09:00
Viettel đã 'vượt mặt' VNPT thế nào?
Tại Hội nghị Triển khai công tác năm 2013 của Bộ Thông tin – Truyền thông sáng 24/12 vừa qua, doanh thu năm 2012 của Tập đoàn VNPT đã được ông Phạm Long Trận, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT công bố đạt mức 130.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận thu về chỉ khoảng 8.000 tỷ.
Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn
Viettel cho biết doanh thu của Tập đoàn năm qua đạt 140.000 tỷ, tăng 18,5% so
với năm 2011. Lợi nhuận thu về đạt 27.000 tỷ, vượt kế hoạch đề ra tới 14%.
Như vậy sau 3 năm Viettel bám đuổi liên tục VNPT về doanh thu
trong các năm 2009, 2010, 2011 và vẫn phải chấp nhận đứng sau, năm 2012 đã
đánh dấu con số vượt 10.000 tỷ đồng của Tập đoàn Viễn thông Quân đội so với
“anh cả” ngành viễn thông VNPT.
Trong ba năm kể từ 2009, doanh thu của Viettel luôn bám đuổi
sát nút VNPT. Doanh thu năm 2011 của VNPT cũng chỉ còn hơn Viettel gần
4.000 tỷ đồng, khi VNPT đạt mức 120.800 tỉ đồng, tăng 18,6% so với năm
2010, còn của Viettel khoảng 117.000 tỉ đồng, tăng 24%. Mức tăng trưởng
doanh thu của năm 2011 so với 2010 cũng đã dự báo một cuộc “soán ngôi” về
doanh thu giữa 2 đại gia viễn thông sẽ là điều có thể trong năm 2012.
Cuộc rượt đuổi dài hơi
Kết thúc năm 2010, VNPT đã phải “thở phào” khi doanh nghiệp này
tuyên bố cán đích con số doanh thu khoảng 101.569 tỷ đồng. Con số này được
đánh giá là thành công lớn đối với VNPT khi mà “át chủ bài” của doanh nghiệp
này là dịch vụ di động luôn trong cảnh liên tục chạy đua khuyến mãi, giảm
cước. Trong khi VNPT cán đích con số doanh thu đạt trên 100.000 tỷ đồng thì
Viettel mới đạt doanh thu trên 90.000 tỷ đồng.
Đầu năm 2011, Viettel đặt mục tiêu sơ bộ sẽ đạt
doanh thu trong năm 2011 ở mức gần 110.000 tỷ đồng. Sau đó, Viettel đã đưa ra
kế hoạch tăng trưởng ở mức mạnh mẽ và đột phá hơn với chỉ tiêu doanh thu
khoảng 130.000 tỷ đồng. Trong khi đó, VNPT đưa ra mục tiêu doanh thu trong
năm 2011 khoảng trên 120.000 tỷ đồng. Sau khi thấy Viettel tăng chỉ tiêu,
VNPT cũng đã điều chỉnh mục tiêu doanh thu ban đầu trong năm 2011 từ 120.000
tỷ đồng lên 130.000 tỷ đồng, cho dù sau đó cả hai tập đoàn đều không đạt được
chỉ tiêu này.
Năm 2011 cũng đánh dấu sự “đuối sức” của VNPT khi tập đoàn này
phải “cố gồng” bằng cách tăng chỉ tiêu để không bị thua về doanh thu, nhưng
lợi nhuận đã chỉ còn bằng 50% Viettel khi chỉ đạt 10.000 tỷ đồng, trong khi
Viettel đạt mức 1 tỷ USD (hơn 20.000 tỷ đồng).
Số liệu doanh thu về cơ bản không phản ánh rõ được hiệu quả của
doanh nghiệp viễn thông như số liệu lợi nhuận, khi các nhà mạng luôn có những
cách tính số liệu doanh thu khác nhau, thậm chí gộp cả các “doanh số ảo” từ
khuyến mại, tặng thưởng cho thuê bao… Điều này cũng phần nào lý giải tại sao
dù doanh thu vẫn cao hơn Viettel trong những năm qua, nhưng lợi nhuận hàng
năm của VNPT đã thấp hơn Viettel từ năm 2010 và ngày càng thấp hơn.
Lợi nhuận VNPT liên tục đi xuống trong những năm vừa qua, từ mức
2009 đạt 13.500 tỷ đồng, năm 2010 giảm xuống còn 11.200 tỷ, 2011 chỉ còn
10.000 tỷ, và năm 2012 chỉ còn 8.500 tỷ. Trong khi đó, lợi nhuận Viettel vẫn
liên tục tăng trưởng từ năm 2009 đạt 10.000 tỷ, năm 2010 đạt 15.500 tỷ đồng,
năm 2011 đạt 20.000 tỷ và năm 2012 đạt 27.000 tỷ đồng, gấp 3 lần lợi nhuận
của VNPT.
Những con số ảo hình “chân vạc”
Đối với những người theo dõi sát lĩnh vực viễn thông, cuộc “soán
ngôi” này thực tế dường như đã diễn ra vào thời điểm kết thúc năm 2011, khi
nhà mạng Viettel Telecom có những dấu hiệu “lấn lướt” về thị phần và lợi
nhuận hơn so với số liệu của các nhà mạng VNPT cộng lại. Con số tổng 83 triệu
thuê bao di động của VNPT vào thời điểm cuối năm 2011 có vẻ vẫn lấn át với
57,79 triệu khách hàng di động của Viettel nhưng lợi nhuận của Viettel lại
lớn hơn.
Các nhà mạng di động hoàn toàn có thể nắm rõ thị phần của mình
và đối thủ thông qua các số liệu kết nối liên mạng của các thuê bao thực, cụ
thể là giữa Viettel và VNPT. Theo những nguồn tin từ nội bộ các nhà mạng, từ
cuối năm 2011 đến đầu 2012, các số liệu này cũng đã thể hiện sự vượt mặt của
Viettel so với VNPT.
Với danh nghĩa sở hữu hai nhà mạng lớn trong thế
chân vạc “tam đại gia”, VNPT luôn phải cố “lên gân” về số liệu thuê bao và
thị phần. Trong khi đó, Viettel rất khôn ngoan khi không hề muốn công bố các
số liệu thuê bao và thị phần “khủng” để tránh mang danh “doanh nghiệp viễn
thông chiếm thị phần khống chế”, kéo theo những quy định bất lợi từ chính
sách chống độc quyền của cơ quan quản lý.
Năm 2011 và 2012 đánh dấu những nỗ lực chuyển mình và tái cơ cấu
của Tập đoàn VNPT, giảm bớt những lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả. Nhưng
mạng lưới điện thoại cố định sụt giảm doanh thu mạnh vì điện thoại di động
phát triển mạnh, dịch vụ bưu chính vẫn phải bù lỗ, dịch vụ điện thoại thẻ
công cộng không hiệu quả cũng mới phải “khai tử”.
Thế “chân vạc” hay “tam đại gia” vốn được đề cập như bức tranh
về thị trường viễn thông di động Việt Nam trong những năm qua đã có những
thay đổi lớn trong năm 2012, khi một “chân vạc” đã cao lên và hơn cả chiều
dài của hai chiếc chân còn lại. Toàn cảnh thị trường viễn thông di động Việt
(Theo VietNamnet) Huy Phong
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét