp tục
phản ánh sự không đồng tình với việc Bộ Tài chính đã tách một xe tổ hợp đầu
kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc - loại xe phổ biến để vận chuyển hàng hóa hiện
nay thành 2 đối tượng chịu phí riêng. Ông cũng đề nghị phí BTĐB nên thu hằng
tháng theo thông lệ của VN đối với tất cả các loại thuế và phí. Nếu người nộp
thuế và phí có khó khăn thì được ân hạn. Quy định phải đóng trước phí BTĐB cả
năm là hình thức chiếm dụng tiền của người nộp phí. Ông cũng đề nghị cơ quan
thu phí nên mở tài khoản chung liên thông với tất cả các trạm đăng kiểm để
người nộp phí có thể nộp ở bất kỳ trạm đăng kiểm nào trên cả nước, không bắt
buộc phương tiện chỉ được vào nơi đăng kiểm của mình để nộp phí, gây phiền
hà. Đề nghị này ngay sau đó được ông Trịnh Ngọc Giao, Cục trưởng Cục Đăng
kiểm đồng ý sẽ áp dụng.
HHVT hàng hóa TP.HCM cũng kiến nghị không thu phí đối với ô tô
khi bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai, bị tịch thu, bị tai nạn tính theo
ngày. Không thu phí những xe do thiếu hàng hóa phải nghỉ; do thiên tai, đường
sá ngập lụt xe không lưu thông được phải ngừng để sửa chữa, bảo dưỡng. Một số
DN tiếp tục than phiền về tình trạng phí chồng phí khi lưu thông qua các trạm
thu phí của dự án BOT hoặc các trạm bán quyền thu phí.
Sẽ chỉnh sửa, bổ sung
Trước khi Thông tư số 197 được ban hành, HHVT hàng hóa TP.HCM đã
kiến nghị 3 phương án thu phí: thu qua xăng dầu, qua trạm thu phí và qua đầu
phương tiện, trong đó Hiệp hội đã phân tích rằng thu phí qua xăng dầu là ưu
việt nhất. Theo ông Đinh Nam Dinh, trước đây thu phí đường bộ qua xăng dầu đã
được áp dụng nhưng không hiểu vì sao lại không thu nữa và mấy năm gần đây phí
bảo vệ môi trường cũng được thu qua xăng dầu. Ông nói, thu phí qua xăng dầu
là công bằng, xe lưu thông nhiều thì đóng phí nhiều và ngược lại, xe không
lưu thông như xe làm đồ cổ, xe kỷ niệm để ở nhà trưng bày… thì không nộp phí.
Trả lời về việc vì sao không áp dụng hình thức thu phí BTĐB qua
xăng dầu, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết do hiện có 90% ô tô, mô tô
sử dụng xăng và gần 60% ô tô sử dụng dầu, do đó việc trả lại tiền nộp phí cho
các đối tượng không sử dụng đường bộ rất phức tạp và dễ nảy sinh tiêu cực.
Bên cạnh đó, giá cả xăng dầu biến động rất nhiều, việc đưa phí vào giá xăng
dầu thì cũng có nhiều bất cập. Ngoài ra, đưa phí vào giá xăng dầu là hòa vào
ngân sách, (tức là phí này không phải là ngân sách?-TG), việc trích ra sẽ
chậm cho việc sửa chữa đường bộ. Ông Trường nói: “Tất nhiên có những điều
chưa hợp lý… Sau 3, 6 tháng cho đến 1 năm thực hiện, căn cứ vào tình hình
thực tiễn nảy sinh ra vấn đề gì thì chúng tôi sẽ chỉnh sửa, bổ sung".
(Theo Thanh niên) Mai
Vọng
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét