23:31
Khắc khoải 2012
Dù bạn là ai, lạc
quan hay bi quan, dù bạn nhìn thế giới và đất nước từ góc độ nào, dù bạn
thích nói và quen nghe những tin tốt bị thổi phồng hơn là những tin xấu đích
thực, dù điều bạn nói có chính là điều bạn nghĩ hay không thì chắc chắn bạn
cũng không thể phủ nhận năm 2012 trôi qua với quá nhiều điểm tối.
Một vài điểm sáng
chuyển biến ở Myanmar, tiến bộ trong việc ngăn chặn đại dịch HIV, hoặc cuộc
vận lộn chống tan rã khối của khu vực đồng tiền chung Châu Âu…cũng không giảm
bớt gam màu ảm đạm của bức tranh toàn cảnh. Trong khi hầu hết các vấn
đề hệ trọng bậc nhất tồn đọng từ lâu của thế giới, chẳng những không được
giải quyết mà có vấn đề còn phát tác trầm trọng hơn, thì lại nẩy sinh những
đe doạ mới, dập tắt phũ phàng những hy vọng vốn đã mong manh khi bước vào năm
2012.
Người ta không thể
không tự hỏi: Phải chăng loài người vẫn đang tạo ra ngày tận thế của mình
bằng cách tiếp tục hành xử với nhau và hành xử với thiên nhiên một cách tệ
hại như hiện nay?
Bi kịch là ở chỗ
hầu như người ta biết những gì cần và phải làm, nhưng đã không làm hoặc không
thể làm những việc đó. Những mâu thuẫn và xung đột gay gắt, những định kiến,
kỳ thị, hằn thù, những thế lực đen tối, tham lam, tàn bạo vẫn đang đang áp
đảo lương tri lãnh mạnh, gây ra biết bao đau khổ cho con người trên thế
giới, trong mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng, bất chấp cố gắng lương thiện của một
bộ phận nhân loại. Các bài viết cuối năm của các phương tiện thông tin đại
chúng chỉ có thể kiểm đếm được một phần sự thực đó.
Những xung đột đủ
màu sắc quốc gia, sắc tộc, tôn giáo, chính trị… tiếp diễn ngày càng gay gắt,
đẫm máu hơn, những lò lửa cũ chưa kịp tắt, thì những lò lửa mới đã nhóm lên,
sẵn sàng bùng ra. Cuộc chạy đua vũ trang mới mà thế giới tiếp tục lao
vào, khỏi đầu từ những quốc gia nuôi tham vọng tranh bá đồ vương, kéo
theo cả những quốc gia nghèo, đang phải vật lộn với đói rét, tật bệnh.
Phân hoá giàu nghèo
tiếp tục diễn ra cấp tập trên thế giới, trong mỗi quốc gia và cộng đồng tiếp
tục đào sâu hố ngăn cách và sự thù hận giữa người và người. Đói khát, tật
bệnh vẫn hành hạ con người không chỉ ở Châu Phi kiệt quệ, mà nạn nhân thê
thảm nhất vẫn là trẻ em, người già, phụ nữ. Nạn bóc lột và tàn phá thiên
nhiên quy mô toàn cầu ngày càng tàn khốc, gây ra những thảm hoa thiên nhiên
khôn lường…
Năm 2012 các cuộc
bầu cử ở gần sáu chục quốc gia, trong 4/5 nước thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc và hầu hết các nước có sức mạnh kinh tế hàng đầu thế giới đã
đưa ra sân khấu chính trị những nhân vật mới có, cũ có với những tuyên
ngôn nhiều giọng điệu.
Đằng sau những lời
lẽ tốt đẹp, người ta thấy nhiều hứa hẹn hoa mỹ, khoa trương, những huyễn
tưởng, những mưu mô, thủ đoạn canh tranh với nhau và chèn ép tước đoạt kẻ
yếu. Còn sự tự tin và lòng chân thật thì ít hơn nhiều.
Không hiếm trường
hợp sự phát triển của một quốc gia này lại kéo theo nguy cơ đe doạ và thậm
chí có thể trở thành tai hoạ đối với những quốc gia khác. Trung Quốc là một
ví dụ. Người ta chưa kịp mừng 1/4 nhân loại ở đó đang dần thoát khỏi cơ cực
do những thành tựu kinh tế của họ thì đã canh cánh lo âu trước
hàng loạt căng thẳng về kinh tế, chính trị, quân sự, môi sinh, trước những
tranh chấp biển, đảo, đất liền, trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực
đoan do giới cầm quyền nước này tạo ra và dung dưỡng.
Hầu như mọi vấn nạn
của thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp đến Việt
(Theo VietNamnet) Bùi Đức Lại
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét