Vì sao hàng loạt cty con TKV nguy cơ
mất an toàn vốn?
Cập nhật lúc
10:35
Đối với TKV, mất an toàn về tài chính trước hết là
dấu hiệu ăn vào vốn.
Đó là nhận
định của TS Nguyễn Thành Sơn - nguyên Giám đốc BQL các dự án than Đồng bằng
sông Hồng - TKV khi đề cập đến tình trạng hàng loạt công ty con của Tập đoàn
Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) có dấu hiệu mất an toàn tài chính.
PV: - Báo cáo Kiểm toán Nhà nước gửi Quốc hội cho
thấy, năm 2019, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) đứng đầu danh sách
các tập đoàn, tổng công ty có công ty con có dấu hiệu mất an toàn tài chính.
Cụ thể, TKV có tới 24 đơn vị bị cảnh báo nguy cơ mất an toàn tài chính, chẳng
hạn: Công ty TNHH MTV Môi trường, Công ty cổ phần chế tạo máy, Công ty cổ
phần Than Mông Dương, Công ty cổ phần Than Hà Lầm, Công ty cổ phần Than Vàng
Danh...
Ông bình luận gì trước thực trạng này của TKV và có
thể lý giải vì sao hàng loạt đơn vị của TKV có dấu hiệu mất an toàn tài chính
như vậy?
TS Nguyễn
Thành Sơn: - Đối với TKV, “mất an toàn về tài chính” trước hết là dấu hiệu
“ăn vào vốn”.
Có 3 lý do:
Trước hết, lý do bao trùm là chất lượng công tác quản lý phát triển yếu kém.
Lý do thứ
hai, liên quan đến các đơn vị thành viên, là không có tái sản xuất giản đơn.
Việc này đồng nghĩa với sản xuất kinh doanh kém hiệu quả;
Lý do thứ
ba, liên quan đến tập đoàn, là không có tái sản xuất mở rộng. Việc này đồng
nghĩa với đầu tư kém hiệu quả.
TKV
có tới 24 đơn vị bị cảnh báo nguy cơ mất an toàn tài chính
PV: - Nhiều năm gắn bó tâm
huyết với ngành than, theo ông, TKV cần làm gì để cứu được các công ty con
làm ăn thua lỗ? Nguồn than đang cạn kiệt, công nhân nhiều... có phải là trở
ngại trên con đường "giải cứu" các công ty con làm ăn thua lỗ, có nguy
cơ mất an toàn tài chính? Nếu đúng như vậy thì TKV phải xử lý ra sao?
TS Nguyễn
Thành Sơn: - Để cứu các công ty thua lỗ, trước hết phải làm rõ nguyên nhân
nào đã dẫn đến tình trạng trên.
Theo tôi,
nguyên nhân của mọi nguyên nhân là con người. Tôi không bình luận về tiêu chí
“đức” vì nó chỉ là định tính, không có định lượng. Nhưng tiêu chí “tài” hay
trình độ chuyên môn hoàn toàn có thể định lượng. Khai khoáng là một ngành kỹ
thuật chuyên sâu, đòi hỏi cán bộ phải có kiến thức cơ bản. Bằng cấp của từng
cán bộ ở TKV rất nhiều (ít nhất là 3 bằng các loại), nhưng kiến thức hay
chuyên môn thì sao? Điều này đáng lo ngại, đặc biệt là đối với cấp chiến lược
của TKV.
PV: - Theo Đề án tái cơ cấu TKV đã được phê duyệt,
đến năm 2020, doanh nghiệp này phải thực hiện thoái toàn bộ vốn Nhà nước tại
một số công ty thành viên. Tuy nhiên, với thực trạng của TKV hiện nay, liệu
con đường cổ phần hóa của doanh nghiệp này đã hết gian nan?
TS Nguyễn
Thành Sơn: - Sẽ không đơn giản. Trước hết, với mô hình tổ chức quản lý như
của TKV hiện nay, việc thoái toàn bộ vốn Nhà nước đồng nghĩa với việc thoái
toàn bộ quyền điều hành của các viên chức, đặc biệt là các viên chức tập đoàn
của TKV. Các viên chức đã có được quyền điều hành nhờ cơ chế quen thuộc
(thường được gọi là “khổ A4”) sẽ tìm cách duy trì chiếc "ghế A4"
của mình.
Tuy nhiên,
nếu có quyết tâm thực sự, việc thoái vốn thực ra rất đơn giản.
Mô hình tổ
chức và điều lệ hoạt động của TKV hiện nay chưa thực sự tuân thủ đúng Luật
Doanh nghiệp, mà đang “lách luật” với lý do là mô hình đặc thù “doanh nghiệp
lớn của Nhà nước”.
Trên thực
tế, từ khi được thành lập đến nay, TKV được vận hành giống như Bộ Mỏ và Than
trước đây, tức là vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp, vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh.
Việc mập mờ
giữa hai chức năng này đã và đang kìm hãm sự phát triển sản xuất. Vì vậy, để
thoái vốn Nhà nước/cổ phần hóa, trước hết cần thực hiện việc quản lý Nhà nước
đối với TKV theo đúng Luật Doanh nghiệp.
Theo đó, tập
đoàn- công ty mẹ và các công ty con phải bình đẳng, hạch toán độc lập và cùng
cạnh tranh theo cơ chế thị trường. Cần bãi bỏ ngay những can thiệp của “mẹ”
và mọi hoạt động của các “con”, đặc biệt trong hạch toán/quyết toán kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh.
PV: - Cá nhân ông và nhiều chuyên gia đã từng khuyến
cáo không nên phát triển quá mức ngành than, Việt Nam nên tranh thủ nhập
khẩu, tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới để giải bài toán về
chi phí, đồng thời gìn giữ tài nguyên trong nước, bảo vệ môi trường.
Trong trường hợp như vậy, TKV sẽ phải thay đổi vấn
đề quản trị, hoạt động quản lý, khai thác than như thế nào cho phù hợp với
tình hình mới?
TS Nguyễn
Thành Sơn: - TKV sẽ không tự thay đổi vấn đề quản trị cho phù hợp với tình
hình mới. Vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến cái “quyền từ trên trời rơi xuống” của
mình, đó là sự độc quyền (tới 95%) trong khai thác than, nhưng lại không chịu
trách nhiệm gì về tái sản xuất (thăm dò để bổ sung trữ lượng) nguồn tài
nguyên này.
Tháng 2 vừa
qua, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 55 về Chiến lược phát triển ngành
năng lượng theo hướng xóa bỏ mọi độc quyền, thực hiện việc minh bạch và cạnh
tranh trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, việc quản lý ngành
than (liên quan tới TKV) phải được hoàn thiện theo hướng này. Vấn đề thay đổi
như thế nào ở đây là trách nhiệm của Bộ Công Thương.
(Theo Đất Việt) Thành Luân
|
Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét